- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.440
Các bạn hãy dùng tính năng search (Ctrl+F) để tìm từ khóa mình quan tâm nhé!
Ban tư vấn:
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư
Giảng viên Toán, Lý - ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Tp.HCM)
Ông Võ Phước Nguyện
P.Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động Thương binh & Xã hội Tp.HCM)
Ông Ngô Công Trường
Chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành Công ty Cô phần và Tư vấn Giáo dục VietBurning.
Thầy Dương Văn Bình
GV môn Vật Lý - Trung tâm Luyện thi đại học trực tuyến CPS Vietnam
Ông Trần Anh Tuấn
Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM.
Ông Nguyễn Thành Hiệp
Trưởng phòng Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM)
Bà Trần Thùy Tâm
Giám đốc Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng quản trị viên, Công ty Cổ phần Le&Associates(L&A)
Cô Nguyễn Lan Phương
GV môn Ngoại ngữ - Trung tâm Luyện thi đại học trực tuyến CPS Vietnam
Thầy Nguyễn Phúc Đức
GV môn Toán học - Trung tâm Luyện thi đại học trực tuyến CPS Vietnam
Thạc sỹ Trần Minh Trọng
Giám đốc Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Viện Ledman
Bà Hà Huệ Chi
Giám đốc Marketing Vietnamworks
Kỳ 1:
Câu 1:
Xin cho em biết tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông có thể làm được những công việc gì và làm ở đâu? (Dịu Hiền - Email: hienhienblue1990@yahoo.com)
Trả lời:
Tốt nghiệp ngành Điện Tử Viễn thông em có thể làm việc trong các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính và điện tử viễn thông, các doanh nghiệp ngành điện - điện tử và các hoạt động dịch vụ liên quan đến điện tử viễn thông. ()
Câu 2:
Em làm trắc nghiệm thường bị sai, và không chắc chắn sự lựa chọn của mình. Vậy thưa thầy có lời khuyên nào cho em làm bài tốt không ạ? (Thành Lộc - Email: vihsloc767@yahoo.com)
Trả lời:
Các bảng hỏi về trắc nghiệm nghền nghiệp được các nhà khoa học hình thành theo hệ thống, tuy nhiên khi thực hiện trả lời và được giải đáp, các nhóm nghề nghiệp phù hợp cụ thể với một người cũng chỉ có tính chất tương đối. để có kết quả phù hợp em cần kết hợp tự đánh giá bản thân theo 2 nội dung. - sở thích về ngành nghề, có mong muốn mình sẽ làm việc gì trong tương lai (vấn đề này có thể tham khảo người thân, bạn bè, người có kinh nghiệm...) - Khả năng giỏi về công việc nào (thông qua sinh hoạt hằng ngày và học tập em thấy mình nổi trội lĩnh vực nào như giao tiếp, văn chương, khả năng nghiên cứu...) (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 3:
Học lực của em chỉ đạt mức trung bình, gia đình em muốn em thi vào 1 trường thật có tiếng để sau này ra trường dễ xin việc làm, em không biết mình nên chọn ngành nào nữa, mong Ban tư vấn giúp em (Lê Thanh Nhàn - Email: nhanlethanh013@yahoo.com)
Trả lời:
Theo tôi thì không có trường nổi tiếng, quan trọng là em chọn được ngành học và trường phù hợp với năng lực, điều kiện và sở thích của chính mình. Với học lực trung bình em nên suy nghĩ thật kỹ để chọn ngành học được như mong muốn, theo tôi với ngành học mà em chọn nếu không học được đại học thì các trường cao đẳng, trung cấp cũng là điều kiện tốt để em học giỏi nghề và thành tài trong tương lai.(Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 4:
Xin cho em biết thông tin về nghành làm trong phòng thí nghiệm hóa, sinh.Trường nào đào tạo nghành này. Trường nào đào tạo tốt nhất (Tôn thấn minh tuấn - Email: minhtuan@yahoo.com)
Trả lời:
Việc làm trong phòng thí nghiệm hóa, sinh như ngành hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh... em có thể tìm hiểu những ngành học này tại trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đh Bách Khoa, Đh Công nghiệp, .... và nhiều trường đh khác có đào tạo nhóm ngành này. ()
Câu 5:
Xin chào Hội đồng tư vấn, em rất thích học tiếng Anh,nhưng em chưa hài lòng với cách học của mình, đặc biệt là kỹ năng nghe ấy! mong Hội đồng tư vấn giúp em có cách nghe tốt nhất, em cảm ơn. (Thanh Hoài - Email: thanhhoai@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Chào bạn Thanh Hoài! Bất cứ một ngoại ngữ nào người học cũng gặp khó khăn ở kỹ năng nghe. Để có được kỹ năng nghe tốt bạn nên thường xuyên đến các câu lạc bộ Anh ngữ, thường xuyên nghe các bài hát tiếng Anh - Bạn có thể nghe mọi lúc mọi nơi. Sau khi nghe xong, bạn nên lặp đi lặp lại các câu mà bạn đã nghe được trong bài hát đó. Với cách này hi vọng kỹ năng nghe của bạn sẽ tiến bộ hơn! (Cô Nguyễn Lan Phương) ()
Câu 6:
Để chọn ngành phù hợp có cần quan tâm đến tính cách không? Em nghĩ chỉ cần phù hợp với năng lực là đủ, cốt được đào tạo để vững tay nghề là tốt rồi, phải không ạ? (Vũ Thế Vịnh - Email: vinhbacurani@yahoo.com)
Trả lời:
Để chọn ngành nghề phù hợp cần quan tâm đến tính cách, tính cách là một phần của năng lực. Đúng như vậy khi học nghề nắm vững tay nghề, giỏi nghề chắc chắn sẽ thành công khi tham gia và thị trường lao động. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 7:
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, em băn khoăn không biết nên chọn nghề mà mình yêu thích hay nghề đang “nóng”, có thu nhập cao? (Diệu Linh - Email: dieulinh@gmail.com)
Trả lời:
Để chọn nghề nghiệp phù hợp phải căn cứ vào 04 vấn đề: sở thích, năng lực, điều kiện học, và xu hướng ngành nghề phát triển trong xã hội. Theo tôi sở thích là yếu tố quan trọng nhất để chọn nghề nghiệp phù hợp. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 8:
Em có năng khiếu vẽ nhưng lại thích khoa học tự nhiên, muốn đi dạy Toán, Lý, Hóa. Vậy em nên chọn ngành nào để học và thi ? (Phạm Duy Hải - Email: haiduy2009_1990@yahoo.com)
Trả lời:
Em muốn đi dạy Toán, Lý, Hóa thì nên học các trường đại học, cao đẳng sư phạm với các chuyên ngành sư phạm toán, lý, hóa. Năng khiếu vẽ cũng là một yếu tố thuận lợi để em trở thành nhà sư phạm giỏi. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 9:
Những năm gần đây nhóm ngành Khoa học cơ bản có rất ít thí sinh đăng ký và điểm chuẩn lại thấp, vậy khi ra trường khả năng việc làm của nhóm ngành này sẽ như thế nào? Có khả năng cạnh tranh với nhóm ngành công nghệ hay không? Xin tư vấn giúp em vì em đang có ý định thi ngành này. (Mỹ Xuân - Email: myxuan@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Vấn đề này đã được nhiều chuyên gia trả lời: Khoa học cơ bản có vai trò là nền tảng để phát triển các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật,... tạo điều kiện cơ bản để sáng tạo các sản phẩm mới và đảm bảo cho sự phát triển độc lập, bền vững.
Đào tạo khoa học cơ bản giúp sinh viên có nền tảng kiến thức khoa học vững vàng để có thể dễ dàng tiếp thu các công nghệ mới, có khả năng vận dụng giải quyết sáng tạo và có tính đột phá các vấn đề khoa học và thực tiễn đòi hỏi luôn biến động. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các ngành cơ bản có ít sự chọn lựa so với nhu cầu, đặc biệt là các em có năng lực học tập khá, giỏi do mong muốn sớm có nghề nghiệp rõ ràng ngay khi ra trường.
Những sinh viên có đam mê khoa học, nỗ lực học tập khá, giỏi thì triển vọng việc làm sau khi ra trường rất cao và đãi ngộ xứng đáng do hiệu quả đóng góp. Có nền tảng khoa học vững vàng, sinh viên có thuận lợi trong việc tiếp thu công nghệ, phân tích, lý giải và đề ra giải pháp cải tiến. Nhiều cơ hội để nâng cao trình độ sau đại học trong nước và quốc tế. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 10:
Học ngành Vật lý hạt nhân ra trường làm trong ngành nào? Thu nhập ra sao ở hiện tại và sau khi Nhà máy điện hạt nhân xây xong? Em có dự định thi vào ngành này vì đây là ngành mới rất cần nhân lực ở Việt Nam hiện nay. (Khánh Trung - Email: khanhtrung@yahoo.com)
Trả lời:
Ngành Vật lý Hạt Nhân hiện đang đào tạo theo 2 hướng cơ bản:
1. Vật lý lò phản ứng hạt nhân.
2. Hạt nhân ứng dụng. Ngành Vật lý hạt nhân có thể làm việc trong nhà máy điện hạt nhân, hoặc tại các cơ quan đang nghiên cứu về vật lý học, các trường đào tạo có chuyên ngành vật lý . Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ hạt nhân của nước ta đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là thiếu các nhà khoa học đầu đàn. Trong số 505 cán bộ này, chỉ có 62 tiến sĩ, độ tuổi trung bình là 50. Trong số 12 GS, PGS ngành này thì có tới 4 người tuổi 60-62, số còn lại cũng ở độ tuổi 50-55. Thu nhập tùy theo lĩnh vực và vị trí làm việc, đây là ngành có nhiều chính sách khuyến khích về tiền lương, đãi ngộ cao để thu hút được nhân lực. Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động đúng tiến độ năm 202, tuy nhiên hiện nay chủ trương của nhà nước đẩy mạnh tiến độ hoàn thành và có thể hoạt động vào năm 2015. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 11:
Năm nay em học lớp 12, cả 3 năm học cấp 3 em đều làm lớp trưởng và đều tham gia các công tác Đoàn của trường. Em thích làm lãnh đạo, vậy em nên học ngành gì để phù hợp với sở thích của em? (Nguyễn Phúc Nhân - Email: )
Trả lời:
Em thích làm lãnh đạo là một ước mơ chính đáng và em có thể thực hiện nó nếu em chọn nghành học nào mà em cảm thấy mình có sở trường nhất. Em không ngừng phấn đấu trong suốt quá trình để trang bị cho mình những hành trang tốt nhất, em có lợi thế đã tham gia các hoạt động phong trào khi còn đi học nhưng đó chỉ là những điều rất nhỏ mà thôi. Khi đó em sẽ có được điều em mong muốn. Chúc em sớm trở thành nhà lãnh đạo đích thực! (Thầy Dương Văn Bình) ()
Câu 12:
Mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành Cơ điện tử là gì? Cơ hội việc làm sau này là như thế nào? Gia đình em làm bên cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị tự động, điều khiển CNC, vậy sau khi học ngành này em có thể về làm tại gia đình được không ạ ? (Lê Thiên Trường - Email: )
Trả lời:
Học ngành Cơ điện tử sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về toán, khoa học máy tính, vật lý, vật liệu, kiến thức cơ sở về cơ khí, điện và điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điều khiển, tự động hóa, truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tự động cũng như các kiến thức về ngoại ngữ và quản lý xí nghiệp. Kỹ sư cơ điện tử có thể xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động; vận hành, sử dụng, bảo trì, thiết kế cải tiến các hệ thống sản xuất tự động… Có thể làm việc ở các nhà máy cơ khí, điện tử; các nhà máy sản xuất các chi tiết, dụng cụ chính xác, khuôn mẫu các loại hoặc các nhà máy có sử dụng thiết bị tự động hóa; các viện nghiên cứu và các trường ĐH… Xu hướng nhân lực của ngành Cơ điện tử trong những năm tới có nhu cầu nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên giỏi nghề. Nếu gia đình em đang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị tự động, điều khiển CNC, thì sau khi học ngành Cơ điện tử em có thể làm việc cho gia đình. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 13:
Xin cho biết thông tin về ngành Hải dương học và Khí tượng thủy văn? Ngành đó sẽ được học về cái gì, khi ra trường cơ hội việc làm có cao không? (Vũ Trung Kiên - Email: kientobe@yahoo.com)
Trả lời:
Hải dương học là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Học ngành này có thể làm việc trong các lĩnh vực giao thông, vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế - sinh thái và quản lý biển, thông tin khí tượng thủy văn... Ngành khí tượng thủy văn khi ra trường,sinh viên có thể công tác tại các viện nghiên cứu, trung tâm và các đài, trạm quốc gia của Tổng cục khí tượng thủy văn, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia... (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 14:
Ngành Khoa học vật liệu là ngành gì? Ra trường dễ có việc làm hay không? (Nguyễn Hiền - Email: )
Trả lời:
Ngành khoa học vật liệu là ngành chuyên nghiên cứu các kỹ thuật và công nghệ liên quan tới vật liệu đặc biệt là vật liệu mới. Trong ngành này có những ngành nhỏ như: Polyme, Silicat, ...Thế giới ngày càng phát triển công nghệ và kỹ thuật khiến cho nhu cầu tìm hiểu và phát minh ra các vật liệu mới là rất lớn ví dụ: vật liệu siêu nhẹ, vật liệu nano, vật liệu chiu được áp lực và nhiệt độ cao,... Cơ hội việc làm cho ngành này là rất lớn nếu bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm tốt trong ngành vật liệu. Và hơn nữa đây là một trong những ngành mới được đầu tư phát triển tại Việt Nam vì vậy nguồn cung lao động chất lượng cao trong ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường (Ông Ngô Công Trường ) ()
Câu 15:
Ngành Vật lý có những chuyên ngành gì? Học ngành Vật lý thì sau khi ra trường sẽ làm được nghề gì? (Duy Linh - Email: blueduylinh@yahoo.com.)
Trả lời:
Ngành này có các chuyên nghành sau: Vật lý lý thuyết, vật lý ứng dụng, vật lý điện tử, vật lý chất rắn, vật lý hạt nân, vật lý tin học... Tuy nhiên tùy chuyên nghành bạn chọn cũng như khả năng, kiến thức sau tốt nghiệp, bạn có thể làm việc ở các công ty điện tử, máy tính, các cơ sở y tế, các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học, xí nghiệp chế tạo vật liệu hoặc một số nhà máy điện, các trường đại học liên quan. (Thầy Dương Văn Bình) ()
Câu 16:
Em thì học Toán cũng thuộc loại nhất nhì trong lớp, nhưng khổ nỗi những bài toán khó thì em có thể làm được con toán dễ thi em làm hay có những sai số rất không đáng có! Làm thế nào để khắc phục nhược điểm này? Xin thầy bày cách ạ? Cám ơn thầy! (Nguyễn Trang Đài - Email: )
Trả lời:
Đây thực sự là một căn bệnh phổ biến hiện nay và ngày càng nhiều khi chúng ta chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm một số môn. Em cần xem lại cách học của mình. Thật thận trọng khi đọc giả thiết bài toán, trình bày đầy đủ các từ cơ bản đến nâng cao. " Đừng xem nhẹ những bài cơ bản vì đó là những viên gạch đầu tiên cho bạn xây một ngôi nhà đủ lớn" (Thầy Dương Văn Bình) ()
Câu 17:
Thưa thầy, em muốn hỏi làm cách nào để mình có thể nhìn được hướng giải một bài toán? Em chẳng bao giờ làm được một bài toán khó mà không được chỉ dẫn qua. Dù thuộc công thức nhưng em vẫn không biết phải bắt đầu làm như thế nào? Xin thầy hướng dẫn ạ. (Trần Thiện Thanh - Email: thienblue007@yahoo.com)
Trả lời:
Sau khi đọc đề em cần trả lời được 3 câu hỏi: 1. Em có gì? 2. Em muốn làm gì? 3. Em sẽ làm như thế nào? Có 3 hướng suy luận để tìm ra hướng giải quyết bài toán: 1. Đi từ giả thiết, phân tích,suy luận tìm đến kết luận (điều cần chứng minh). 2. Đi từ kết luận, phân tích, suy luận tìm đến giả thiết (những điều đề bài cho) 3. Đưa kết luận và giả thiết đến một kết luận trung gian Cuối cùng em hãy tự tin vào bản thân, học toán không khó nhưng em phải kiên trì. Chúc em thành công! (Thầy Nguyễn Phúc Đức) ()
Câu 18:
Thưa thầy, để học tốt môn Toán phải cần những yếu tố gì ạ? Em cám ơn thầy. (Vũ Thanh Tuyền - Email: )
Trả lời:
Học toán không khó nếu em kiên trì, nên để học tốt môn này em cần: 1. Nắm vững hệ thống lý thuyết 2. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán 3. Thường xuyên luyện tập một cách hoàn chỉnh, từ cơ bản đến nâng cao (nhớ đừng chủ quan bỏ qua các bài tập cơ bản nhé) 4. Hãy cố gắng tìm cho mình một niềm vui trong học toán. (Thầy Nguyễn Phúc Đức ) ()
Câu 19:
Em không tài nào nhớ nổi khi nào sử dụng tổ hợp khi nào chỉnh hợp! Em rất lúng túng khi đọc phải đề toán loại này! Xin thầy giúp em phân biệt được ạ? Em cám ơn thầy. (Văn Phúc - Email: phucpro21@yahoo.com)
Trả lời:
Các dạng toán về đại số tổ hợp ở phổ thông không khó. Nguyên nhân chính là vì em chưa thật sự nắm được sự khác biệt cơ bản giữa chỉnh hợp và tổ hợp (giữa sự phân biệt thứ tự và không phân biệt thứ tự). Khi gặp các dạng toán này em thường rối là do em chưa quen mà thôi. Hãy kiên trì luyện tập để khắc phục nhược điểm này em nhé. (Thầy Nguyễn Phúc Đức) ()
Câu 20:
Em cảm thấy việc học toán rất khó khăn và khô nữa. Thấy có cách nào giúp em hứng thú, đam mê học toán không? (Lê Minh Tâm - Email: )
Trả lời:
Toán học không "rất khó” và” khô" như em nghĩ đâu. Để lấy lại niềm đam mê học toán em hãy bắt đầu bằng những việc sau:
1.Toán học xuất phát từ những điều đơn giản, đôi khi em bỏ quên điều đó dần trở nên ngán ngẩm với môn Toán.
