Từ xăm mình đến kéo dài xương sọ: Lịch sử tập tục cải biến cơ th.ể

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Kể từ thuở sơ khai của nhân loại, con người đã bị nghệ thuật mê hoặc. Họ bắt đầu vẽ những hình thù phức tạp lên thành hang động, khắc những bức tượng nhỏ và ký hiệu từ đá và sừng hươu. Không lâu sau, họ chuyển nghệ thuật lên th.ân thể. Những tù trưởng, thầy tế và chiến binh quả cảm muốn nổi bật lên giữa đám đông, muốn thể hiện mình như thánh thần, siêu nhiên hay chỉ đơn giản là đặc biệt. Từ xăm mình đến tóc tai cầu kỳ, nghi lễ xăm sẹo và xỏ khuyên, cải biến cơ thể không có giới hạn nào ngoài giới hạn trí tưởng tượng của con người, và ngưỡng chịu đau của họ!

**Lưu ý: Bài viết chứa hình ảnh gây sợ hãi. Cân nhắc khi đọc. ;));))


Ngay cả những chiến binh Viking cũng cải biến cơ thể để nổi bật hơn. Ảnh: Fotokvadrat/Adobe Stock.

Ngay cả những chiến binh Viking cũng cải biến cơ thể để nổi bật hơn. Ảnh: Fotokvadrat/Adobe Stock.

Bức hoạ vẽ thủ lĩnh Tamati Waka Nene người Maori của Gottfried Lindauer, với hình xăm trên mặt, một truyền thống cải biến cơ thể của người Maori.

Bức hoạ vẽ thủ lĩnh Tamati Waka Nene người Maori của Gottfried Lindauer, với hình xăm trên mặt, một truyền thống cải biến cơ thể của người Maori.

Lịch sử cổ đại của tục cải biến cơ thể và xăm mình

Khi nhắc đến cải biến cơ thể (body modification), điều đầu tiên ta nghĩ tới chính là xăm mình. Nói dễ hiểu, thì xăm mình là việc tiêm sắc tố vào da. Bằng cách đâm vào những lớp da trên lặp đi lặp lại, người ta có thể vẽ lên d.a thịt theo đúng nghĩa đen, để lại những mảng nghệ thuật nhiều màu chi chít lên cơ thể. Hẳn nhiên, xăm mình là một trong những hình thức cải biến cơ thể cổ xưa nhất.

Từ “tattoo” (xăm mình) có nguồn gốc từ tiếng Samoan, trong đó tatau chỉ có nghĩa là “tấn công (da)”. Người Samoan xăm trên khuôn mặt và cả cơ thể. Và khi các nhà thám hiểm người châu Âu lần đầu chạm mặt họ, từ “tatto” đã trở nên phổ biến, như chính xu hướng xăm mình! Đối với người châu Âu, đó là một điều mới mẻ, và là một phần lịch sử mà họ đã mất từ lâu.

Xăm mình là một trong những tập tục có mặt sớm nhất trên thế giới. Ngày nay, những hình xăm cổ xưa nhất được biết đến đã được phát hiện trên Ötzi the Iceman, xác ướp được bảo quản tự nhiên của một người đàn ông từng sống khoảng năm 3350 TCN. Nhờ vào lớp băng bao lấy cơ thể, làn da được bảo quản nguyên vẹn đáng nể thể hiện những hình xăm giản dị trên xương chậu, mắt cá, xương sống và các khớp khác có vẻ như đã làm đau ông ta cả cuộc đời. Những hình xăm này, chỉ là những đường nét đơn giản, được xem là một hình thức châm cứu và giảm đau đầu tiên.

Nhưng không phải hình xăm nào cũng đều đơn giản như thế. Theo thời gian, các nền văn hoá tiên tiến đã thể hiện tính sáng tạo của mình theo nhiều cách khác nhau, tạo cảm hứng cho những hình xăm phức tạp, mang tính nghệ thuật và ấn tượng khó phai. Người Scythia nổi tiếng với tập tục xăm mình phức tạp. Một vài xác ướp bảo quản tốt từ vùng Alta của Siberia được khai quật và cho thấy những hình xăm đẹp mắt và hiện đại về các quái vật trong truyền thuyết và động vật đan xen khắp cơ thể. Đây rõ ràng là một hình thức cải biến cơ thể đầy đau đớn, chỉ dành cho những thành phần ưu tú và quyền lực của xã hội. Nhiều nền văn hoá khác trên thế giới cũng thực hiện tục xăm mình, từ người Ai Cập cổ đại, đến người Inuit, người Dayak, người Celt, người Bắc Âu, thổ dân châu Mỹ và nhiều tộc người khác.