2.Thấy được vai trò quan trọng cuả toán học trong cuộc sống
3.Đọc các sách ứng dụng toán học vào cuộc sống
4.Đọc các tiểu sử của các nhà toán học (Thầy Nguyễn Phúc Đức)
()
Câu 21:
Em đang học lớp 12, để chuẩn bị cho kì thi sắp tới em đang rất lo về phương pháp học các công thức liên quan đến tích phân. Em rất mong thầy chỉ cho em cách nhớ dạng bài tập này? Cám ơn thầy nhiều ạ (Phượng Mai - Email: )
Trả lời:
Chào em! Em cần xem lại kiến thức về đạo hàm trước khi bắt đầu học tích phân, em phải tìm được mối liên hệ giữa đạo hàm và tích phân. Quan trọng là em phải phân loại được các dạng toán và luyện giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao thật nhiều. Không có con đường nào khác là bạn phải thươngf xuên luyện tập. Chúc em thành công! (Thầy Nguyễn Phúc Đức) ()
Câu 22:
Thầy ơi, làm sao có thể học tốt được dạng toán liên quan đến phương trình lượng giác? (Phạm Hoài Trân - Email: tranrubi2101@yahoo.com)
Trả lời:
Để học tốt về phương trình lượng giác, các em cần:
1. Nắm vững các định nghĩa, tính chất và các công thức lượng giác cũng như hoàn thiện kỹ năng biến đổi lượng giác
2. Phân biệt được các dạng lượng giác và cách giải tương ứng
3. Giải nhiều bài tập để rút kinh nghiệm và hãy lưu ý đặc biệt cách giải các phương trình đặc biệt nhé. (Thầy Nguyễn Phúc Đức)
()
Câu 23:
Năm nay em thi tốt nghiệp, nhưng em thấy mình hơi bị mất căn bản môn Toán, thầy có bí quyết nào giúp cho em lấy lại căn bản được không ạ? Em cám ơn thầy. (Tuyết Mi - Email: tuyetmi082@yahoo.com)
Trả lời:
Em biết mình hơi bị mất căn bản chứng tỏ rằng kiến thức về môn toán của em đã có một nền tảng, hơn ai hết em biết mình đang yếu ở nội dung nào. Cách khắc phục duy nhất là em hãy xem lại lý thuyết phần đó, làm những bài tập từ mức độ cơ bản đến nâng cao và hãy cố gắng hệ thống lại kiến thức cho mình một cách khoa học. (Thầy Nguyễn Phúc Đức) ()
Câu 24:
Em học khá tự nhiên. Em đang phân vân giữa nhóm ngành Kinh tế và Kĩ thuật. Học quản trị kinh doanh sợ khi ra trường khó xin việc còn kĩ thuật thì em thích điện tử. Em nên chọn ngành nào, trường nào thì cơ hội việc làm cao hơn? (Hữu Tài - Email: taitu@gmail.com)
Trả lời:
Em học tốt về tự nhiên thì đây là điều kiện thuận lợi để học tốt trong trong cả hai ngành kinh tế và kỹ thuật. Ngành nào cũng có nhu cầu về việc làm rất lớn tuy nhiên để lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng thì em phải có năng lực thật sự nổi bậc trong ngành mà em lựa chọn. (Ông Ngô Công Trường) ()
Câu 25:
Nếu sở thích của em liên quan đến thiên văn học, thì em có thể dự thi vào ngành nào? Khi ra truờng thì cơ hội việc làm sẽ như thế nào? (Cao Văn Liêm - Email: Liemvan@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Ngành thiên văn học là ngành đang phát triển tại Việt Nam. Người làm việc ngành thiên văn học hiện nay, đa số theo học từ các trường nước ngoài. Em muốn làm ngành thiên văn học, có thể theo học ngành vật lý thiên văn, vật lý địa cầu. Em có thể tìm hiểu về ngành vật lý thiên văn, vật lý địa cầu của đại học quốc gia Hà Nội, đại học Bách Khoa TPHCM. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 26:
Em muốn biết những kỹ năng cần thiết để có thể học tốt những ngành kỹ thuật. Ngoài những kiến thức ở trường phổ thông có cần phải thêm kỹ năng gì khác, có cần phải biết lập trình không? (Thành Duy - Email: thanhduy@yahoo.com)
Trả lời:
Những kỹ năng cần thiết để học tốt ngành kỹ thuật:
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy logic
Ngoài ra dân kỹ thuật phải có niềm đam mê lớn về kỹ thuật vì những kiến thức và kinh nghiệm trong ngành kỹ thuật không đến một sớm một chiều mà đến sau một quá trình tìm hiểu lâu dài, vì vậy không có đam mê lớn thì sẽ không có thành công trong ngành kỹ thuật.
Tại trường phổ thông chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để tiếp tục học tại trường Đại học. Tuy nhiên để thành công trong công việc cần phải trang bị nhiều những kỹ năng khác, ngoài các kiến thức được cung cấp trong trường Đại học (hay còn gọi là kỹ năng mềm). Các kỹ năng mềm cần thiết
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy logic
- Kỹ năng giao tiếp và trình bày
- Kỹ năng hội nhập
(Ông Ngô Công Trường) ()
Câu 27:
Em đang học đại học nhưng cảm thấy không hợp với ngành đang học và muốn thi lại trường khác. Tâm lý em hiện rất bối rối, lo lắng vì sợ thi không đậu. Em có nên thi lại ngành khác hay vẫn tiếp tục học ở trường cũ. Xin tư vấn giúp em ? (Lê Hải Đăng - Email: )
Trả lời:
Theo tôi việc chọn lại ngành học khác là vấn đề em cần phải suy nghĩ thật kỹ, đặt câu hỏi vì sao mình nhân thấy không phù hợp với ngành đang học như không thích, không học được, không phù hợp với năng lực... và nếu thực sự không phù hợp thì em cũng cần suy nghĩ thật kỹ là mình phù hợp với ngành nghề nào? em chú ý luôn luôn chọn ngành trước khi chọn trường. Vấn đề chọn lại ngành học khác cũng đem lại hữu ích khi em đã xác định quyết tâm không phù hợp với ngành đang học. Còn việc có trúng tuyển khi thi lại trường khác thì chính em phải tự xem xét năng lực thi của mình và quyết định. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 28:
Em là một người trầm tính. Em đang băn khoăn giữa ngành hải quan và công nghệ sinh học. Không biết hai ngành em có ý định thi có phù hợp với người như em và có dễ kiếm việc làm không? (Đăng Khôi - Email: khoideptrai19@yahoo.com)
Trả lời:
Trong quá trình chọn ngành nghề thì tính cách là một phần quan trọng, tuy nhiên trong hai ngành mà em đề cập thì việc trầm tính không có ảnh hưởng lớn lắm. Em nên tập trung vào chương trình đào tạo của hai ngành này để xem có phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân hay không. Về cơ hội việc làm của hai ngành này là ngang nhau, tuy nhiên nếu em đam mê nghiên cứu thì ngành công nghệ sinh học là một hướng tốt cho em. Đây là ngành được dự báo có nhu cầu cao về nguồn nhân lực và là ngành được tập trung ưu tiên phát triển của nhà nước. (Ông Ngô Công Trường) ()
Câu 29:
Chào Hội đồng tư vấn, quê em ở vùng cao, cụ thể là ở Lào Cai. Em không biết chọn ngành gì để phù hợp với miền quê của em. Mong muốn của em là sau này ra trường sẽ về Lào Cai làm việc để góp phần xây dựng cho quê hương mình phát triển hơn. Em cảm ơn. (Vân Anh - Email: anhtrailang@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Chào em! Anh rất ngưỡng mộ em vì tinh thần góp phần xây dựng quê hương của mình. Lào Cai là một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất cả nước, vì vậy Lào Cai có khả năng phát triển cả về công nghiệp và nông nghiệp. Em có thể lựa chọn bất cứ ngành nào phù hợp với đam mê và năng lực của mình để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Đến lúc đó Lào Cai sẽ rất vui mừng khi có được sự phục vụ của những người có năng lực như em. Chúc em thành công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. (Ông Ngô Công Trường ) ()
Câu 30:
Cho em hỏi em muốn học ngành Dược nhưng đầu vào đại học cao quá. Em nge nói có văn bằng 2 về nghành này.Vây em thi đại học nghành nào, trường nào dễ hơn để có thể thi được tiếp vb2 vào ĐH Dược (La thị Huỳnh Mai - Email: huynhmai@yahoo.com)
Trả lời:
Chào em! Nếu em muốn học văn bằng 2 của ngành Dược thì em phải chọn ngành học tại đại học phù hợp. Một số ngành được chấp nhận học văn bằng 2 của ngành Dược như: Hóa Lý, Hóa phân tích của trường đại học Bách Khoa hoặc đại học Khoa học Tự nhiên. Nếu vẫn đam mê học ngành Dược thì vẫn có một số ngành chấp nhận để em học trung cấp dược như: Hóa (Hóa Lý, Hóa phân tích, Hóa hữu cơ,...) (Ông Ngô Công Trường ) ()
Câu 31:
Xin chào các thầy! Năm nay em thi khối A, môn Toán và Hóa thì em rất tự tin. Riêng môn Vật lý thì không tự tin lắm. Lý do, Vật lý vừa học lý thuyết vừa học công thức nữa. Mong các thầy chỉ em cách nào học tốt nhất, em rất lo. Xin cảm ơn thầy. (Loan Châu - Email: chau000@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Chào em! Bạn rất tự tin về môn toán và hóa tức là bạn đã có tu duy tốt về các môn tự nhiên. Vậy thì bạn hãy áp dụng nó sang môn Lý đi?. Trước hết bạn hãy có cái nhìn tổng quát về chương trình vật lý. Sau đó bạn hãy đi vào từng chủ đề nhỏ, bạn nhớ làm thêm những bài tập cơ bản để khắc sâu phần lý thuyết chủ đề đó. Hiện nay vật lý thi trắc nghiệm và các bạn học sinh chỉ nhớ các công thức để dùng nó mà quên mất nếu muốn khắc sâu thì hãy chứng minh công cụ đó. (Thầy Dương Văn Bình) ()
Câu 32:
Em muốn học ngành vật lý nhưng thấy trên nhiều diễn đàn có nhiều anh chị học xong ra không có việc làm, vậy cơ hội tìm việc của ngành này thế nào và có phải học cao lên nghiên cứu sinh hay có cần học bằng PhD ở nước ngoài sau đại học không? (Sơn Lý - Email: transonly@gmail.com)
Trả lời:
Học chuyên ngành Vật lý, có nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm sau khi ra trường. Với các cơ quan nghiên cứu y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế đều ứng dụng vật lý hạt nhân để chiếu xạ điều trị các bệnh về ung bướu, chụp x-quang, laser... và tại các nhà máy về xi mạ, chế biến vật liệu...
Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành Vật lý, nếu muốn tiếp tục nâng cao kiến thức thì em có thể tiếp tục học lên cao học tại các trường đại học trong và ngoài nước có đào tạo chuyên ngành này. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 33:
Vào học hai năm ở ngành Vật lý em mới thấy mình không hợp với vật lý. Qua trắc nghiệm, em thấy mình hợp với ngành Tâm lý. Xin hỏi em phải chuẩn bị như thế nào để có thể tiếp cận, học hỏi và làm được trong ngành Tâm lý? (Sinh viên khoa Vật lí ĐHSP Hà Nội. - Email: thuyhongmailan@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Trước tiên em cần suy nghĩ thật kỹ về lý do không phù hợp với ngành vật lý, vì trách nhiệm nghề nghiệp chỉ là một yếu tố để xác định năng lực nghề, quan trọng là sở thích và kỹ năng phù hợp với ngành nghề học và tham gia thị trường lao động. Nếu em muốn học ngành Tâm lý học, em có thể tìm hiểu trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH quốc gia Hà Nội. Ngành Tâm lý học cần kiến thức rộng về kiến thức xã hội và kỹ năng giao tiếp. ()
Câu 34:
Thưa thầy, em năm nay học lớp 8. Em yêu thích môn Toán và muốn trở thành học sinh giỏi toán. Nhưng từ năm lớp 6,7,8 em không được học nâng cao về toán. Bây giờ em muốn trở thành một học sinh của khối chuyên Toán. Xin thầy cho em lời khuyên? Xin cám ơn thầy rất nhiều. ( - Email: )
Trả lời:
Thực ra ở các lớp 6,7 8 em không được học nâng cao mà bây giờ định vào khối chuyên toán thì thật sự làm cho em cảm thấy rất theo kịp chương trình. Nếu vậy ngay từ bây giờ bạn phải tập trung ôn tâp. (Thầy Dương Văn Bình)
Kỳ 2: Câu 1:
Em học Toán thì cũng được nhưng làm bài kiểm tra toàn bị thấp điểm, đúng là do em không chịu làm bài tập. Bây giờ em muốn khắc phục và chăm chỉ làm bài tập nhưng không tài nào làm được những bài khó hơn bình thường, đại số thì tạm được nhưng toán hình ngồi suy nghĩ cả buổi cũng chẳng làm được một bài. Vậy em phải làm thế nào để khắc phục nhược điểm của mình ạ? (Truyền - Email: truyentr...yahoo.com)
Trả lời:
Hãy bình tĩnh. Lo lắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khi giải bài. Bi quan cũng là một thông tin tiêu cực có ảnh hưởng xấu lên kết quả. Vì vậy Em hãy tự tin rằng mọi cái mình đều có thể vượt qua. Tinh thần cũng quyết định chiến thắng. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 2:
Tôi nghe nói có một ngành mới là quản trị cao ốc nhưng không biết học ở đâu? Nhờ Ban tư vấn chỉ giùm. Học mấy năm, học phí thế nào ạ? (Thu Phuong - Email: phuongvu1...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Em có thể theo học ngành quản trị cao ốc tại trương Trường Đại học Tài chính - Marketing TPHCM. Mọi thông tin chi tiết em vui lòng liên hệ với trường qua số điện thoại :08 39970941 hoặc website : https://dms.ufm.edu.vn/default.aspx Chúc em sớm tìm được ngành mà mình yêu thích! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 3:
Chào các thầy, cô, em đang học để ôn thi đại học, em thấy môn Vật lý lớp 12 phần lý thuyết rất nhiều nhưng em định lúc nào gần thi mới học cho dễ nhớ, không biết như vậy có hợp lý không? (Lê Thanh Hoàng - Email: sensacollvn...yahoo.com)
Trả lời:
Chào bạn Hoa!. Câu hỏi này của em rất giống với những bạn học khối C, đó là những bạn học khối C thì lí thuyết là rất nhiều nên nhiều bạn cứ nghĩ rằng nếu học bây giờ thì đến lúc thi sẽ quên hết nhưng thực tế đây là một ý nghĩ sai lầm. Cho dù bạn học khối nào thì công việc học lý thuyết và bài tập phải là một quá trình song song, nếu bạn tạo được thói quen này thì cả hai phần sẽ hỗ trợ cho nhau rất hiệu quả. Đặc biệt bạn là học sinh khối A thì khi bạn làm bài tập thì những bài tập này giúp bạn khắc sâu lý thuyết. Khi bạn học môn vật lý thì bạn cần phải có tư duy logic rất cao, chính tư duy logic này nếu bạn chú ý thì chẳng phải lo gì việc quên những điều đã học. Việc học lý thuyết môn gì cũng vậy bạn phải thường xuyên, liên tục xem lại để kiến thức không bị mai một. Chúc bạn thành công trong học tập. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 4:
Em muốn hỏi thầy, khi nào thì đặt điều kiện cho bài toán trước khi giải toán và theo em thấy thì những năm gần đây chương trình thi ĐH không có những bài toán về 3 đường conic là do đề không ra hay do không có phần đó? Em xin cảm ơn thầy (Thanh Tan - Email: thanhtanhu...yahoo.com)
Trả lời:
Tất cả nội dung thi đã được Cục Khảo thí của Bộ GD&ĐT công bố. Nội dung THI ĐH có trong Chương trình các Em đã học ( Lưu ý là kiến thức của PTTH, nếu Em nghĩ rằng chỉ kiến thức lớp 12 thì chưa đủ đâu). Giải một bài Toán, đặc biệt giải các Phương trình lượng giác, khi bài toán có nhiều yếu tố, có nhiều nghiệm,…và biểu thức không xác định với mọi đối tượng: hàm số, biến số,... thì chúng ta phải đặt điều kiện để ràng buộc, loại bỏ những yếu tố không phù hợp có như vậy kết quả mới chính xác. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 5:
Đã sắp đến kỳ thi tuyển sinh nên em cảm thấy càng lo lắng hơn về môn Toán. Em có thể chuẩn bị môn Toán như thế nào để có thể làm bài tốt trong kì thi sắp tới? Làm thế nào để học môn toán có hiệu quả nhanh nhất? Em rất mong có thể nhận được câu trả lời của Quý thầy vì đây là lần đầu em tham gia giao lưu trực tuyến . (Quynh Vy - Email: vysunday...yahoo.com)
Trả lời:
Lo lắng là đặt trách nhiệm cho bản thân mình, nhưng lo lắng quá sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hại cho sức khỏe. Hãy bình tĩnh chuẩn bị cẩn thận. Nội dung THI ĐH môn Toán không bao giờ nằm ngoài chương trình đã học, thậm chí rất cơ bản. Giải một bài toán cần các kiến thức PTTH là đủ. Nhưng phải thu nạp chúng một quá trình lâu dài. Vì vậy phải tranh thủ ÔN TẬP và chịu khó giải bài tập. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 6:
Thưa thầy! Trong môn Toán quan trọng nhất là khả năng phân tích và suy nghĩ nhanh. Nếu em muốn nâng cao khả năng phân tích và tốc độ suy nghĩ của mình, em phải làm gì? Rất mong thầy cho ý kiến. Xin chân thành cảm ơn thầy (Hoàng Thư - Email: khimon...gmail.com)
Trả lời:
Kỹ năng để giải một bài toán đòi hỏi nhiều thứ chớ không chỉ suy nghĩ nhanh, làm nhanh,… Kiến thức đã cập nhật cho bản thân mới là quan trọng, chúng sẽ là nền tảng để thể hiện khả năng giải bài của Em. Tập tư duy, suy luận thì rèn được khả năng “ nhanh” như Em muốn, nhưng cẩn thận và đúng vẫn hơn nhanh mà sai. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 7:
Em thì rất thích kinh tế nhưng ba mẹ lại không đồng ý vì ba mẹ nói kinh tế đang có rất nhiều người học, bốn năm nữa ra trường thì rất khó kiếm việc làm, dễ thất nghiệp. Vậy quan niệm này đúng hay sai? Cho em hỏi chuyên ngành Quản trị kinh doanh là như thế nào, ra trường có dễ xin việc không? Em thấy ngành Quản trị này mơ hồ quá, có an toàn khi chọn ngành này để học không ạ? (Thế Nam - Email: namthai@gmail.com)
Trả lời:
Chào em! -Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành kinh tế của nước ta là rất lớn. Ở thời nào cũng vậy nếu năng lực bản thân không đáp ứng với được yêu cầu của thị trường lao động thì việc thất nghiệp hay khó kiếm việc làm là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Theo tôi nếu em đam mê về kinh tế và có năng lực tốt sau khi đã tốt nghiệp thì cơ hội việc làm là rất lớn, vì vậy em cứ yên tâm theo đuổi niềm đam mê của mình. -Chuyên ngành quản trị kinh doanh là ngành đào tạo nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về kinh doanh, bao gồm kiến thức về quản trị chiến lượt, marketing, nhân sự, tài chính - kế toán,... Vì vậy nếu em muốn có kiến thức tổng hợp thì nên theo học ngành này, còn nếu em muốn tìm hiểu chuyên sâu theo từng ngành thì em chọn ngành học cụ thể tương ứng. Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 8:
Thưa quý Thầy, học ngành Kinh tế đối ngoại sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc gì, ở phòng ban nào (cụ thể)? Ngành Kinh tế đối ngoại có yêu cầu cao về ngoại hình không? (Ngoc Phu - Email: lengocphu_2...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, - Việt Nam đã gia nhập WTO vì thế các doanh nghiệp của nước ta có xu hướng vươn ra thế giới. Vì vậy tại các doanh nghiệp học rất cần những chuyên gia phụ trách về công tác đối ngoại vì đây là bộ mặt của công ty. Do đó cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại là rất lớn. Em có thể phụ trách về đối ngoại cho các công ty tại Việt Nam cũng như các công ty đa quốc gia. - Ngoại hình là một lợi thế trong giao tiếp tuy nhiên nó không phải là yếu tố quyết định. Có rất nhiều chuyên gia đối ngoại có ngoại hình khiêm tốn nhưng ẩn bên trong là một sức mạnh nội lực tiềm tàng ( kiến thức, tâm và tầm ), khiến cho người khi giao tiếp với họ có sự nể trọng nhất định. Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 9:
Thưa thầy, em rất thích nghề Chứng khoán nên em định thi vào ngành Chứng khoán trong kỳ thi đại học năm nay nhưng em nghe các anh chị đi trước nói học ngành này chỉ mãi làm “lính” mà thôi. Vậy để vừa có thể thăng tiến trong lĩnh vực chứng khoán vừa được làm đúng ngành nghề yêu thích thì em phải làm gì? (Ngoc Vy - Email: vyvyphunin...@yahooc.com)
Trả lời:
Chào em, Để đạt được thành công trong một nghề, không riêng gì nghề chứng khoán, thì em phải trải qua một quá trình phấn đấu liên tục mà bắt đầu là phải làm "lính" như em đề cập. Ví dụ như các võ sư của Thiếu Lâm Tự khi mới vào chùa phải làm những công việc cực kỳ cơ bản như: chẻ củi , gánh nước, nấu cơm, giặt đồ,...Những công việc cơ bản này sẽ giúp ích em rất nhiều sau khi em trở thành quản lý bởi vì em có thể hiểu rõ được nhân viên của mình đang làm gì. Để thăng tiến trong lĩnh vực chứng khoán hay trong các ngành khác em phải nỗ lực không ngừng. Em phải năm bắt kỹ các kiến thức về chứng khoán đồng thời trao dồi thêm các kiến thức và kỹ năng về quản lý. Khi em đã kết hợp được cả hai kỹ năng cứng và mềm này thì em sẽ vừa có thể thăng tiến trong công việc, vừa có thể làm công việc mà mình yêu thích. Chúc em sẽ đạt được thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 10:
Học lực của em chỉ ở mức trung bình, vì vậy em dự định sẽ đi học nghề, em yêu thích nghệ thuật trang trí, nhờ quý thầy hướng cho em học nghề nào thì phù hợp và dễ tìm việc làm? Em xin cảm ơn. (Thanh Hoang - Email: thanhhoang10...@hotmail.com)
Trả lời:
Hiện nay ở TPHCM có rất nhiều trường dạy nghề và đào tạo rất nhiều ngành nghề với các trình độ từ sơ cấp nghề( dưới 1 năm) trung cấp nghề từ 1-2 năm và cao đẳng nghề 3 năm. Với học lực trung bình và sở thích là nghề trang trí em có thể tham dự học các khóa nghề thiết kế như: thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất. Với điều kiện bạn phải có trình độ in học căn bản nhất định. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 11:
Em rất yêu thích CNTT nhưng nghe nói khoảng 40 tuổi hay 50 thì không làm được gì nữa… Có nhiều người khuyên là không nên theo ngành CNTT. Nhưng em đã gắn bó với máy tính từ năm lớp 8. Ngoài ra, em muốn đi làm trong ngân hàng thì nên chọn ngành nào ạ? (Công Chiến - Email: phamcongchie...yahoo.com)
Trả lời:
Công nghệ thông tin hiện nay đang là ngành nghề mũi nhọn mà chính quyền TPHCM đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách phát triển,với sự đam mê công nghệ thông tin của em thì em nên duy trì. Với sự đam mê ngành ngân hàng em có thể chọn học: quản trị tài chính, quản lý ngoại hối, kiểm toán, quản lý nhân sự.,quản trị kinh doanh... (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 12:
Cho em hỏi nếu học ngành xây dựng ra sẽ làm gì? Và học xây dựng có thể học lên kiến trúc không?
(Bùi Ngọc Quang - Email: quangpro19...yahoo.com)
Trả lời:
Các chuyên ngành xây dựng trong lĩnh vự nghề nghiệp có thể là nghề mộc, nghề nề bê tông cốt thép, thiết kế nội thất... để có thể thành công trong ngành nghề xây dựng nên bổ sung thêm kiến thức lĩnh vực ngành nghề kiến trúc. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 13:
Em đang học lớp 11, nhưng xem trong chương trình thi đại học gần như không thấy bài tập cũng như vật lý 11 cũng như lớp 10. Bạn bè trong lớp em cũng nhận thấy điều đó nên không đầu tư cho môn học này. Như vậy có ảnh hưởng gì về thi sau này không? (Trần Văn Đáng - Email: dangvinhlong_6...yahoo.com)
Trả lời:
Chào bạn! Câu hỏi nêu phần nào cho thấy mặt “hạn chế”của chương trình học và thi môn vật lý hiện nay. Bởi vì quan niệm nay của học sinh đó là “ thi cái gì thì học cái đó”. Chính quan niệm đó đã làm cho các bạn cho rằng đó là hạn chế nhưng thực tế không hẳn như vậy . Ở chương trình thi đại học môn vật lý gần như không thấy các bài tập lớp dưới nhưng có sự lồng ghép cũng khá nhiều như trong dao động điều hòa trong điện trường thì chịu tác dụng của lực điện trường, trong chất lỏng thì chịu lực đẩy Acsimet, trong bài toán về hạt nhân sử dụng về kiến thức về động lượng lớp 10. Có điều rất sâu xa nữa là khi các bạn học tốt các chương trình lớp dưới sẽ hình thành tư duy logic, có được cách nhìn tổng quát hơn. Các nhà nghiên cứu viết sách là những người rất uyên thâm về kiến thức và tư duy nên khi biên soạn đều có chủ ý. Bạn hãy cố gắng học tốt những điều mình được học nó sẽ luôn hữu ích cho bạn. Nhớ nhắn nhủ điều này cho các bạn cùng lớp nhé. Chúc tất cả các bạn học tốt. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 14:
Thưa thầy, làm sao để mình có thể nhớ lâu những dạng toán đã làm qua? Em cảm ơn thầy?
(Vũ Duy - Email: duytrucphuong2...yahoo.com)
Trả lời:
Em hãy xem lại một số ĐỀ THI của các năm trước. Thường chỉ có một số dạng, như: Khảo sát sự biến thiên của hàm số và vẽ đồ thị; Giải phương trình lượng giác, giải phương trình mũ ( hoặc Logarit), Tích phân ( thường lấy tích phân từng phần), Hình học ( Chọn: Hình Giải tích hoặc Hình Không gian)... Như vậy từ cái nhìn tổng thể đó giúp Em cảm thấy quen với bất cứ bài toán nào trong kỳ thi. Cái Em cần nhớ là Phương pháp chứ không phải nhớ bài cụ thể nào. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 15:
con toi nam lop 10 chau dat giai nhi cuoc thi viet thu quoc te UPU duoc cong nhan tuong duong giai nhi hoc sinh gioi van toan quoc. vay chau co duoc uu tientuyen thang nam nay khong? (nam nay chau lop 12) (Nguyễn Hoài Nam - Email: quanglop72@gmail.com)
Trả lời:
ok men (PGS.TS Vũ Thanh Tùng)
Câu 16:
Thưa thầy, làm cách nào để mình có thể nhớ cách tính tích phân cho từng dạng ạ? Như khi nào đặt x=sint, t=sinx, x = tant để tính tích phân? Làm sao phân biệt được khi nào dùng tích phân từng phần và khi nào đổi biến? (Anh Trung, Trường THPT Hoa Sen - Email: trunganh22...yahoo.com)
Trả lời:
Có đến 07 phương pháp lấy tich phân. Trong chương trình PTTH các Em chỉ học 04 phương pháp, trong đó: - Lấy tích phân từng phần khi hàm có dấu hiệu lặp lại, như sin, cos, exp(...). - Câu hỏi của Em thuộc phương pháp ĐỔI BIẾN. Có 02 cách đổi biến, đó là: a/ Đổi biến mới bằng một cụm biến cũ khi hàm dưới dấu tích phân tách ra dạng f(x)=h(g(x)).g’(x), ta đặt t=g(x). b/ Đổi biến cũ thành một hàm của biến mới x=s(t) khi hàm dưới dấu tích phân có dạng căn thức, hữu tỷ. Thường đặt x=sint,cost, tant rồi dùng biến đổi lượng giác đưa về hàm cầu phương ( lấy tích phân) được. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 17:
Xin chào Quý thầy,cô, năm nay em đang học năm 3 trường đại học Ngoại thương Hà Nội. Em đọc báo và thấy rằng để được làm một nhà quản lý thì ngoài khả năng làm việc còn có nhiều yếu tố khác như ngoại hình phong độ, giao tiếp và phong cách lãnh đạo… Nếu các yếu tố đó mờ nhạt ở em thì em có thể tập luyện để trở thành một nhà quản trị trong tương lai không ạ? (Thanh Long - Email: thanhlong...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, - Để trở thành nhà quản lý hay nhà lãnh đạo thành công em phải cần hai yếu tố : + Kỹ năng cứng: em đang học về Ngoại thương vì vậy em nên tích lũy tốt các kiến thức và kinh nghiệm trong ngành ngoại thương. Các kỹ năng cứng sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. + Kỹ năng mềm: đây là những kỹ năng giúp em thành công trong công việc bên cạnh những kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề,kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hội nhập...Các kỹ năng này em có thể hoàn toàn học tập được, tuy nhiên để sử dụng những kỹ năng này một cách thuần thục thì em cần phải tập luyện và liên tục sử dụng nó trong một thời gian dài. Chúc em có thể trở thành nhà quản trị thành công trong tương lai! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 18:
Em muốn học nghề hàn kỹ thuật cao để đi làm ở các giàn khoan, vậy nghề này ở đâu đào tạo? Học trong thời gian bao lâu? Xin cảm ơn quý thầy. (Huynh phúc - Email: thanhphuc@gmail.com)
Trả lời:
Hiện nay nghề hàn kỹ thuật cao có thể là hàn TIG, MIG/MAG. Bạn có thể liên hệ các cơ sở dạy nghề sau Đại học Công Nghiệp TPHCM, Đại học Bách Khoa, Cao đẳng Cao Thắng, Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TPHCM. Thời gian học từ 6 tháng đến 1 năm đối với trình độ sơ cấp nghề. 1 năm đến 2 năm với trình độ trung cấp nghề, 3 năm đối với trình độ cao đẳng nghề. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 19:
Chào Hội đồng tư vấn, em có 1 thắc mắc xin Hội đồng tư vấn trả lời giúp em là nếu năm nay em thi ĐH không đậu, em sẽ xét tuyển vào CĐ nghề Tp.HCM vậy khi học xong CĐ nghề em có thể học tiếp lên liên thông được không ạ?
(Văn Nam - Email: nam1503...yahoo.com)
Trả lời:
Hiện nay theo quy định thì sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề thì học viên có thể tiếp tục học liên thông lên bậc học cao hơn. Trường hợp của bạn thì trường cao đẳng nghề TPHCM đang có tổ chức liên thông các nghề sau. Các nghề bên lĩnh vực thông tin, nghề quản trị doanh nghiệp,kế toán. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 20:
Em muốn đi học nghề nhưng không biết nghề nào học nhanh và hiệu quả khi đi làm, mong thầy tư vấn giúp em
(Thanh Thùy - Email: thuy94...yahoo.com)
Trả lời:
Có rất nhiều ngành nghề hiện đang đào tạo tại TPHCM, một số nghề có thời gian đào tạo ngắn tốt nghiệp xong có thể tự tạo việc làm hoặc dễ kiếm việc làm như nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ: nghiêp vụ kế toán, nghiệp vụ khai báo thuế, các nghề thuộc lĩnh vực khách sạn nhà hàng như: pha chế rượu, bếp, buồng, bàn. Các nghề thuộc lĩnh vực trang điểm như cắt uốn tóc, trang điểm săn sóc da mặt. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 21:
Thưa thầy, em có 1 câu hỏi mong thầy giúp. Môn Toán, đặc biệt là Đại số có rất nhiều công thức cũng như là cách làm nên rất dễ lẫn lộn, vậy làm sao để phân biệt được các công thức đó ạ?
(Hoàng Thanh - Email: thanhnibi2...gmail.com)
Trả lời:
Trên đời này không có ai nhớ hết mọi thứ ! Em hãy ôn tập một cách cẩn thận và đầy đủ chương trình quy định. Hãy tự tin và bình tĩnh bởi khi Em làm bài thi, bắt buộc bộ nhớ sẽ làm việc, các kiến thức có sẵn trong đầu sẽ được nhớ lại. Các công thức nói riêng và kiến thức nói chung về bài toán vì thế sẽ tự động xuất hiện. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 22:
Xin chào thầy Nguyện, em mới học hết lớp 9, gia đình em rất khó khăn, em muốn nghỉ học tìm nghề gì đó để học nhanh ra có việc làm mong phụ giúp gia đình. Xin thầy cho em lời khuyên nên học nghề gì?. Em cảm ơn! (Huy Nam - Email: tphoaphuong31...gmail.com)
Trả lời:
Bạn có thể tham gia học các nghề trình độ sơ cấp, thời gian đào tạo ngắn có thể tạo hoặc kiếm việc làm như: nghiệp vụ kế toán, pha chế rượu, bếp, các nghề thuộc lĩnh vực thẩm mỹ. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 23:
Cho em hỏi các thầy, cô là em đang ôn thi đại học, em chỉ học lý thuyết qua các câu hỏi trắc nghiệm trong các sách học thêm mà có quá nhiều tài liệu không biết học tài liệu nào tốt nhất. Phương pháp học như vây có đúng không à?
( - Email: nguyenbinhminh2...gmail.com)
Trả lời:
Chào em !Trước hết Thầy khẳng định rằng phương pháp học của em như vậy là không khoa học và điều này sẽ làm cho việc học của em thiếu định hướng, thiếu hiệu quả . Em cần phải hiểu rằng sách giáo khoa là công cụ đắc lực nhất cho tất cả học sinh, các em phải sử dụng nó để nắm được mình được học những gì.Từ chỗ nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa thì em có thể trả lời được các câu hỏi trong rất nhiều sách học thêm vì cùng một vấn đề nhưng có rất nhiều cách đặt vấn đề khác nhau nên em không thể nói là chọn một quyển sách học thêm là đủ được. Ở mỗi cuốn sách học thêm đều có những ưu điểm riêng của nó, có những cuốn có những phần tác giả viết rất hay. Em đọc tham khảo được nhiều sách thì sẽ giúp cho em nắm được rất nhiều dạng điều này hữu ích cho em trong các kỳ thi sắp tới. Chúc em đạt được kết quả tốt. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 24:
Thưa thầy, làm cách nào để mình có thể nhớ cách tính tích phân cho từng dạng ạ? Như khi nào đặt x=sint, t=sinx, x = tant để tính tích phân? Làm sao phân biệt được khi nào dùng tích phân từng phần và khi nào đổi biến?