Một số hình xăm được phát hiện trên Ötzi, một người đá 5300 năm tuổi được tìm thấy ở dãy Alps của Italy năm 1991.

Một số hình xăm được phát hiện trên Ötzi, một người đá 5300 năm tuổi được tìm thấy ở dãy Alps của Italy năm 1991.

Xăm sẹo: Trang trí cơ thể suốt đời

Xăm mình ngày nay không quá đau, và cũng sử dụng nhiều công cụ tinh vi. Nhưng thời xưa thì không như vậy. Xăm mình thời xưa là một quá trình đầy đau đớn. Các xã hội nguyên thuỷ dùng bất kỳ vật dụng sắc nhọn nào sẵn có, như gai, xương chim gãy, những chiếc đục mài sắc và thô. Mực xăm được làm từ bồ hóng và các thành phần tự nhiên khác dễ có được.

Phần còn lại là sự nhẫn nại và ngưỡng chịu đau cao. Trong số các bộ tộc ở Borneo, và trong các tộc người ở Polynesia, xăm mình là một quá trình cực kỳ tỉ mỉ có thể kéo dài hàng giờ liền, khiến người được xăm kiệt sức vì phải trải qua cơn đau dữ dội. Nhưng kết quả cuối cùng – một biểu tượng phức tạp của quyền lực, nam tính, phồn thực hay thậm chí là lòng quả cảm – rất đáng để thử sức.


Phụ nữ người Jie ở Uganda với hình xăm sẹo trên gương mặt.

Phụ nữ người Jie ở Uganda với hình xăm sẹo trên gương mặt.

Thế nhưng dù tục xăm mình thời cổ đại có đau đớn đến đâu, thì đó cũng là hình thức cải biến cơ thể ít đau đớn nhất. Nhiều tập tục còn ghê rợn hơn tồn tại khắp thế giới ở nhiều nền văn hoá. Chẳng hạn như, nhiều tộc người thực hiện tục xăm sẹo phức tạp với nhiều mục đích. Hiểu đơn giản, xăm sẹo là việc chủ ý cắt vào d.a thịt của một người nhiều kiểu hoa văn, nên khi vết thương lành, kết quả cuối cùng là những vết sẹo để lại vĩnh viễn trên da. Trên thế giới, tập tục này thường được thực hiện như một nghi lễ trưởng thành, theo đó thanh niên nam nữ phải trải qua thủ tục đau đớn này để trở nên hấp dẫn hơn và được coi là người đã trưởng thành trong xã hội đó.

Ví dụ, các bộ lạc sống ven sông Sepik ở Papua New Guinea đã thực hành hình thức xăm sẹo tàn bạo khắp cơ thể hàng thế hệ. Là một phần của nghi lễ trưởng thành, nam thanh niên được tô điểm bằng hàng trăm vết cắt nhỏ và đau đớn. Khi lành lại, chúng trông giống da cá sấu, do đó còn có tên là “xăm sẹo cá sấu”. Quá trình này cực kỳ đau đớn, và được thực hiện trên toàn bộ tấm lưng, mông và hai chân.

Nhiều bộ lạc ở châu Phi cũng xăm sẹo. Tập tục này thường được thực hiện để nâng tầm vẻ đẹp cá nhân vì nó được cho là hấp dẫn đối với người khác giới. Các bộ lạc khác cũng thực hiện tục xăm sẹo vì mục đích chữa bệnh, trong khi một số bộ lạc lại tin rằng sẹo là một loại tiền tệ ở thế giới bên kia.


Người Batonga ở Zambia nhổ bỏ toàn bộ răng cửa hàm trên như một dấu hiệu của vẻ đẹp.

Người Batonga ở Zambia nhổ bỏ toàn bộ răng cửa hàm trên như một dấu hiệu của vẻ đẹp.

Nhổ bỏ và mài sắc răng: Vẻ đẹp đau đớn và khắc nghiệt

Tuy nhiên, việc cố ý để lại sẹo trên d.a thịt vẫn chưa là hình thức cải biến cơ thể hà khắc nhất. Các nền văn hoá nguyên thuỷ ở vùng hẻo lánh của thế giới còn thực hiện những nghi thức tàn bạo và đau đớn hơn nhiều, thậm chí cho đến ngày nay. Một số tập tục chỉ độc nhất ở một vùng nhất định và rất hiếm khi được thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Ví dụ điển hình là tập tục nhổ bỏ răng, một hình thức hiếm gặp của cải biến cơ thể vì văn hoá. Nhiều bộ lạc trên khắp châu Phi, điển hình là bộ lạc Luo, thực hành tục nhổ bỏ 6 chiếc răng cửa hàm dưới còn chắc khoẻ. Đối với họ, đó là một dấu ấn của vẻ đẹp, một dấu hiệu đặc trưng, và là một “cách thức mớm thức ăn cho người bệnh dễ dàng hơn”. Rõ ràng tập tục này rất đau đớn.