(Thanh Tuan - Email: thanhtuan_nhatr...yahoo.com)
Trả lời:
Có đến 07 phương pháp lấy tich phân. Trong chương trình PTTH các Em chỉ học 04 phương pháp - Lấy tích phân từng phần khi hàm có dấu hiệu lặp lại, như sin, cos, exp(...). - Câu hỏi của Em thuộc phương pháp ĐỔI BIẾN. Có 02 cách đổi biến, đó là: a/ Đổi biến mới bằng một cụm biến cũ khi hàm dưới dấu tích phân tách ra dạng f(x)=h(g(x)).g’(x), ta đặt t=g(x). b/ Đổi biến cũ thành một hàm của biến mới x=s(t) khi hàm dưới dấu tích phân có dạng căn thức, hữu tỷ. Thường đặt x=sint,cost, tant rồi dùng biến đổi lượng giác đưa về hàm cầu phương ( lấy tích phân) được. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 25:
Thưa thầy, em hiện đang học lớp 12 và chuẩn thi vào khối A, môn Toán em chỉ loại khá. Em muốn hỏi thầy là trong 1 khỏang thời gian ngắn nên ôn thi theo hướng nào để thi cho tốt? Em có thể bỏ qua phần Hình học lớp 10 và 11 không? Em cảm ơn thầy.
(Văn Minh - Email: khongcomail1...yahoo.com)
Trả lời:
Tất cả nội dung thi đã được Cục Khảo thí của Bộ GD&ĐT công bố. Nội dung THI ĐH có trong Chương trình các Em đã học( Lưu ý là kiến thức của PTTH, nếu Em nghĩ rằng chỉ phần lớp 12 là không đủ đâu). Phải bình tĩnh mà ôn tập hết, không nên học tủ. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 26:
Thưa thầy, em rất muốn nâng cao kỹ năng và tốc độ vẽ hình của mình. Vậy em phải làm gì? (Minh An - Email: minhanvinh...yahoo.com)
Trả lời:
Thi ĐH Không bắt buộc em phải vẽ hình đẹp và nhanh. Chỉ cần vẽ minh họa rõ ràng là được. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 27:
Xin cho em biết em muốn thi vào ngành Báo chí cần những kỹ năng gì? Tính em hơi trầm có thể thi vào ngành Báo chí hoặc Truyền thông được không?
(Đồng Khởi - Email: khoikhoa12...yahoo.com)
Trả lời:
Thi ĐH nói chung và thi ngành Báo chí nói riêng thì cần ôn tập nội dung các môn thi bắt buộc theo khối thi. Còn kỹ năng cho nghề Báo thì nhiều: Điều tra, Phóng sự, Biên dịch,... và đương nhiên phải Viết được văn. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 28:
Xin thầy cho em biết nội dung đào tạo của ngành Quản lý văn hóa và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành này? (Việt Long - Email: vietlonggiao...gmail.com)
Trả lời:
Chào em,
- Ngành Quản lý văn hóa chuyên đào tạo cử nhân khoa học ngành Quản lý Văn hóa có trình độ lý luận và năng lực tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động văn hóa - nghệ thuật. - Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
* Về năng lực
+ Có thể đảm nhiệm được chức danh như: cán bộ quản lý văn hóa và có thể học tập các bậc học cao hơn để trở thành chuyên gia hoặc giảng viên, nghiên cứu viên về quản lý văn hóa – nghệ thuật.
* Nơi làm việc
+ Các thiết chế văn hóa: Trung tâm văn hoá (nhà văn hóa) các cấp, câu lạc bộ nghệ thuật, khu vui chơi giải trí, các đơn vị tổ chức sự kiện…
+ Các trường văn hóa nghệ thuật, các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật. Em có thể tìm hiểu thông tin chi tiết trên website:
https://www.hcmuc.edu.vn/chuan-dau-ra/dai-hoc/61-nganh-quan-ly-van-hoa.html
Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 29:
Em có nguyện vọng sau này muốn làm công việc quản lý nhà nước nhưng không biết phải học ngành gì và trường nào thì mới thực hiện được nguyện vọng này? Xin thầy giải đáp thắc mắc này giúp em?
(Thu Hiên - Email: vybangwo...yahoo.com)
Trả lời:
Em có thể chọn Trường Hành chánh Quốc gia hoặc Trường Cán Bộ thành phố Hồ Chí Minh. Em nên liên hệ với Phòng Đào tạo của các Trường này để làm thủ tục. Chúc Em thành công. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 30:
Theo em được biết, những người quản lí thường nóng tính và bốc đồng, do họ có cá tính đó nên họ mới làm quản lí được hay khi làm quản lí thì họ mới có tính đó? (Bé Năm - Email: phuongnam89...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Một người làm việc ở vị trí quản lý và lãnh đạo thường chịu một áp lực rất cao. Thông thường vị thế của người quán lý là "trên đe dưới búa" . Họ chịu áp lực rất lớn vì chỉ tiêu công việc được giao bởi cấp trên. Ngoài ra họ còn bị áp lực đẩy lên từ các nhân viên cấp dưới. Vì vậy sự nóng tính là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để trở thành nhà quản lý và lãnh đạo giỏi thì phải biết kiểm soát và kiềm chế bản thân để vượt qua những tình huống khó khăn trong công việc và dẫn dắt đội ngũ của mình đi tới thành công. Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 31:
Xin thầy cho em biết trình tự để làm một bài toán vật lí hoàn chỉnh là thế nào? ( - Email: minh_tu_2...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em! Trình tự để làm một bài vật lý nói chung như sau: - Đọc kỹ đề xem giả thiết cho điều gì?. Sau đó em tóm tắt bài toán, xem đơn vị giả thiết ra sao? - Phân tích bài toán, cho gì?, tìm gì?. Em có thể vẽ sơ đồ giải bài toán nếu cần - Tìm phương pháp giải thích hợp nhất để giải bài toán - Biện luận và đi đến kết luận bài toán Trên đây chỉ là một trình tự rất chung mà thôi. Chúc bạn thực hiện tốt. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 32:
Xin chào thầy, em hiện là sinh viên năm 3 của một trường ĐH, ngoài việc học ở trường em còn đi làm thêm, công việc của em là quản lí một nhóm cộng tác viên gồm 5 người. Đôi khi em tự nhận thấy mọi người trong nhóm bằng mặt chứ không bằng lòng khi em yêu cầu 1 việc gì đó và em cảm thấy khó chịu. Mong cô cho em lời khuyên là làm thế nào để mọi người làm việc vui vẻ?
(Manh Tuan - Email: tuanman...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Trong trường hợp cụ thể của em khi em thấy mọi người trong nhóm bằng mặt nhưng không bằng lòng thì em phải xem lại chính bản thân mình trước tiên. Em nên xem lại kiến thức về công việc mà em đang làm và kỹ năng quản lý của em với các thành viên khác trong nhóm. Nếu kiến thức của em chưa thực sự chuyên sâu thì em nên học hỏi từ chính những thành viên trong nhóm. Những kỹ năng về quản lý em có thể học hỏi và trao dồi thêm như kỹ năng giao tiếp, trình bày, kỹ năng giao việc, hướng dẫn và kèm cập nhân viên. Ngoài ra em nên giành thời gian để tìm hiểu sâu hơn về tâm lý, tính cách của các thành viên trong nhóm. Khi kết hợp tất cả những yếu tố này thì các thành viên trong nhóm sẽ làm việc một cách hiệu quả nhất. Chúc em sớm khắc phục những khó khăn và các thành viên trong nhóm sẽ làm việc hiệu quả với nhau! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 33:
Để trở thành một nhà quản lí giỏi thì cần những tố chất gì thưa thầy? Em muốn trở thành nhà quản lí thì em nên học ngành nào?
(Pham Hinh - Email: duchinh_lov...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, - Để trở thành nhà quản lý hay nhà lãnh đạo thành công em phải cần hai yếu tố : + Kỹ năng cứng: Đây là những kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng,... Các kỹ năng cứng sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. + Kỹ năng mềm: đây là những kỹ năng giúp em thành công trong công việc bên cạnh những kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề,kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hội nhập... - Để trở thành nhà quản lý thì em có thể theo học bất cứ ngành nào mà em đam mê và phù hợp với khả năng của em nhất. Một khi em tích lũy đủ hai yếu tố kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thì em có thể trở thành nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực mà em lựa chọn. Chúc em sớm trở thành nhà quản lý! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 34:
Em muốn học Học viện Hành chính quốc gia, ngành quản lý nhân sự nhưng không biết sau này nếu không làm trong nhà nước liệu có xin việc ở nơi nào khác?
(Thanh Thai - Email: thaihcm2...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Ngành quản lý nhân sự sẽ cung cấp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp những kiến thức liên quan đến nhân sự : chính sách pháp chế, tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm, tuyển dụng , đào tạo và phát triển,...Với những kiến thức này, sau khi tốt nghiệp ngành quản lý nhân sự thì cơ hội việc làm là rất lớn, ngoài các cơ quan trong khối nhà nước thì em có thể công tác tại các công ty ngoài quốc doanh. Chúc em sớm thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 35:
Chào Thầy, em nghe mọi người nói các trường dạy nghề học phí không cao nhưng bù lại không ít trường chịu đầu tư vào cơ sở vật chất, dẫn đến kết quả học tập không như mong muốn của người học. Thầy có suy nghĩ gì về thực trạng này? em cảm ơn. (Thọ, Nam định - Email: thotrucnin...yahoo.com)
Trả lời:
Đầu tư về trang thiết bị cơ sở vật chất ở các trường nghề, nhất là các ngành nghề mũi nhọn, đang được xem là một biện pháp ưu tiên để đảm bảo chất lượng cao tại các trường nghề. Hiện naytùy theo ngành nghề để đảm bảo được chuẩn đầu ra các cơ sở dạy nghề đều phải đảm bảo được các điều kiện tối thiểu về chuẩn giáo viên, chương trình đào tạo, trang thiết bị dạy nghề. Việc cập nhật bổ sung thiết bị dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay là thường xuyên. Việc phản ánh như ý kiến của bạn là chưa đúng. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 36:
Chào Hội đồng tư vấn, muốn làm quản lí thì cần những tố chất gì? Và nếu học thì học ở đâu? Em cảm ơn.
(Đức Trọng - Email: trongvuduc_...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, - Để trở thành nhà quản lý hay nhà lãnh đạo thành công em phải cần hai yếu tố : + Kỹ năng cứng: Đây là những kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng,... Các kỹ năng cứng sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. + Kỹ năng mềm: đây là những kỹ năng giúp em thành công trong công việc bên cạnh những kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề,kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hội nhập... Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo về kỹ năng mềm em có thể liên hệ theo học - Để trở thành nhà quản lý thì em có thể theo học bất cứ ngành nào mà em đam mê và phù hợp với khả năng của em nhất. Một khi em tích lũy đủ hai yếu tố kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thì em có thể trở thành nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực mà em lựa chọn. Chúc em sớm trở thành nhà quản lý! - Chúc em sớm tích lũy tố chất để trở thành nhà quản lý giỏi (Ông Ngô Công Trường)
Câu 37:
Thầy ơi, trong các môn học em chỉ thật sự tự tin vào môn Anh văn thôi (không bài kiểm tra nào em dưới 7 điểm cả) còn các môn còn lại chỉ ở mức trung bình. Thầy có thể tư vấn cho em chọn trường - ngành - nghề phù hợp với mình không ạ? (Th Hương - Email: nguyenhu...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Anh văn hay ngoại ngữ nói chung là phương tiện để giao tiếp trong thời đại hội nhập, vì vậy nếu em tự tin về anh văn là một thuận lợi lớn trong quá trình học tập và làm việc sau này. Một số ngành nghề em có thể tham khảo: du lịch, đông phương học, ngoại thương, quan hệ đối ngoại,... Một số thông tin góp ý cùng em, hy vọng em sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 38:
Chào Thầy Nguyện, xin thầy cho biết hiện nay ở các trường đào tạo nghề thì nghề nào là thế mạnh của trường? Và nghề đó khi học xong có áp dụng cho thực tế được hay không? Em cảm ơn. (Minh Quang - Email: quang213...yahoo.com)
Trả lời:
Hiện nay các trường đào tạo nghề đều có thế mạnh riêng ví dụ như lĩnh vực giao thông vận tải thì thuộc các trường cao đẳng nghề GTVT TW3, cao đẳng nghề hàng hải TPHCM, lĩnh vực công nghệ thông tin như trường cao đẳng nghề Ispace, lĩnh vực kỹ thuật công nghệ như trường cao đẳng nghề TPHCM, cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp TPHCM, trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Hùng Vương. Lĩnh vực khách sạn nhà hàng là trường cao đẳng nghề du lịch sài gòn...Để có thể tiếp cận và tham gia học tại các trường bạn nên liên hệ trực tiếp tại các cơ sở dạy nghề này để được tư vấn. Với các chương trình dạy nghề hiện nay thời gian thực hành toàn khóa chiếm tỷ lệcao (gần 2/3 thời gian toàn khóa học) bảo đảm kỹ năng nghề cần thiết và cơ bản cho thực tế nghề nghiệp của bạn khi đi làm. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 39:
Em đang ôn thi lại mà không biết bắt đầu lý thuyết Vật lý 12 ra sao? Em thấy phần nào cũng rối tung lên, bài tập thì em làm tạm được vì khi nào không nhớ công thức thì em mở vở ra xem. Thầy, Cô có cách nào cứu em với?. (Tâm, Đắklắk - Email: minhtamdak...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em! Trước hết em phải bình tĩnh, hình dung lại xem trong chương trình 12 bây giờ em có những gì?. Sau đó em nên chia kiến thức theo từng phần, dành thời gian cho từng phần này ra sao cho hợp lý. Phần nào yếu thì cần đầu tư thời gian nhiều hơn . Tránh tình trạng đọc phần này chưa được thì nhảy qua phần kia. em nói rằng " bài tập làm tạm được vì khi nào không nhớ công thức thì mở vở ra xem ". Vậy không mở vở ra em có làm được không? . Câu trả lời là không. Em phải tập khả năng là việc độc lập với tài liệu vì khi không có nó em chẳng làm được gì?. Vì vào phòng thi thì đâu có tài liệu mà xem?. Chúc em học tốt. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 40:
Trong chương trình vật lý 12 phần lượng tử ánh sáng các bài tập về quang phổ vạch của nguyên tử hidro, các bước sóng trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen em rất hay nhầm lẫn trong việc nó nằm trong vùng nào. Cho em hỏi có cách nào dễ nhớ không?. Em cảm ơn thầy cô. Thuy 12 THPT Hương Sơn – Ha Tinh (Thùy, THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh - Email: thuthuy20@yahoo.com)
Trả lời:
Chào Thuy!. Cách em khắc phục sự nhầm lẫn này đơn giản nhất là em vẽ sơ đồ chuyển vạch của nguyên tử hidro, theo các mức O, K, L, M, N..Sau đó em ghi những vùng nào nhìn thấy, vùng nào không nhìn thấy được. Khi nào cần chỉ vach sơ đồ ra là được. ( Thầy Dương Văn Bình ) (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 41:
Em thấy trường ĐH KHXH & NV có ngành Đô thị học, không biết ngành này đào tạo những kiến thức gì? Ngành này là ngành mới không biết cơ hội việc làm có cao không ạ?Xin cảm ơn quý thầy.
(Quảng, Hải Phòng - Email: thanhquang02...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Ngành đô thị học là một ngành học mới, lần đầu tiên có ở Việt Nam. Mục tiêu của ngành là cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết, kết hợp gắn liền lý thuyết với thực tiễn, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển đô thị như quản lý đô thị, quản lý và đánh giá dự án, quy hoạch kinh tế - xã hội đô thị...
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân đô thị học sẽ tham gia giải quyết được những vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và có thể làm việc trong các cơ quan công quyền ở các cấp khác nhau, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân; các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức phát triển quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương. Đây là một ngành học mới, mang tính khoa học và có khả năng ứng dụng cao. Em có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại website https://www.suctrenhanvan.edu.vn/nhanvan/component/content/article/75-t-vn-hng-nghip/477-nganh-o-th-hc Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 42:
Cho em hỏi nghề nào hiện nay có nhiều sáng tạo, không nặng nhọc , không lo thất nghiệp và khoảng thu nhập khoảng trên 5tr/tháng không ạ? (Phạm Thắng - Email: thangtho...gmail.com)
Trả lời:
Chào em, - Trên thị trường lao động hiện nay có rất nhiều loại hình công việc khác nhau. Tuy nhiên do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về nguồn nhân lực, do đó các doanh nghiệp thường đưa ra các yêu cầu rất cao cho các ứng viên. - Để đáp ứng được những yêu cầu này thì người lao động phải càng ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng , thậm chí các nhân viên phải làm việc hơn 100% năng lực và luôn luôn sáng tạo mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Chúc em tìm được công việc như ý! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 43:
Thưa thầy hai ngành Du lịch và Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) về nội dung đào tạo, việc làm trong tương lai có giống nhau không ạ? Các anh chị trước khuyên rằng nên học Du lịch vì học ít ngán hơn Việt Nam học và dễ có việc làm hơn. Có phải như vậy không?
(Thu Ngan - Email: thunganqt...yahoo.com)
Trả lời:
Các Anh Chị góp ý cho Em là đúng rồi đấy. Nghề Du lịch và Nghề Việt Nam học khác nhau, nhưng nếu Em làm Hướng dẫn viên Du lịch về Văn Hóa Việt thì cả hai ngành như nhau. Còn nếu hai người tốt nghiệp hai ngành này mà một người dạy hoặc nghiên cứu Hán Nôm thì hoàn toàn khác với người làm nghề Du lịch. Nghề nào cũng có tương lai, vấn đề là mình có đam mê, dấn thân vì nghề hay không. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 44:
Thầy ơi, em đang học nghề tại trường Cao Đẳng nghề Phú Lâm. Nhưng giờ em cảm thấy mình có thể không phù hợp ngành đang học (việc ngồi mài, bào các chi tiết có lẽ không hợp với em). Thầy có thể tư vấn cho em một nghề nào thiên về sự khéo léo, nhẹ nhàng được không ạ? Em chào thầy!
(Thai Hoa - Email: vothaihoa210...yahoo.com)
Trả lời:
Hiện nay có rất nhiều nghề kỹ thuật cao: sữa chữa máy tính, điện thoại di động, công nghệ ô tô... bạn có thể tìm hiểu và chọn lựa. (Ông Võ Phước Nguyện)
Nguồn tuvantuyensinh.vn
Ban tư vấn:

PGS.TS. Nguyễn Đình Phư
Giảng viên Toán, Lý - ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Tp.HCM)

Ông Võ Phước Nguyện
P.Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động Thương binh & Xã hội Tp.HCM)

Ông Ngô Công Trường
Chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành Công ty Cô phần và Tư vấn Giáo dục VietBurning.

Thầy Dương Văn Bình
GV môn Vật Lý - Trung tâm Luyện thi đại học trực tuyến CPS Vietnam

Ông Trần Anh Tuấn
Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM.

Ông Nguyễn Thành Hiệp
Trưởng phòng Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM)

Bà Trần Thùy Tâm
Giám đốc Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng quản trị viên, Công ty Cổ phần Le&Associates(L&A)

Cô Nguyễn Lan Phương
GV môn Ngoại ngữ - Trung tâm Luyện thi đại học trực tuyến CPS Vietnam

Thầy Nguyễn Phúc Đức
GV môn Toán học - Trung tâm Luyện thi đại học trực tuyến CPS Vietnam

Thạc sỹ Trần Minh Trọng
Giám đốc Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Viện Ledman

Bà Hà Huệ Chi
Giám đốc Marketing Vietnamworks
Kỳ 1:
Câu 1:
Xin cho em biết tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông có thể làm được những công việc gì và làm ở đâu? (Dịu Hiền - Email: hienhienblue1990@yahoo.com)
Trả lời:
Tốt nghiệp ngành Điện Tử Viễn thông em có thể làm việc trong các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính và điện tử viễn thông, các doanh nghiệp ngành điện - điện tử và các hoạt động dịch vụ liên quan đến điện tử viễn thông. ()
Câu 2:
Em làm trắc nghiệm thường bị sai, và không chắc chắn sự lựa chọn của mình. Vậy thưa thầy có lời khuyên nào cho em làm bài tốt không ạ? (Thành Lộc - Email: vihsloc767@yahoo.com)
Trả lời:
Các bảng hỏi về trắc nghiệm nghền nghiệp được các nhà khoa học hình thành theo hệ thống, tuy nhiên khi thực hiện trả lời và được giải đáp, các nhóm nghề nghiệp phù hợp cụ thể với một người cũng chỉ có tính chất tương đối. để có kết quả phù hợp em cần kết hợp tự đánh giá bản thân theo 2 nội dung. - sở thích về ngành nghề, có mong muốn mình sẽ làm việc gì trong tương lai (vấn đề này có thể tham khảo người thân, bạn bè, người có kinh nghiệm...) - Khả năng giỏi về công việc nào (thông qua sinh hoạt hằng ngày và học tập em thấy mình nổi trội lĩnh vực nào như giao tiếp, văn chương, khả năng nghiên cứu...) (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 3:
Học lực của em chỉ đạt mức trung bình, gia đình em muốn em thi vào 1 trường thật có tiếng để sau này ra trường dễ xin việc làm, em không biết mình nên chọn ngành nào nữa, mong Ban tư vấn giúp em (Lê Thanh Nhàn - Email: nhanlethanh013@yahoo.com)
Trả lời:
Theo tôi thì không có trường nổi tiếng, quan trọng là em chọn được ngành học và trường phù hợp với năng lực, điều kiện và sở thích của chính mình. Với học lực trung bình em nên suy nghĩ thật kỹ để chọn ngành học được như mong muốn, theo tôi với ngành học mà em chọn nếu không học được đại học thì các trường cao đẳng, trung cấp cũng là điều kiện tốt để em học giỏi nghề và thành tài trong tương lai.(Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 4:
Xin cho em biết thông tin về nghành làm trong phòng thí nghiệm hóa, sinh.Trường nào đào tạo nghành này. Trường nào đào tạo tốt nhất (Tôn thấn minh tuấn - Email: minhtuan@yahoo.com)
Trả lời:
Việc làm trong phòng thí nghiệm hóa, sinh như ngành hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh... em có thể tìm hiểu những ngành học này tại trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đh Bách Khoa, Đh Công nghiệp, .... và nhiều trường đh khác có đào tạo nhóm ngành này. ()
Câu 5:
Xin chào Hội đồng tư vấn, em rất thích học tiếng Anh,nhưng em chưa hài lòng với cách học của mình, đặc biệt là kỹ năng nghe ấy! mong Hội đồng tư vấn giúp em có cách nghe tốt nhất, em cảm ơn. (Thanh Hoài - Email: thanhhoai@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Chào bạn Thanh Hoài! Bất cứ một ngoại ngữ nào người học cũng gặp khó khăn ở kỹ năng nghe. Để có được kỹ năng nghe tốt bạn nên thường xuyên đến các câu lạc bộ Anh ngữ, thường xuyên nghe các bài hát tiếng Anh - Bạn có thể nghe mọi lúc mọi nơi. Sau khi nghe xong, bạn nên lặp đi lặp lại các câu mà bạn đã nghe được trong bài hát đó. Với cách này hi vọng kỹ năng nghe của bạn sẽ tiến bộ hơn! (Cô Nguyễn Lan Phương) ()
Câu 6:
Để chọn ngành phù hợp có cần quan tâm đến tính cách không? Em nghĩ chỉ cần phù hợp với năng lực là đủ, cốt được đào tạo để vững tay nghề là tốt rồi, phải không ạ? (Vũ Thế Vịnh - Email: vinhbacurani@yahoo.com)
Trả lời:
Để chọn ngành nghề phù hợp cần quan tâm đến tính cách, tính cách là một phần của năng lực. Đúng như vậy khi học nghề nắm vững tay nghề, giỏi nghề chắc chắn sẽ thành công khi tham gia và thị trường lao động. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 7:
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, em băn khoăn không biết nên chọn nghề mà mình yêu thích hay nghề đang “nóng”, có thu nhập cao? (Diệu Linh - Email: dieulinh@gmail.com)
Trả lời:
Để chọn nghề nghiệp phù hợp phải căn cứ vào 04 vấn đề: sở thích, năng lực, điều kiện học, và xu hướng ngành nghề phát triển trong xã hội. Theo tôi sở thích là yếu tố quan trọng nhất để chọn nghề nghiệp phù hợp. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 8:
Em có năng khiếu vẽ nhưng lại thích khoa học tự nhiên, muốn đi dạy Toán, Lý, Hóa. Vậy em nên chọn ngành nào để học và thi ? (Phạm Duy Hải - Email: haiduy2009_1990@yahoo.com)
Trả lời:
Em muốn đi dạy Toán, Lý, Hóa thì nên học các trường đại học, cao đẳng sư phạm với các chuyên ngành sư phạm toán, lý, hóa. Năng khiếu vẽ cũng là một yếu tố thuận lợi để em trở thành nhà sư phạm giỏi. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 9:
Những năm gần đây nhóm ngành Khoa học cơ bản có rất ít thí sinh đăng ký và điểm chuẩn lại thấp, vậy khi ra trường khả năng việc làm của nhóm ngành này sẽ như thế nào? Có khả năng cạnh tranh với nhóm ngành công nghệ hay không? Xin tư vấn giúp em vì em đang có ý định thi ngành này. (Mỹ Xuân - Email: myxuan@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Vấn đề này đã được nhiều chuyên gia trả lời: Khoa học cơ bản có vai trò là nền tảng để phát triển các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật,... tạo điều kiện cơ bản để sáng tạo các sản phẩm mới và đảm bảo cho sự phát triển độc lập, bền vững.
Đào tạo khoa học cơ bản giúp sinh viên có nền tảng kiến thức khoa học vững vàng để có thể dễ dàng tiếp thu các công nghệ mới, có khả năng vận dụng giải quyết sáng tạo và có tính đột phá các vấn đề khoa học và thực tiễn đòi hỏi luôn biến động. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các ngành cơ bản có ít sự chọn lựa so với nhu cầu, đặc biệt là các em có năng lực học tập khá, giỏi do mong muốn sớm có nghề nghiệp rõ ràng ngay khi ra trường.
Những sinh viên có đam mê khoa học, nỗ lực học tập khá, giỏi thì triển vọng việc làm sau khi ra trường rất cao và đãi ngộ xứng đáng do hiệu quả đóng góp. Có nền tảng khoa học vững vàng, sinh viên có thuận lợi trong việc tiếp thu công nghệ, phân tích, lý giải và đề ra giải pháp cải tiến. Nhiều cơ hội để nâng cao trình độ sau đại học trong nước và quốc tế. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 10:
Học ngành Vật lý hạt nhân ra trường làm trong ngành nào? Thu nhập ra sao ở hiện tại và sau khi Nhà máy điện hạt nhân xây xong? Em có dự định thi vào ngành này vì đây là ngành mới rất cần nhân lực ở Việt Nam hiện nay. (Khánh Trung - Email: khanhtrung@yahoo.com)
Trả lời:
Ngành Vật lý Hạt Nhân hiện đang đào tạo theo 2 hướng cơ bản:
1. Vật lý lò phản ứng hạt nhân.
2. Hạt nhân ứng dụng. Ngành Vật lý hạt nhân có thể làm việc trong nhà máy điện hạt nhân, hoặc tại các cơ quan đang nghiên cứu về vật lý học, các trường đào tạo có chuyên ngành vật lý . Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ hạt nhân của nước ta đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là thiếu các nhà khoa học đầu đàn. Trong số 505 cán bộ này, chỉ có 62 tiến sĩ, độ tuổi trung bình là 50. Trong số 12 GS, PGS ngành này thì có tới 4 người tuổi 60-62, số còn lại cũng ở độ tuổi 50-55. Thu nhập tùy theo lĩnh vực và vị trí làm việc, đây là ngành có nhiều chính sách khuyến khích về tiền lương, đãi ngộ cao để thu hút được nhân lực. Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động đúng tiến độ năm 202, tuy nhiên hiện nay chủ trương của nhà nước đẩy mạnh tiến độ hoàn thành và có thể hoạt động vào năm 2015. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 11:
Năm nay em học lớp 12, cả 3 năm học cấp 3 em đều làm lớp trưởng và đều tham gia các công tác Đoàn của trường. Em thích làm lãnh đạo, vậy em nên học ngành gì để phù hợp với sở thích của em? (Nguyễn Phúc Nhân - Email: )
Trả lời:
Em thích làm lãnh đạo là một ước mơ chính đáng và em có thể thực hiện nó nếu em chọn nghành học nào mà em cảm thấy mình có sở trường nhất. Em không ngừng phấn đấu trong suốt quá trình để trang bị cho mình những hành trang tốt nhất, em có lợi thế đã tham gia các hoạt động phong trào khi còn đi học nhưng đó chỉ là những điều rất nhỏ mà thôi. Khi đó em sẽ có được điều em mong muốn. Chúc em sớm trở thành nhà lãnh đạo đích thực! (Thầy Dương Văn Bình) ()
Câu 12:
Mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành Cơ điện tử là gì? Cơ hội việc làm sau này là như thế nào? Gia đình em làm bên cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị tự động, điều khiển CNC, vậy sau khi học ngành này em có thể về làm tại gia đình được không ạ ? (Lê Thiên Trường - Email: )
Trả lời:
Học ngành Cơ điện tử sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về toán, khoa học máy tính, vật lý, vật liệu, kiến thức cơ sở về cơ khí, điện và điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điều khiển, tự động hóa, truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tự động cũng như các kiến thức về ngoại ngữ và quản lý xí nghiệp. Kỹ sư cơ điện tử có thể xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động; vận hành, sử dụng, bảo trì, thiết kế cải tiến các hệ thống sản xuất tự động… Có thể làm việc ở các nhà máy cơ khí, điện tử; các nhà máy sản xuất các chi tiết, dụng cụ chính xác, khuôn mẫu các loại hoặc các nhà máy có sử dụng thiết bị tự động hóa; các viện nghiên cứu và các trường ĐH… Xu hướng nhân lực của ngành Cơ điện tử trong những năm tới có nhu cầu nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên giỏi nghề. Nếu gia đình em đang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị tự động, điều khiển CNC, thì sau khi học ngành Cơ điện tử em có thể làm việc cho gia đình. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 13:
Xin cho biết thông tin về ngành Hải dương học và Khí tượng thủy văn? Ngành đó sẽ được học về cái gì, khi ra trường cơ hội việc làm có cao không? (Vũ Trung Kiên - Email: kientobe@yahoo.com)
Trả lời:
Hải dương học là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Học ngành này có thể làm việc trong các lĩnh vực giao thông, vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế - sinh thái và quản lý biển, thông tin khí tượng thủy văn... Ngành khí tượng thủy văn khi ra trường,sinh viên có thể công tác tại các viện nghiên cứu, trung tâm và các đài, trạm quốc gia của Tổng cục khí tượng thủy văn, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia... (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 14:
Ngành Khoa học vật liệu là ngành gì? Ra trường dễ có việc làm hay không? (Nguyễn Hiền - Email: )
Trả lời:
Ngành khoa học vật liệu là ngành chuyên nghiên cứu các kỹ thuật và công nghệ liên quan tới vật liệu đặc biệt là vật liệu mới. Trong ngành này có những ngành nhỏ như: Polyme, Silicat, ...Thế giới ngày càng phát triển công nghệ và kỹ thuật khiến cho nhu cầu tìm hiểu và phát minh ra các vật liệu mới là rất lớn ví dụ: vật liệu siêu nhẹ, vật liệu nano, vật liệu chiu được áp lực và nhiệt độ cao,... Cơ hội việc làm cho ngành này là rất lớn nếu bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm tốt trong ngành vật liệu. Và hơn nữa đây là một trong những ngành mới được đầu tư phát triển tại Việt Nam vì vậy nguồn cung lao động chất lượng cao trong ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường (Ông Ngô Công Trường ) ()
Câu 15:
Ngành Vật lý có những chuyên ngành gì? Học ngành Vật lý thì sau khi ra trường sẽ làm được nghề gì? (Duy Linh - Email: blueduylinh@yahoo.com.)
Trả lời:
Ngành này có các chuyên nghành sau: Vật lý lý thuyết, vật lý ứng dụng, vật lý điện tử, vật lý chất rắn, vật lý hạt nân, vật lý tin học... Tuy nhiên tùy chuyên nghành bạn chọn cũng như khả năng, kiến thức sau tốt nghiệp, bạn có thể làm việc ở các công ty điện tử, máy tính, các cơ sở y tế, các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học, xí nghiệp chế tạo vật liệu hoặc một số nhà máy điện, các trường đại học liên quan. (Thầy Dương Văn Bình) ()
Câu 16:
Em thì học Toán cũng thuộc loại nhất nhì trong lớp, nhưng khổ nỗi những bài toán khó thì em có thể làm được con toán dễ thi em làm hay có những sai số rất không đáng có! Làm thế nào để khắc phục nhược điểm này? Xin thầy bày cách ạ? Cám ơn thầy! (Nguyễn Trang Đài - Email: )
Trả lời:
Đây thực sự là một căn bệnh phổ biến hiện nay và ngày càng nhiều khi chúng ta chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm một số môn. Em cần xem lại cách học của mình. Thật thận trọng khi đọc giả thiết bài toán, trình bày đầy đủ các từ cơ bản đến nâng cao. " Đừng xem nhẹ những bài cơ bản vì đó là những viên gạch đầu tiên cho bạn xây một ngôi nhà đủ lớn" (Thầy Dương Văn Bình) ()
Câu 17:
Thưa thầy, em muốn hỏi làm cách nào để mình có thể nhìn được hướng giải một bài toán? Em chẳng bao giờ làm được một bài toán khó mà không được chỉ dẫn qua. Dù thuộc công thức nhưng em vẫn không biết phải bắt đầu làm như thế nào? Xin thầy hướng dẫn ạ. (Trần Thiện Thanh - Email: thienblue007@yahoo.com)
Trả lời:
Sau khi đọc đề em cần trả lời được 3 câu hỏi: 1. Em có gì? 2. Em muốn làm gì? 3. Em sẽ làm như thế nào? Có 3 hướng suy luận để tìm ra hướng giải quyết bài toán: 1. Đi từ giả thiết, phân tích,suy luận tìm đến kết luận (điều cần chứng minh). 2. Đi từ kết luận, phân tích, suy luận tìm đến giả thiết (những điều đề bài cho) 3. Đưa kết luận và giả thiết đến một kết luận trung gian Cuối cùng em hãy tự tin vào bản thân, học toán không khó nhưng em phải kiên trì. Chúc em thành công! (Thầy Nguyễn Phúc Đức) ()
Câu 18:
Thưa thầy, để học tốt môn Toán phải cần những yếu tố gì ạ? Em cám ơn thầy. (Vũ Thanh Tuyền - Email: )
Trả lời:
Học toán không khó nếu em kiên trì, nên để học tốt môn này em cần: 1. Nắm vững hệ thống lý thuyết 2. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán 3. Thường xuyên luyện tập một cách hoàn chỉnh, từ cơ bản đến nâng cao (nhớ đừng chủ quan bỏ qua các bài tập cơ bản nhé) 4. Hãy cố gắng tìm cho mình một niềm vui trong học toán. (Thầy Nguyễn Phúc Đức ) ()
Câu 19:
Em không tài nào nhớ nổi khi nào sử dụng tổ hợp khi nào chỉnh hợp! Em rất lúng túng khi đọc phải đề toán loại này! Xin thầy giúp em phân biệt được ạ? Em cám ơn thầy. (Văn Phúc - Email: phucpro21@yahoo.com)
Trả lời:
Các dạng toán về đại số tổ hợp ở phổ thông không khó. Nguyên nhân chính là vì em chưa thật sự nắm được sự khác biệt cơ bản giữa chỉnh hợp và tổ hợp (giữa sự phân biệt thứ tự và không phân biệt thứ tự). Khi gặp các dạng toán này em thường rối là do em chưa quen mà thôi. Hãy kiên trì luyện tập để khắc phục nhược điểm này em nhé. (Thầy Nguyễn Phúc Đức) ()
Câu 20:
Em cảm thấy việc học toán rất khó khăn và khô nữa. Thấy có cách nào giúp em hứng thú, đam mê học toán không? (Lê Minh Tâm - Email: )
Trả lời:
Toán học không "rất khó” và” khô" như em nghĩ đâu. Để lấy lại niềm đam mê học toán em hãy bắt đầu bằng những việc sau:
1.Toán học xuất phát từ những điều đơn giản, đôi khi em bỏ quên điều đó dần trở nên ngán ngẩm với môn Toán.