Người Batonga ở Zambia cũng nhổ bỏ toàn bộ răng cửa hàm trên. Đối với phụ nữ, đây được coi là một dấu hiệu của vẻ đẹp. Tuy nhiên, tập tục ấy khiến cho họ có khuôn mặt bị biến dạng (nhổ bỏ răng thay đổi hình dáng gương mặt), không thể ăn một số loại thực phẩm và nói chuyện không rõ ràng.

Trái lại, các nền văn hoá khác không nhổ bỏ răng mà mài sắc chúng. Tập tục này được ghi nhận là một trong những hình thức cải biến cơ thể đau đớn nhất trong lịch sử. Nó khiến người sở hữu trông giống thú dữ hoặc quái vật, với mỗi chiếc răng đều được mài nhọn. Tập tục trên thường thấy ở tộc người Mantawai phía tây Sumatra, Indonesia. Bộ lạc này xem những chiếc răng mài nhọn là một dấu hiệu của vẻ đẹp, giúp họ có mối gắn kết chặt chẽ hơn với thế giới tự nhiên. Họ cũng thực hiện tục xăm toàn thân. Răng được mài bằng chiếc đục chuyên dụng, và không sử dụng chất gây tê trong quá trình mài răng.

Ở châu Phi, tộc người Herero thực hiện một truyền thống còn kinh dị hơn. Tại đây, thanh niên nam nữ sẽ bị nhổ bỏ 4 chiếc răng hàm dưới. Sau đó mài răng hàm trên thành hình “chữ V ngược”. Bộ lạc này tin rằng thiếu nữ không có vẻ ngoài này sẽ không thể có bạn tâm giao. Răng được mài là một dấu hiệu cao quý của vẻ đẹp, bất kể thủ tục này có đau đớn đến đâu.


Bức hoạ của Paul Kane vẽ một đứa bé người Chinooka trong quá trình làm dẹt đầu, và một người lớn về sau.

Bức hoạ của Paul Kane vẽ một đứa bé người Chinooka trong quá trình làm dẹt đầu, và một người lớn về sau.

Bí ẩn hộp sọ thon dài: Phải chăng là dấu hiệu của quyền lực?

Một trong những hình thức cải biến cơ thể cổ xưa nhất và kỳ dị nhất là cải dạng xương sọ. Nhiều nền văn minh cổ trên thế giới đã thực hiện tập tục ấy với nhiều mục đích khác nhau. Tập tục này đòi hỏi phải buộc chặt đầu của trẻ sơ sinh. Lúc trẻ còn ẵm ngửa, xương sọ vẫn còn “dễ uốn”, và có thể được tạo hình bằng áp lực. Khi xương tiếp tục phát triển và chắc khoẻ hơn, xương sọ vẫn thon dài và giữ dạng. Ban đầu, các nhà khảo cổ học rất bối rối khi khám phá ra nhiều loại đầu lâu thon dài như người ngoài hành tinh, nhưng sau đó câu trả lời đã được làm rõ.

Tục cải dạng này được thực hiện trên khắp thế giới. Người Chinook thổ dân châu Mỹ làm dẹt đầu trẻ sơ sinh bằng một bàn kẹp ván gỗ đặc biệt, một quá trình tạo nên hình dáng hộp sọ nhọn. Người Maya dùng thủ thuật tương tự, và xem xương sọ dài là một tín hiệu của vị thế xã hội ưu tú. Cho đến nay, phần lớn các ví dụ điển hình của tập tục này đều thuộc về nền văn hoá Paracas cổ của Peru, nơi xương sọ có thể kéo dài đến hơn 2 lần kích thước bình thường.

Điều thú vị là tập tục trên cũng tồn tại ở châu Âu. Bộ lạc German của Alemanni thực hiện tục buộc đầu, giống như người Burgundia, người Rugi và người Herules. Người ta cho rằng họ đã du nhập tập tục này từ người Hung, vì tại đây tập tục này phổ biến rộng khắp.

Trong một vài nền văn hoá ở châu Phi vả châu Á, có một hình thức cải biến cơ thể truyền thống rất kỳ quặc. Đó là phụ nữ phải đeo những chiếc vòng cổ nặng nề bằng đồng thau. Tập tục này được ghi nhận nhiều nhất ở người Kaya của Myanmar, Burma. Phụ nữ bắt đầu đeo vòng từ khi còn nhỏ, và dần dần đeo thêm vòng trong suốt cuộc đời. Không có gì lạ khi bắt gặp những người phụ nữ đeo hơn 20 chiếc vòng trên cổ. Điều này tạo nên ảo giác về một chiếc cổ thon dài, vốn không xảy ra trong đời thường.