2.Thấy được vai trò quan trọng cuả toán học trong cuộc sống
3.Đọc các sách ứng dụng toán học vào cuộc sống
4.Đọc các tiểu sử của các nhà toán học (Thầy Nguyễn Phúc Đức)
()
Câu 21:
Em đang học lớp 12, để chuẩn bị cho kì thi sắp tới em đang rất lo về phương pháp học các công thức liên quan đến tích phân. Em rất mong thầy chỉ cho em cách nhớ dạng bài tập này? Cám ơn thầy nhiều ạ (Phượng Mai - Email: )
Trả lời:
Chào em! Em cần xem lại kiến thức về đạo hàm trước khi bắt đầu học tích phân, em phải tìm được mối liên hệ giữa đạo hàm và tích phân. Quan trọng là em phải phân loại được các dạng toán và luyện giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao thật nhiều. Không có con đường nào khác là bạn phải thươngf xuên luyện tập. Chúc em thành công! (Thầy Nguyễn Phúc Đức) ()
Câu 22:
Thầy ơi, làm sao có thể học tốt được dạng toán liên quan đến phương trình lượng giác? (Phạm Hoài Trân - Email: tranrubi2101@yahoo.com)
Trả lời:
Để học tốt về phương trình lượng giác, các em cần:
1. Nắm vững các định nghĩa, tính chất và các công thức lượng giác cũng như hoàn thiện kỹ năng biến đổi lượng giác
2. Phân biệt được các dạng lượng giác và cách giải tương ứng
3. Giải nhiều bài tập để rút kinh nghiệm và hãy lưu ý đặc biệt cách giải các phương trình đặc biệt nhé. (Thầy Nguyễn Phúc Đức)
()
Câu 23:
Năm nay em thi tốt nghiệp, nhưng em thấy mình hơi bị mất căn bản môn Toán, thầy có bí quyết nào giúp cho em lấy lại căn bản được không ạ? Em cám ơn thầy. (Tuyết Mi - Email: tuyetmi082@yahoo.com)
Trả lời:
Em biết mình hơi bị mất căn bản chứng tỏ rằng kiến thức về môn toán của em đã có một nền tảng, hơn ai hết em biết mình đang yếu ở nội dung nào. Cách khắc phục duy nhất là em hãy xem lại lý thuyết phần đó, làm những bài tập từ mức độ cơ bản đến nâng cao và hãy cố gắng hệ thống lại kiến thức cho mình một cách khoa học. (Thầy Nguyễn Phúc Đức) ()
Câu 24:
Em học khá tự nhiên. Em đang phân vân giữa nhóm ngành Kinh tế và Kĩ thuật. Học quản trị kinh doanh sợ khi ra trường khó xin việc còn kĩ thuật thì em thích điện tử. Em nên chọn ngành nào, trường nào thì cơ hội việc làm cao hơn? (Hữu Tài - Email: taitu@gmail.com)
Trả lời:
Em học tốt về tự nhiên thì đây là điều kiện thuận lợi để học tốt trong trong cả hai ngành kinh tế và kỹ thuật. Ngành nào cũng có nhu cầu về việc làm rất lớn tuy nhiên để lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng thì em phải có năng lực thật sự nổi bậc trong ngành mà em lựa chọn. (Ông Ngô Công Trường) ()
Câu 25:
Nếu sở thích của em liên quan đến thiên văn học, thì em có thể dự thi vào ngành nào? Khi ra truờng thì cơ hội việc làm sẽ như thế nào? (Cao Văn Liêm - Email: Liemvan@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Ngành thiên văn học là ngành đang phát triển tại Việt Nam. Người làm việc ngành thiên văn học hiện nay, đa số theo học từ các trường nước ngoài. Em muốn làm ngành thiên văn học, có thể theo học ngành vật lý thiên văn, vật lý địa cầu. Em có thể tìm hiểu về ngành vật lý thiên văn, vật lý địa cầu của đại học quốc gia Hà Nội, đại học Bách Khoa TPHCM. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 26:
Em muốn biết những kỹ năng cần thiết để có thể học tốt những ngành kỹ thuật. Ngoài những kiến thức ở trường phổ thông có cần phải thêm kỹ năng gì khác, có cần phải biết lập trình không? (Thành Duy - Email: thanhduy@yahoo.com)
Trả lời:
Những kỹ năng cần thiết để học tốt ngành kỹ thuật:
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy logic
Ngoài ra dân kỹ thuật phải có niềm đam mê lớn về kỹ thuật vì những kiến thức và kinh nghiệm trong ngành kỹ thuật không đến một sớm một chiều mà đến sau một quá trình tìm hiểu lâu dài, vì vậy không có đam mê lớn thì sẽ không có thành công trong ngành kỹ thuật.
Tại trường phổ thông chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để tiếp tục học tại trường Đại học. Tuy nhiên để thành công trong công việc cần phải trang bị nhiều những kỹ năng khác, ngoài các kiến thức được cung cấp trong trường Đại học (hay còn gọi là kỹ năng mềm). Các kỹ năng mềm cần thiết
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy logic
- Kỹ năng giao tiếp và trình bày
- Kỹ năng hội nhập
(Ông Ngô Công Trường) ()
Câu 27:
Em đang học đại học nhưng cảm thấy không hợp với ngành đang học và muốn thi lại trường khác. Tâm lý em hiện rất bối rối, lo lắng vì sợ thi không đậu. Em có nên thi lại ngành khác hay vẫn tiếp tục học ở trường cũ. Xin tư vấn giúp em ? (Lê Hải Đăng - Email: )
Trả lời:
Theo tôi việc chọn lại ngành học khác là vấn đề em cần phải suy nghĩ thật kỹ, đặt câu hỏi vì sao mình nhân thấy không phù hợp với ngành đang học như không thích, không học được, không phù hợp với năng lực... và nếu thực sự không phù hợp thì em cũng cần suy nghĩ thật kỹ là mình phù hợp với ngành nghề nào? em chú ý luôn luôn chọn ngành trước khi chọn trường. Vấn đề chọn lại ngành học khác cũng đem lại hữu ích khi em đã xác định quyết tâm không phù hợp với ngành đang học. Còn việc có trúng tuyển khi thi lại trường khác thì chính em phải tự xem xét năng lực thi của mình và quyết định. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 28:
Em là một người trầm tính. Em đang băn khoăn giữa ngành hải quan và công nghệ sinh học. Không biết hai ngành em có ý định thi có phù hợp với người như em và có dễ kiếm việc làm không? (Đăng Khôi - Email: khoideptrai19@yahoo.com)
Trả lời:
Trong quá trình chọn ngành nghề thì tính cách là một phần quan trọng, tuy nhiên trong hai ngành mà em đề cập thì việc trầm tính không có ảnh hưởng lớn lắm. Em nên tập trung vào chương trình đào tạo của hai ngành này để xem có phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân hay không. Về cơ hội việc làm của hai ngành này là ngang nhau, tuy nhiên nếu em đam mê nghiên cứu thì ngành công nghệ sinh học là một hướng tốt cho em. Đây là ngành được dự báo có nhu cầu cao về nguồn nhân lực và là ngành được tập trung ưu tiên phát triển của nhà nước. (Ông Ngô Công Trường) ()
Câu 29:
Chào Hội đồng tư vấn, quê em ở vùng cao, cụ thể là ở Lào Cai. Em không biết chọn ngành gì để phù hợp với miền quê của em. Mong muốn của em là sau này ra trường sẽ về Lào Cai làm việc để góp phần xây dựng cho quê hương mình phát triển hơn. Em cảm ơn. (Vân Anh - Email: anhtrailang@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Chào em! Anh rất ngưỡng mộ em vì tinh thần góp phần xây dựng quê hương của mình. Lào Cai là một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất cả nước, vì vậy Lào Cai có khả năng phát triển cả về công nghiệp và nông nghiệp. Em có thể lựa chọn bất cứ ngành nào phù hợp với đam mê và năng lực của mình để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Đến lúc đó Lào Cai sẽ rất vui mừng khi có được sự phục vụ của những người có năng lực như em. Chúc em thành công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. (Ông Ngô Công Trường ) ()
Câu 30:
Cho em hỏi em muốn học ngành Dược nhưng đầu vào đại học cao quá. Em nge nói có văn bằng 2 về nghành này.Vây em thi đại học nghành nào, trường nào dễ hơn để có thể thi được tiếp vb2 vào ĐH Dược (La thị Huỳnh Mai - Email: huynhmai@yahoo.com)
Trả lời:
Chào em! Nếu em muốn học văn bằng 2 của ngành Dược thì em phải chọn ngành học tại đại học phù hợp. Một số ngành được chấp nhận học văn bằng 2 của ngành Dược như: Hóa Lý, Hóa phân tích của trường đại học Bách Khoa hoặc đại học Khoa học Tự nhiên. Nếu vẫn đam mê học ngành Dược thì vẫn có một số ngành chấp nhận để em học trung cấp dược như: Hóa (Hóa Lý, Hóa phân tích, Hóa hữu cơ,...) (Ông Ngô Công Trường ) ()
Câu 31:
Xin chào các thầy! Năm nay em thi khối A, môn Toán và Hóa thì em rất tự tin. Riêng môn Vật lý thì không tự tin lắm. Lý do, Vật lý vừa học lý thuyết vừa học công thức nữa. Mong các thầy chỉ em cách nào học tốt nhất, em rất lo. Xin cảm ơn thầy. (Loan Châu - Email: chau000@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Chào em! Bạn rất tự tin về môn toán và hóa tức là bạn đã có tu duy tốt về các môn tự nhiên. Vậy thì bạn hãy áp dụng nó sang môn Lý đi?. Trước hết bạn hãy có cái nhìn tổng quát về chương trình vật lý. Sau đó bạn hãy đi vào từng chủ đề nhỏ, bạn nhớ làm thêm những bài tập cơ bản để khắc sâu phần lý thuyết chủ đề đó. Hiện nay vật lý thi trắc nghiệm và các bạn học sinh chỉ nhớ các công thức để dùng nó mà quên mất nếu muốn khắc sâu thì hãy chứng minh công cụ đó. (Thầy Dương Văn Bình) ()
Câu 32:
Em muốn học ngành vật lý nhưng thấy trên nhiều diễn đàn có nhiều anh chị học xong ra không có việc làm, vậy cơ hội tìm việc của ngành này thế nào và có phải học cao lên nghiên cứu sinh hay có cần học bằng PhD ở nước ngoài sau đại học không? (Sơn Lý - Email: transonly@gmail.com)
Trả lời:
Học chuyên ngành Vật lý, có nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm sau khi ra trường. Với các cơ quan nghiên cứu y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế đều ứng dụng vật lý hạt nhân để chiếu xạ điều trị các bệnh về ung bướu, chụp x-quang, laser... và tại các nhà máy về xi mạ, chế biến vật liệu...
Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành Vật lý, nếu muốn tiếp tục nâng cao kiến thức thì em có thể tiếp tục học lên cao học tại các trường đại học trong và ngoài nước có đào tạo chuyên ngành này. (Ông Trần Anh Tuấn) ()
Câu 33:
Vào học hai năm ở ngành Vật lý em mới thấy mình không hợp với vật lý. Qua trắc nghiệm, em thấy mình hợp với ngành Tâm lý. Xin hỏi em phải chuẩn bị như thế nào để có thể tiếp cận, học hỏi và làm được trong ngành Tâm lý? (Sinh viên khoa Vật lí ĐHSP Hà Nội. - Email: thuyhongmailan@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Trước tiên em cần suy nghĩ thật kỹ về lý do không phù hợp với ngành vật lý, vì trách nhiệm nghề nghiệp chỉ là một yếu tố để xác định năng lực nghề, quan trọng là sở thích và kỹ năng phù hợp với ngành nghề học và tham gia thị trường lao động. Nếu em muốn học ngành Tâm lý học, em có thể tìm hiểu trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH quốc gia Hà Nội. Ngành Tâm lý học cần kiến thức rộng về kiến thức xã hội và kỹ năng giao tiếp. ()
Câu 34:
Thưa thầy, em năm nay học lớp 8. Em yêu thích môn Toán và muốn trở thành học sinh giỏi toán. Nhưng từ năm lớp 6,7,8 em không được học nâng cao về toán. Bây giờ em muốn trở thành một học sinh của khối chuyên Toán. Xin thầy cho em lời khuyên? Xin cám ơn thầy rất nhiều. ( - Email: )
Trả lời:
Thực ra ở các lớp 6,7 8 em không được học nâng cao mà bây giờ định vào khối chuyên toán thì thật sự làm cho em cảm thấy rất theo kịp chương trình. Nếu vậy ngay từ bây giờ bạn phải tập trung ôn tâp. (Thầy Dương Văn Bình)
Kỳ 2: Câu 1:
Em học Toán thì cũng được nhưng làm bài kiểm tra toàn bị thấp điểm, đúng là do em không chịu làm bài tập. Bây giờ em muốn khắc phục và chăm chỉ làm bài tập nhưng không tài nào làm được những bài khó hơn bình thường, đại số thì tạm được nhưng toán hình ngồi suy nghĩ cả buổi cũng chẳng làm được một bài. Vậy em phải làm thế nào để khắc phục nhược điểm của mình ạ? (Truyền - Email: truyentr...yahoo.com)
Trả lời:
Hãy bình tĩnh. Lo lắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khi giải bài. Bi quan cũng là một thông tin tiêu cực có ảnh hưởng xấu lên kết quả. Vì vậy Em hãy tự tin rằng mọi cái mình đều có thể vượt qua. Tinh thần cũng quyết định chiến thắng. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 2:
Tôi nghe nói có một ngành mới là quản trị cao ốc nhưng không biết học ở đâu? Nhờ Ban tư vấn chỉ giùm. Học mấy năm, học phí thế nào ạ? (Thu Phuong - Email: phuongvu1...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Em có thể theo học ngành quản trị cao ốc tại trương Trường Đại học Tài chính - Marketing TPHCM. Mọi thông tin chi tiết em vui lòng liên hệ với trường qua số điện thoại :08 39970941 hoặc website : https://dms.ufm.edu.vn/default.aspx Chúc em sớm tìm được ngành mà mình yêu thích! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 3:
Chào các thầy, cô, em đang học để ôn thi đại học, em thấy môn Vật lý lớp 12 phần lý thuyết rất nhiều nhưng em định lúc nào gần thi mới học cho dễ nhớ, không biết như vậy có hợp lý không? (Lê Thanh Hoàng - Email: sensacollvn...yahoo.com)
Trả lời:
Chào bạn Hoa!. Câu hỏi này của em rất giống với những bạn học khối C, đó là những bạn học khối C thì lí thuyết là rất nhiều nên nhiều bạn cứ nghĩ rằng nếu học bây giờ thì đến lúc thi sẽ quên hết nhưng thực tế đây là một ý nghĩ sai lầm. Cho dù bạn học khối nào thì công việc học lý thuyết và bài tập phải là một quá trình song song, nếu bạn tạo được thói quen này thì cả hai phần sẽ hỗ trợ cho nhau rất hiệu quả. Đặc biệt bạn là học sinh khối A thì khi bạn làm bài tập thì những bài tập này giúp bạn khắc sâu lý thuyết. Khi bạn học môn vật lý thì bạn cần phải có tư duy logic rất cao, chính tư duy logic này nếu bạn chú ý thì chẳng phải lo gì việc quên những điều đã học. Việc học lý thuyết môn gì cũng vậy bạn phải thường xuyên, liên tục xem lại để kiến thức không bị mai một. Chúc bạn thành công trong học tập. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 4:
Em muốn hỏi thầy, khi nào thì đặt điều kiện cho bài toán trước khi giải toán và theo em thấy thì những năm gần đây chương trình thi ĐH không có những bài toán về 3 đường conic là do đề không ra hay do không có phần đó? Em xin cảm ơn thầy (Thanh Tan - Email: thanhtanhu...yahoo.com)
Trả lời:
Tất cả nội dung thi đã được Cục Khảo thí của Bộ GD&ĐT công bố. Nội dung THI ĐH có trong Chương trình các Em đã học ( Lưu ý là kiến thức của PTTH, nếu Em nghĩ rằng chỉ kiến thức lớp 12 thì chưa đủ đâu). Giải một bài Toán, đặc biệt giải các Phương trình lượng giác, khi bài toán có nhiều yếu tố, có nhiều nghiệm,…và biểu thức không xác định với mọi đối tượng: hàm số, biến số,... thì chúng ta phải đặt điều kiện để ràng buộc, loại bỏ những yếu tố không phù hợp có như vậy kết quả mới chính xác. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 5:
Đã sắp đến kỳ thi tuyển sinh nên em cảm thấy càng lo lắng hơn về môn Toán. Em có thể chuẩn bị môn Toán như thế nào để có thể làm bài tốt trong kì thi sắp tới? Làm thế nào để học môn toán có hiệu quả nhanh nhất? Em rất mong có thể nhận được câu trả lời của Quý thầy vì đây là lần đầu em tham gia giao lưu trực tuyến . (Quynh Vy - Email: vysunday...yahoo.com)
Trả lời:
Lo lắng là đặt trách nhiệm cho bản thân mình, nhưng lo lắng quá sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hại cho sức khỏe. Hãy bình tĩnh chuẩn bị cẩn thận. Nội dung THI ĐH môn Toán không bao giờ nằm ngoài chương trình đã học, thậm chí rất cơ bản. Giải một bài toán cần các kiến thức PTTH là đủ. Nhưng phải thu nạp chúng một quá trình lâu dài. Vì vậy phải tranh thủ ÔN TẬP và chịu khó giải bài tập. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 6:
Thưa thầy! Trong môn Toán quan trọng nhất là khả năng phân tích và suy nghĩ nhanh. Nếu em muốn nâng cao khả năng phân tích và tốc độ suy nghĩ của mình, em phải làm gì? Rất mong thầy cho ý kiến. Xin chân thành cảm ơn thầy (Hoàng Thư - Email: khimon...gmail.com)
Trả lời:
Kỹ năng để giải một bài toán đòi hỏi nhiều thứ chớ không chỉ suy nghĩ nhanh, làm nhanh,… Kiến thức đã cập nhật cho bản thân mới là quan trọng, chúng sẽ là nền tảng để thể hiện khả năng giải bài của Em. Tập tư duy, suy luận thì rèn được khả năng “ nhanh” như Em muốn, nhưng cẩn thận và đúng vẫn hơn nhanh mà sai. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 7:
Em thì rất thích kinh tế nhưng ba mẹ lại không đồng ý vì ba mẹ nói kinh tế đang có rất nhiều người học, bốn năm nữa ra trường thì rất khó kiếm việc làm, dễ thất nghiệp. Vậy quan niệm này đúng hay sai? Cho em hỏi chuyên ngành Quản trị kinh doanh là như thế nào, ra trường có dễ xin việc không? Em thấy ngành Quản trị này mơ hồ quá, có an toàn khi chọn ngành này để học không ạ? (Thế Nam - Email: namthai@gmail.com)
Trả lời:
Chào em! -Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành kinh tế của nước ta là rất lớn. Ở thời nào cũng vậy nếu năng lực bản thân không đáp ứng với được yêu cầu của thị trường lao động thì việc thất nghiệp hay khó kiếm việc làm là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Theo tôi nếu em đam mê về kinh tế và có năng lực tốt sau khi đã tốt nghiệp thì cơ hội việc làm là rất lớn, vì vậy em cứ yên tâm theo đuổi niềm đam mê của mình. -Chuyên ngành quản trị kinh doanh là ngành đào tạo nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về kinh doanh, bao gồm kiến thức về quản trị chiến lượt, marketing, nhân sự, tài chính - kế toán,... Vì vậy nếu em muốn có kiến thức tổng hợp thì nên theo học ngành này, còn nếu em muốn tìm hiểu chuyên sâu theo từng ngành thì em chọn ngành học cụ thể tương ứng. Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 8:
Thưa quý Thầy, học ngành Kinh tế đối ngoại sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc gì, ở phòng ban nào (cụ thể)? Ngành Kinh tế đối ngoại có yêu cầu cao về ngoại hình không? (Ngoc Phu - Email: lengocphu_2...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, - Việt Nam đã gia nhập WTO vì thế các doanh nghiệp của nước ta có xu hướng vươn ra thế giới. Vì vậy tại các doanh nghiệp học rất cần những chuyên gia phụ trách về công tác đối ngoại vì đây là bộ mặt của công ty. Do đó cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại là rất lớn. Em có thể phụ trách về đối ngoại cho các công ty tại Việt Nam cũng như các công ty đa quốc gia. - Ngoại hình là một lợi thế trong giao tiếp tuy nhiên nó không phải là yếu tố quyết định. Có rất nhiều chuyên gia đối ngoại có ngoại hình khiêm tốn nhưng ẩn bên trong là một sức mạnh nội lực tiềm tàng ( kiến thức, tâm và tầm ), khiến cho người khi giao tiếp với họ có sự nể trọng nhất định. Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 9:
Thưa thầy, em rất thích nghề Chứng khoán nên em định thi vào ngành Chứng khoán trong kỳ thi đại học năm nay nhưng em nghe các anh chị đi trước nói học ngành này chỉ mãi làm “lính” mà thôi. Vậy để vừa có thể thăng tiến trong lĩnh vực chứng khoán vừa được làm đúng ngành nghề yêu thích thì em phải làm gì? (Ngoc Vy - Email: vyvyphunin...@yahooc.com)
Trả lời:
Chào em, Để đạt được thành công trong một nghề, không riêng gì nghề chứng khoán, thì em phải trải qua một quá trình phấn đấu liên tục mà bắt đầu là phải làm "lính" như em đề cập. Ví dụ như các võ sư của Thiếu Lâm Tự khi mới vào chùa phải làm những công việc cực kỳ cơ bản như: chẻ củi , gánh nước, nấu cơm, giặt đồ,...Những công việc cơ bản này sẽ giúp ích em rất nhiều sau khi em trở thành quản lý bởi vì em có thể hiểu rõ được nhân viên của mình đang làm gì. Để thăng tiến trong lĩnh vực chứng khoán hay trong các ngành khác em phải nỗ lực không ngừng. Em phải năm bắt kỹ các kiến thức về chứng khoán đồng thời trao dồi thêm các kiến thức và kỹ năng về quản lý. Khi em đã kết hợp được cả hai kỹ năng cứng và mềm này thì em sẽ vừa có thể thăng tiến trong công việc, vừa có thể làm công việc mà mình yêu thích. Chúc em sẽ đạt được thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 10:
Học lực của em chỉ ở mức trung bình, vì vậy em dự định sẽ đi học nghề, em yêu thích nghệ thuật trang trí, nhờ quý thầy hướng cho em học nghề nào thì phù hợp và dễ tìm việc làm? Em xin cảm ơn. (Thanh Hoang - Email: thanhhoang10...@hotmail.com)
Trả lời:
Hiện nay ở TPHCM có rất nhiều trường dạy nghề và đào tạo rất nhiều ngành nghề với các trình độ từ sơ cấp nghề( dưới 1 năm) trung cấp nghề từ 1-2 năm và cao đẳng nghề 3 năm. Với học lực trung bình và sở thích là nghề trang trí em có thể tham dự học các khóa nghề thiết kế như: thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất. Với điều kiện bạn phải có trình độ in học căn bản nhất định. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 11:
Em rất yêu thích CNTT nhưng nghe nói khoảng 40 tuổi hay 50 thì không làm được gì nữa… Có nhiều người khuyên là không nên theo ngành CNTT. Nhưng em đã gắn bó với máy tính từ năm lớp 8. Ngoài ra, em muốn đi làm trong ngân hàng thì nên chọn ngành nào ạ? (Công Chiến - Email: phamcongchie...yahoo.com)
Trả lời:
Công nghệ thông tin hiện nay đang là ngành nghề mũi nhọn mà chính quyền TPHCM đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách phát triển,với sự đam mê công nghệ thông tin của em thì em nên duy trì. Với sự đam mê ngành ngân hàng em có thể chọn học: quản trị tài chính, quản lý ngoại hối, kiểm toán, quản lý nhân sự.,quản trị kinh doanh... (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 12:
Cho em hỏi nếu học ngành xây dựng ra sẽ làm gì? Và học xây dựng có thể học lên kiến trúc không?
(Bùi Ngọc Quang - Email: quangpro19...yahoo.com)
Trả lời:
Các chuyên ngành xây dựng trong lĩnh vự nghề nghiệp có thể là nghề mộc, nghề nề bê tông cốt thép, thiết kế nội thất... để có thể thành công trong ngành nghề xây dựng nên bổ sung thêm kiến thức lĩnh vực ngành nghề kiến trúc. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 13:
Em đang học lớp 11, nhưng xem trong chương trình thi đại học gần như không thấy bài tập cũng như vật lý 11 cũng như lớp 10. Bạn bè trong lớp em cũng nhận thấy điều đó nên không đầu tư cho môn học này. Như vậy có ảnh hưởng gì về thi sau này không? (Trần Văn Đáng - Email: dangvinhlong_6...yahoo.com)
Trả lời:
Chào bạn! Câu hỏi nêu phần nào cho thấy mặt “hạn chế”của chương trình học và thi môn vật lý hiện nay. Bởi vì quan niệm nay của học sinh đó là “ thi cái gì thì học cái đó”. Chính quan niệm đó đã làm cho các bạn cho rằng đó là hạn chế nhưng thực tế không hẳn như vậy . Ở chương trình thi đại học môn vật lý gần như không thấy các bài tập lớp dưới nhưng có sự lồng ghép cũng khá nhiều như trong dao động điều hòa trong điện trường thì chịu tác dụng của lực điện trường, trong chất lỏng thì chịu lực đẩy Acsimet, trong bài toán về hạt nhân sử dụng về kiến thức về động lượng lớp 10. Có điều rất sâu xa nữa là khi các bạn học tốt các chương trình lớp dưới sẽ hình thành tư duy logic, có được cách nhìn tổng quát hơn. Các nhà nghiên cứu viết sách là những người rất uyên thâm về kiến thức và tư duy nên khi biên soạn đều có chủ ý. Bạn hãy cố gắng học tốt những điều mình được học nó sẽ luôn hữu ích cho bạn. Nhớ nhắn nhủ điều này cho các bạn cùng lớp nhé. Chúc tất cả các bạn học tốt. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 14:
Thưa thầy, làm sao để mình có thể nhớ lâu những dạng toán đã làm qua? Em cảm ơn thầy?
(Vũ Duy - Email: duytrucphuong2...yahoo.com)
Trả lời:
Em hãy xem lại một số ĐỀ THI của các năm trước. Thường chỉ có một số dạng, như: Khảo sát sự biến thiên của hàm số và vẽ đồ thị; Giải phương trình lượng giác, giải phương trình mũ ( hoặc Logarit), Tích phân ( thường lấy tích phân từng phần), Hình học ( Chọn: Hình Giải tích hoặc Hình Không gian)... Như vậy từ cái nhìn tổng thể đó giúp Em cảm thấy quen với bất cứ bài toán nào trong kỳ thi. Cái Em cần nhớ là Phương pháp chứ không phải nhớ bài cụ thể nào. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 15:
con toi nam lop 10 chau dat giai nhi cuoc thi viet thu quoc te UPU duoc cong nhan tuong duong giai nhi hoc sinh gioi van toan quoc. vay chau co duoc uu tientuyen thang nam nay khong? (nam nay chau lop 12) (Nguyễn Hoài Nam - Email: quanglop72@gmail.com)
Trả lời:
ok men (PGS.TS Vũ Thanh Tùng)
Câu 16:
Thưa thầy, làm cách nào để mình có thể nhớ cách tính tích phân cho từng dạng ạ? Như khi nào đặt x=sint, t=sinx, x = tant để tính tích phân? Làm sao phân biệt được khi nào dùng tích phân từng phần và khi nào đổi biến? (Anh Trung, Trường THPT Hoa Sen - Email: trunganh22...yahoo.com)
Trả lời:
Có đến 07 phương pháp lấy tich phân. Trong chương trình PTTH các Em chỉ học 04 phương pháp, trong đó: - Lấy tích phân từng phần khi hàm có dấu hiệu lặp lại, như sin, cos, exp(...). - Câu hỏi của Em thuộc phương pháp ĐỔI BIẾN. Có 02 cách đổi biến, đó là: a/ Đổi biến mới bằng một cụm biến cũ khi hàm dưới dấu tích phân tách ra dạng f(x)=h(g(x)).g’(x), ta đặt t=g(x). b/ Đổi biến cũ thành một hàm của biến mới x=s(t) khi hàm dưới dấu tích phân có dạng căn thức, hữu tỷ. Thường đặt x=sint,cost, tant rồi dùng biến đổi lượng giác đưa về hàm cầu phương ( lấy tích phân) được. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 17:
Xin chào Quý thầy,cô, năm nay em đang học năm 3 trường đại học Ngoại thương Hà Nội. Em đọc báo và thấy rằng để được làm một nhà quản lý thì ngoài khả năng làm việc còn có nhiều yếu tố khác như ngoại hình phong độ, giao tiếp và phong cách lãnh đạo… Nếu các yếu tố đó mờ nhạt ở em thì em có thể tập luyện để trở thành một nhà quản trị trong tương lai không ạ? (Thanh Long - Email: thanhlong...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, - Để trở thành nhà quản lý hay nhà lãnh đạo thành công em phải cần hai yếu tố : + Kỹ năng cứng: em đang học về Ngoại thương vì vậy em nên tích lũy tốt các kiến thức và kinh nghiệm trong ngành ngoại thương. Các kỹ năng cứng sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. + Kỹ năng mềm: đây là những kỹ năng giúp em thành công trong công việc bên cạnh những kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề,kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hội nhập...Các kỹ năng này em có thể hoàn toàn học tập được, tuy nhiên để sử dụng những kỹ năng này một cách thuần thục thì em cần phải tập luyện và liên tục sử dụng nó trong một thời gian dài. Chúc em có thể trở thành nhà quản trị thành công trong tương lai! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 18:
Em muốn học nghề hàn kỹ thuật cao để đi làm ở các giàn khoan, vậy nghề này ở đâu đào tạo? Học trong thời gian bao lâu? Xin cảm ơn quý thầy. (Huynh phúc - Email: thanhphuc@gmail.com)
Trả lời:
Hiện nay nghề hàn kỹ thuật cao có thể là hàn TIG, MIG/MAG. Bạn có thể liên hệ các cơ sở dạy nghề sau Đại học Công Nghiệp TPHCM, Đại học Bách Khoa, Cao đẳng Cao Thắng, Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TPHCM. Thời gian học từ 6 tháng đến 1 năm đối với trình độ sơ cấp nghề. 1 năm đến 2 năm với trình độ trung cấp nghề, 3 năm đối với trình độ cao đẳng nghề. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 19:
Chào Hội đồng tư vấn, em có 1 thắc mắc xin Hội đồng tư vấn trả lời giúp em là nếu năm nay em thi ĐH không đậu, em sẽ xét tuyển vào CĐ nghề Tp.HCM vậy khi học xong CĐ nghề em có thể học tiếp lên liên thông được không ạ?
(Văn Nam - Email: nam1503...yahoo.com)
Trả lời:
Hiện nay theo quy định thì sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề thì học viên có thể tiếp tục học liên thông lên bậc học cao hơn. Trường hợp của bạn thì trường cao đẳng nghề TPHCM đang có tổ chức liên thông các nghề sau. Các nghề bên lĩnh vực thông tin, nghề quản trị doanh nghiệp,kế toán. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 20:
Em muốn đi học nghề nhưng không biết nghề nào học nhanh và hiệu quả khi đi làm, mong thầy tư vấn giúp em
(Thanh Thùy - Email: thuy94...yahoo.com)
Trả lời:
Có rất nhiều ngành nghề hiện đang đào tạo tại TPHCM, một số nghề có thời gian đào tạo ngắn tốt nghiệp xong có thể tự tạo việc làm hoặc dễ kiếm việc làm như nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ: nghiêp vụ kế toán, nghiệp vụ khai báo thuế, các nghề thuộc lĩnh vực khách sạn nhà hàng như: pha chế rượu, bếp, buồng, bàn. Các nghề thuộc lĩnh vực trang điểm như cắt uốn tóc, trang điểm săn sóc da mặt. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 21:
Thưa thầy, em có 1 câu hỏi mong thầy giúp. Môn Toán, đặc biệt là Đại số có rất nhiều công thức cũng như là cách làm nên rất dễ lẫn lộn, vậy làm sao để phân biệt được các công thức đó ạ?
(Hoàng Thanh - Email: thanhnibi2...gmail.com)
Trả lời:
Trên đời này không có ai nhớ hết mọi thứ ! Em hãy ôn tập một cách cẩn thận và đầy đủ chương trình quy định. Hãy tự tin và bình tĩnh bởi khi Em làm bài thi, bắt buộc bộ nhớ sẽ làm việc, các kiến thức có sẵn trong đầu sẽ được nhớ lại. Các công thức nói riêng và kiến thức nói chung về bài toán vì thế sẽ tự động xuất hiện. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 22:
Xin chào thầy Nguyện, em mới học hết lớp 9, gia đình em rất khó khăn, em muốn nghỉ học tìm nghề gì đó để học nhanh ra có việc làm mong phụ giúp gia đình. Xin thầy cho em lời khuyên nên học nghề gì?. Em cảm ơn! (Huy Nam - Email: tphoaphuong31...gmail.com)
Trả lời:
Bạn có thể tham gia học các nghề trình độ sơ cấp, thời gian đào tạo ngắn có thể tạo hoặc kiếm việc làm như: nghiệp vụ kế toán, pha chế rượu, bếp, các nghề thuộc lĩnh vực thẩm mỹ. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 23:
Cho em hỏi các thầy, cô là em đang ôn thi đại học, em chỉ học lý thuyết qua các câu hỏi trắc nghiệm trong các sách học thêm mà có quá nhiều tài liệu không biết học tài liệu nào tốt nhất. Phương pháp học như vây có đúng không à?
( - Email: nguyenbinhminh2...gmail.com)
Trả lời:
Chào em !Trước hết Thầy khẳng định rằng phương pháp học của em như vậy là không khoa học và điều này sẽ làm cho việc học của em thiếu định hướng, thiếu hiệu quả . Em cần phải hiểu rằng sách giáo khoa là công cụ đắc lực nhất cho tất cả học sinh, các em phải sử dụng nó để nắm được mình được học những gì.Từ chỗ nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa thì em có thể trả lời được các câu hỏi trong rất nhiều sách học thêm vì cùng một vấn đề nhưng có rất nhiều cách đặt vấn đề khác nhau nên em không thể nói là chọn một quyển sách học thêm là đủ được. Ở mỗi cuốn sách học thêm đều có những ưu điểm riêng của nó, có những cuốn có những phần tác giả viết rất hay. Em đọc tham khảo được nhiều sách thì sẽ giúp cho em nắm được rất nhiều dạng điều này hữu ích cho em trong các kỳ thi sắp tới. Chúc em đạt được kết quả tốt. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 24:
Thưa thầy, làm cách nào để mình có thể nhớ cách tính tích phân cho từng dạng ạ? Như khi nào đặt x=sint, t=sinx, x = tant để tính tích phân? Làm sao phân biệt được khi nào dùng tích phân từng phần và khi nào đổi biến?
(Thanh Tuan - Email: thanhtuan_nhatr...yahoo.com)
Trả lời:
Có đến 07 phương pháp lấy tich phân. Trong chương trình PTTH các Em chỉ học 04 phương pháp - Lấy tích phân từng phần khi hàm có dấu hiệu lặp lại, như sin, cos, exp(...). - Câu hỏi của Em thuộc phương pháp ĐỔI BIẾN. Có 02 cách đổi biến, đó là: a/ Đổi biến mới bằng một cụm biến cũ khi hàm dưới dấu tích phân tách ra dạng f(x)=h(g(x)).g’(x), ta đặt t=g(x). b/ Đổi biến cũ thành một hàm của biến mới x=s(t) khi hàm dưới dấu tích phân có dạng căn thức, hữu tỷ. Thường đặt x=sint,cost, tant rồi dùng biến đổi lượng giác đưa về hàm cầu phương ( lấy tích phân) được. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 25:
Thưa thầy, em hiện đang học lớp 12 và chuẩn thi vào khối A, môn Toán em chỉ loại khá. Em muốn hỏi thầy là trong 1 khỏang thời gian ngắn nên ôn thi theo hướng nào để thi cho tốt? Em có thể bỏ qua phần Hình học lớp 10 và 11 không? Em cảm ơn thầy.