Trên thực tế, đó không phải là chiếc cổ được kéo dài, mà là xương đòn và xương sườn trên bị biến dạng theo thời gian. Sự biến dạng này tạo nên ảo giác về một chiếc cổ dài bất thường. Vòng cổ thường được đeo suốt đời, hoặc nhiều năm cho đến khi không thể đeo được nữa. Chúng gây ra cảm giác khó chịu cực kỳ, ghê sợ và biến dạng cơ thể, nhưng lại là một truyền thống tích cực và được coi là một dấu hiệu của vẻ đẹp.


Phụ nữ người Karen ở Thái Lan, một tộc người nổi tiếng với những chiếc vòng cổ.

Phụ nữ người Karen ở Thái Lan, một tộc người nổi tiếng với những chiếc vòng cổ.

Truyền thống sống mãi với thời gian

Khi ta quay ngược về quá khứ, tại bất kỳ thời điểm nào, ta chắc chắn sẽ bắt gặp những hình thức cải biến cơ thể trên khắp thế giới. Lịch sử chứa đầy những tộc người khác nhau đến rồi lại đi, và truyền thống của họ rất đa dạng. Điều thú vị là họ chưa bao giờ tỏ ra khó chịu khi sửa đổi ngoại hình tự nhiên của mình bằng những phương pháp đau đớn và kinh dị.

Nguyên nhân họ làm thế cũng có rất nhiều. Một số người muốn nâng cấp vẻ đẹp hoặc phẩm chất của mình. Số khác thì muốn nổi bật lên giữa đám đông, hoặc tách biệt bản thân với kẻ thù. Song, nhiều người lại muốn phô trương vị thế ưu tú và quyền lực. Từ những hình vẽ vĩnh viễn trên da, đến những vết sẹo chi chít và hộp sọ thon dài, cơ thể con người dường như là một bức tranh vô tận để thoả mãn.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi tục cải biến cơ thể vẫn tồn tại qua nhiều kỷ nguyên. Những tập tục từng dành riêng cho tộc người Maori xa xôi, các bộ lạc nguyên thuỷ ở Papua New Guinea, hay các bộ lạc đa tộc ở châu Phi hoặc Bắc Mỹ giờ đây được mọi dân tộc trên thế giới chấp nhận và thực hành.

Trong thời đại ngày nay, người dân ở mọi độ tuổi chọn cải dạng hoặc trang trí cơ thể mình theo nhiều kiểu. Đó là một cách để nổi bật, thể hiện tính cách và cá tính, và để thăng hạng vẻ đẹp tự nhiên. Thế nên ngày nay việc một người xỏ khuyên, xăm mình và kéo dái tai là hoàn toàn bình thường. Đây chỉ là một vài hình thức cải biến cơ thể phổ biến nhất hiện nay.


Nghệ nhân xăm hình đang làm việc.

Nghệ nhân xăm hình đang làm việc.

Tập tục hà khắc trở nên phổ biến

Nhưng vẫn có những chỉnh sửa quá cực đoan, vượt qua cả những tập tục sơ khai của các bộ lạc cổ đại. Những hình thức cải biến cơ thể cực đoan phổ biến gồm có chẻ lưỡi, cắt và xỏ khuyên bộ phận sinh dục, xăm toàn thân, xăm đen, cấy ghép, xăm sẹo, xăm nhãn cầu, cải dạng và thậm chí là cắt cụt chi. Thời nay, khi mà mọi thứ đều được coi là bình thường và những điều cấm kỵ gần như không tồn tại, việc trở nên nổi bật và độc nhất là rất khó. Đó là lý do tại sao người ta vượt ra ngưỡng chịu đau và chịu đựng, dốc hết sức mình và dùng đến những hình thức cải biến cơ thể đau đớn và cực đoan này.

Trong suốt chiều dài lịch sử, cải biến cơ thể dưới hình thức này hay hình thức khác là một tập tục phổ biến. Đó là một phần của văn hoá nhân loại, tạo nên phần lớn hành vi tự nhiên. Giống như những kị sĩ người Scythia cổ đại đã xăm chi chít lên mình, hàng ngàn năm sau chúng ta cũng vậy. Người Picts cổ được cho là xăm nhiều nhất. Nhưng không có nhiều thay đổi sau hàng trăm năm: xăm mình vẫn là mốt thịnh hành. Nên dù phong cách của bạn là gì và bạn chọn kiểu cải biến cơ thể nào, bạn nên hiểu rằng mình không làm điều gì dị hợm. Vì nó đã tồn tại từ rất lâu rồi!


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Ancient Origins)
 
×
Quay lại
Top Bottom