(Văn Minh - Email: khongcomail1...yahoo.com)
Trả lời:
Tất cả nội dung thi đã được Cục Khảo thí của Bộ GD&ĐT công bố. Nội dung THI ĐH có trong Chương trình các Em đã học( Lưu ý là kiến thức của PTTH, nếu Em nghĩ rằng chỉ phần lớp 12 là không đủ đâu). Phải bình tĩnh mà ôn tập hết, không nên học tủ. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 26:
Thưa thầy, em rất muốn nâng cao kỹ năng và tốc độ vẽ hình của mình. Vậy em phải làm gì? (Minh An - Email: minhanvinh...yahoo.com)
Trả lời:
Thi ĐH Không bắt buộc em phải vẽ hình đẹp và nhanh. Chỉ cần vẽ minh họa rõ ràng là được. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 27:
Xin cho em biết em muốn thi vào ngành Báo chí cần những kỹ năng gì? Tính em hơi trầm có thể thi vào ngành Báo chí hoặc Truyền thông được không?
(Đồng Khởi - Email: khoikhoa12...yahoo.com)
Trả lời:
Thi ĐH nói chung và thi ngành Báo chí nói riêng thì cần ôn tập nội dung các môn thi bắt buộc theo khối thi. Còn kỹ năng cho nghề Báo thì nhiều: Điều tra, Phóng sự, Biên dịch,... và đương nhiên phải Viết được văn. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 28:
Xin thầy cho em biết nội dung đào tạo của ngành Quản lý văn hóa và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành này? (Việt Long - Email: vietlonggiao...gmail.com)
Trả lời:
Chào em,
- Ngành Quản lý văn hóa chuyên đào tạo cử nhân khoa học ngành Quản lý Văn hóa có trình độ lý luận và năng lực tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động văn hóa - nghệ thuật. - Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
* Về năng lực
+ Có thể đảm nhiệm được chức danh như: cán bộ quản lý văn hóa và có thể học tập các bậc học cao hơn để trở thành chuyên gia hoặc giảng viên, nghiên cứu viên về quản lý văn hóa – nghệ thuật.
* Nơi làm việc
+ Các thiết chế văn hóa: Trung tâm văn hoá (nhà văn hóa) các cấp, câu lạc bộ nghệ thuật, khu vui chơi giải trí, các đơn vị tổ chức sự kiện…
+ Các trường văn hóa nghệ thuật, các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật. Em có thể tìm hiểu thông tin chi tiết trên website:
https://www.hcmuc.edu.vn/chuan-dau-ra/dai-hoc/61-nganh-quan-ly-van-hoa.html
Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 29:
Em có nguyện vọng sau này muốn làm công việc quản lý nhà nước nhưng không biết phải học ngành gì và trường nào thì mới thực hiện được nguyện vọng này? Xin thầy giải đáp thắc mắc này giúp em?
(Thu Hiên - Email: vybangwo...yahoo.com)
Trả lời:
Em có thể chọn Trường Hành chánh Quốc gia hoặc Trường Cán Bộ thành phố Hồ Chí Minh. Em nên liên hệ với Phòng Đào tạo của các Trường này để làm thủ tục. Chúc Em thành công. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 30:
Theo em được biết, những người quản lí thường nóng tính và bốc đồng, do họ có cá tính đó nên họ mới làm quản lí được hay khi làm quản lí thì họ mới có tính đó? (Bé Năm - Email: phuongnam89...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Một người làm việc ở vị trí quản lý và lãnh đạo thường chịu một áp lực rất cao. Thông thường vị thế của người quán lý là "trên đe dưới búa" . Họ chịu áp lực rất lớn vì chỉ tiêu công việc được giao bởi cấp trên. Ngoài ra họ còn bị áp lực đẩy lên từ các nhân viên cấp dưới. Vì vậy sự nóng tính là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để trở thành nhà quản lý và lãnh đạo giỏi thì phải biết kiểm soát và kiềm chế bản thân để vượt qua những tình huống khó khăn trong công việc và dẫn dắt đội ngũ của mình đi tới thành công. Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 31:
Xin thầy cho em biết trình tự để làm một bài toán vật lí hoàn chỉnh là thế nào? ( - Email: minh_tu_2...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em! Trình tự để làm một bài vật lý nói chung như sau: - Đọc kỹ đề xem giả thiết cho điều gì?. Sau đó em tóm tắt bài toán, xem đơn vị giả thiết ra sao? - Phân tích bài toán, cho gì?, tìm gì?. Em có thể vẽ sơ đồ giải bài toán nếu cần - Tìm phương pháp giải thích hợp nhất để giải bài toán - Biện luận và đi đến kết luận bài toán Trên đây chỉ là một trình tự rất chung mà thôi. Chúc bạn thực hiện tốt. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 32:
Xin chào thầy, em hiện là sinh viên năm 3 của một trường ĐH, ngoài việc học ở trường em còn đi làm thêm, công việc của em là quản lí một nhóm cộng tác viên gồm 5 người. Đôi khi em tự nhận thấy mọi người trong nhóm bằng mặt chứ không bằng lòng khi em yêu cầu 1 việc gì đó và em cảm thấy khó chịu. Mong cô cho em lời khuyên là làm thế nào để mọi người làm việc vui vẻ?
(Manh Tuan - Email: tuanman...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Trong trường hợp cụ thể của em khi em thấy mọi người trong nhóm bằng mặt nhưng không bằng lòng thì em phải xem lại chính bản thân mình trước tiên. Em nên xem lại kiến thức về công việc mà em đang làm và kỹ năng quản lý của em với các thành viên khác trong nhóm. Nếu kiến thức của em chưa thực sự chuyên sâu thì em nên học hỏi từ chính những thành viên trong nhóm. Những kỹ năng về quản lý em có thể học hỏi và trao dồi thêm như kỹ năng giao tiếp, trình bày, kỹ năng giao việc, hướng dẫn và kèm cập nhân viên. Ngoài ra em nên giành thời gian để tìm hiểu sâu hơn về tâm lý, tính cách của các thành viên trong nhóm. Khi kết hợp tất cả những yếu tố này thì các thành viên trong nhóm sẽ làm việc một cách hiệu quả nhất. Chúc em sớm khắc phục những khó khăn và các thành viên trong nhóm sẽ làm việc hiệu quả với nhau! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 33:
Để trở thành một nhà quản lí giỏi thì cần những tố chất gì thưa thầy? Em muốn trở thành nhà quản lí thì em nên học ngành nào?
(Pham Hinh - Email: duchinh_lov...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, - Để trở thành nhà quản lý hay nhà lãnh đạo thành công em phải cần hai yếu tố : + Kỹ năng cứng: Đây là những kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng,... Các kỹ năng cứng sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. + Kỹ năng mềm: đây là những kỹ năng giúp em thành công trong công việc bên cạnh những kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề,kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hội nhập... - Để trở thành nhà quản lý thì em có thể theo học bất cứ ngành nào mà em đam mê và phù hợp với khả năng của em nhất. Một khi em tích lũy đủ hai yếu tố kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thì em có thể trở thành nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực mà em lựa chọn. Chúc em sớm trở thành nhà quản lý! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 34:
Em muốn học Học viện Hành chính quốc gia, ngành quản lý nhân sự nhưng không biết sau này nếu không làm trong nhà nước liệu có xin việc ở nơi nào khác?
(Thanh Thai - Email: thaihcm2...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Ngành quản lý nhân sự sẽ cung cấp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp những kiến thức liên quan đến nhân sự : chính sách pháp chế, tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm, tuyển dụng , đào tạo và phát triển,...Với những kiến thức này, sau khi tốt nghiệp ngành quản lý nhân sự thì cơ hội việc làm là rất lớn, ngoài các cơ quan trong khối nhà nước thì em có thể công tác tại các công ty ngoài quốc doanh. Chúc em sớm thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 35:
Chào Thầy, em nghe mọi người nói các trường dạy nghề học phí không cao nhưng bù lại không ít trường chịu đầu tư vào cơ sở vật chất, dẫn đến kết quả học tập không như mong muốn của người học. Thầy có suy nghĩ gì về thực trạng này? em cảm ơn. (Thọ, Nam định - Email: thotrucnin...yahoo.com)
Trả lời:
Đầu tư về trang thiết bị cơ sở vật chất ở các trường nghề, nhất là các ngành nghề mũi nhọn, đang được xem là một biện pháp ưu tiên để đảm bảo chất lượng cao tại các trường nghề. Hiện naytùy theo ngành nghề để đảm bảo được chuẩn đầu ra các cơ sở dạy nghề đều phải đảm bảo được các điều kiện tối thiểu về chuẩn giáo viên, chương trình đào tạo, trang thiết bị dạy nghề. Việc cập nhật bổ sung thiết bị dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay là thường xuyên. Việc phản ánh như ý kiến của bạn là chưa đúng. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 36:
Chào Hội đồng tư vấn, muốn làm quản lí thì cần những tố chất gì? Và nếu học thì học ở đâu? Em cảm ơn.
(Đức Trọng - Email: trongvuduc_...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, - Để trở thành nhà quản lý hay nhà lãnh đạo thành công em phải cần hai yếu tố : + Kỹ năng cứng: Đây là những kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng,... Các kỹ năng cứng sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. + Kỹ năng mềm: đây là những kỹ năng giúp em thành công trong công việc bên cạnh những kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề,kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hội nhập... Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo về kỹ năng mềm em có thể liên hệ theo học - Để trở thành nhà quản lý thì em có thể theo học bất cứ ngành nào mà em đam mê và phù hợp với khả năng của em nhất. Một khi em tích lũy đủ hai yếu tố kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thì em có thể trở thành nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực mà em lựa chọn. Chúc em sớm trở thành nhà quản lý! - Chúc em sớm tích lũy tố chất để trở thành nhà quản lý giỏi (Ông Ngô Công Trường)
Câu 37:
Thầy ơi, trong các môn học em chỉ thật sự tự tin vào môn Anh văn thôi (không bài kiểm tra nào em dưới 7 điểm cả) còn các môn còn lại chỉ ở mức trung bình. Thầy có thể tư vấn cho em chọn trường - ngành - nghề phù hợp với mình không ạ? (Th Hương - Email: nguyenhu...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Anh văn hay ngoại ngữ nói chung là phương tiện để giao tiếp trong thời đại hội nhập, vì vậy nếu em tự tin về anh văn là một thuận lợi lớn trong quá trình học tập và làm việc sau này. Một số ngành nghề em có thể tham khảo: du lịch, đông phương học, ngoại thương, quan hệ đối ngoại,... Một số thông tin góp ý cùng em, hy vọng em sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 38:
Chào Thầy Nguyện, xin thầy cho biết hiện nay ở các trường đào tạo nghề thì nghề nào là thế mạnh của trường? Và nghề đó khi học xong có áp dụng cho thực tế được hay không? Em cảm ơn. (Minh Quang - Email: quang213...yahoo.com)
Trả lời:
Hiện nay các trường đào tạo nghề đều có thế mạnh riêng ví dụ như lĩnh vực giao thông vận tải thì thuộc các trường cao đẳng nghề GTVT TW3, cao đẳng nghề hàng hải TPHCM, lĩnh vực công nghệ thông tin như trường cao đẳng nghề Ispace, lĩnh vực kỹ thuật công nghệ như trường cao đẳng nghề TPHCM, cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp TPHCM, trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Hùng Vương. Lĩnh vực khách sạn nhà hàng là trường cao đẳng nghề du lịch sài gòn...Để có thể tiếp cận và tham gia học tại các trường bạn nên liên hệ trực tiếp tại các cơ sở dạy nghề này để được tư vấn. Với các chương trình dạy nghề hiện nay thời gian thực hành toàn khóa chiếm tỷ lệcao (gần 2/3 thời gian toàn khóa học) bảo đảm kỹ năng nghề cần thiết và cơ bản cho thực tế nghề nghiệp của bạn khi đi làm. (Ông Võ Phước Nguyện)
Câu 39:
Em đang ôn thi lại mà không biết bắt đầu lý thuyết Vật lý 12 ra sao? Em thấy phần nào cũng rối tung lên, bài tập thì em làm tạm được vì khi nào không nhớ công thức thì em mở vở ra xem. Thầy, Cô có cách nào cứu em với?. (Tâm, Đắklắk - Email: minhtamdak...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em! Trước hết em phải bình tĩnh, hình dung lại xem trong chương trình 12 bây giờ em có những gì?. Sau đó em nên chia kiến thức theo từng phần, dành thời gian cho từng phần này ra sao cho hợp lý. Phần nào yếu thì cần đầu tư thời gian nhiều hơn . Tránh tình trạng đọc phần này chưa được thì nhảy qua phần kia. em nói rằng " bài tập làm tạm được vì khi nào không nhớ công thức thì mở vở ra xem ". Vậy không mở vở ra em có làm được không? . Câu trả lời là không. Em phải tập khả năng là việc độc lập với tài liệu vì khi không có nó em chẳng làm được gì?. Vì vào phòng thi thì đâu có tài liệu mà xem?. Chúc em học tốt. (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 40:
Trong chương trình vật lý 12 phần lượng tử ánh sáng các bài tập về quang phổ vạch của nguyên tử hidro, các bước sóng trong các dãy Lai-man, Ban-me, Pa-sen em rất hay nhầm lẫn trong việc nó nằm trong vùng nào. Cho em hỏi có cách nào dễ nhớ không?. Em cảm ơn thầy cô. Thuy 12 THPT Hương Sơn – Ha Tinh (Thùy, THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh - Email: thuthuy20@yahoo.com)
Trả lời:
Chào Thuy!. Cách em khắc phục sự nhầm lẫn này đơn giản nhất là em vẽ sơ đồ chuyển vạch của nguyên tử hidro, theo các mức O, K, L, M, N..Sau đó em ghi những vùng nào nhìn thấy, vùng nào không nhìn thấy được. Khi nào cần chỉ vach sơ đồ ra là được. ( Thầy Dương Văn Bình ) (Thầy Dương Văn Bình)
Câu 41:
Em thấy trường ĐH KHXH & NV có ngành Đô thị học, không biết ngành này đào tạo những kiến thức gì? Ngành này là ngành mới không biết cơ hội việc làm có cao không ạ?Xin cảm ơn quý thầy.
(Quảng, Hải Phòng - Email: thanhquang02...yahoo.com)
Trả lời:
Chào em, Ngành đô thị học là một ngành học mới, lần đầu tiên có ở Việt Nam. Mục tiêu của ngành là cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết, kết hợp gắn liền lý thuyết với thực tiễn, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển đô thị như quản lý đô thị, quản lý và đánh giá dự án, quy hoạch kinh tế - xã hội đô thị...
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân đô thị học sẽ tham gia giải quyết được những vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và có thể làm việc trong các cơ quan công quyền ở các cấp khác nhau, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân; các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức phát triển quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương. Đây là một ngành học mới, mang tính khoa học và có khả năng ứng dụng cao. Em có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại website https://www.suctrenhanvan.edu.vn/nhanvan/component/content/article/75-t-vn-hng-nghip/477-nganh-o-th-hc Chúc em thành công! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 42:
Cho em hỏi nghề nào hiện nay có nhiều sáng tạo, không nặng nhọc , không lo thất nghiệp và khoảng thu nhập khoảng trên 5tr/tháng không ạ? (Phạm Thắng - Email: thangtho...gmail.com)
Trả lời:
Chào em, - Trên thị trường lao động hiện nay có rất nhiều loại hình công việc khác nhau. Tuy nhiên do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về nguồn nhân lực, do đó các doanh nghiệp thường đưa ra các yêu cầu rất cao cho các ứng viên. - Để đáp ứng được những yêu cầu này thì người lao động phải càng ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng , thậm chí các nhân viên phải làm việc hơn 100% năng lực và luôn luôn sáng tạo mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Chúc em tìm được công việc như ý! (Ông Ngô Công Trường)
Câu 43:
Thưa thầy hai ngành Du lịch và Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) về nội dung đào tạo, việc làm trong tương lai có giống nhau không ạ? Các anh chị trước khuyên rằng nên học Du lịch vì học ít ngán hơn Việt Nam học và dễ có việc làm hơn. Có phải như vậy không?
(Thu Ngan - Email: thunganqt...yahoo.com)
Trả lời:
Các Anh Chị góp ý cho Em là đúng rồi đấy. Nghề Du lịch và Nghề Việt Nam học khác nhau, nhưng nếu Em làm Hướng dẫn viên Du lịch về Văn Hóa Việt thì cả hai ngành như nhau. Còn nếu hai người tốt nghiệp hai ngành này mà một người dạy hoặc nghiên cứu Hán Nôm thì hoàn toàn khác với người làm nghề Du lịch. Nghề nào cũng có tương lai, vấn đề là mình có đam mê, dấn thân vì nghề hay không. (PGS.TS. Nguyễn Đình Phư)
Câu 44:
Thầy ơi, em đang học nghề tại trường Cao Đẳng nghề Phú Lâm. Nhưng giờ em cảm thấy mình có thể không phù hợp ngành đang học (việc ngồi mài, bào các chi tiết có lẽ không hợp với em). Thầy có thể tư vấn cho em một nghề nào thiên về sự khéo léo, nhẹ nhàng được không ạ? Em chào thầy!
(Thai Hoa - Email: vothaihoa210...yahoo.com)
Trả lời:
Hiện nay có rất nhiều nghề kỹ thuật cao: sữa chữa máy tính, điện thoại di động, công nghệ ô tô... bạn có thể tìm hiểu và chọn lựa. (Ông Võ Phước Nguyện)
Nguồn tuvantuyensinh.vn
Hiệu chỉnh: