- Tham gia
- 25/3/2015
- Bài viết
- 73
Các em thân mến!
Trong bài này, thầy sẽ bàn về các yếu tố làm nên sự tự tin.
Người ta nói rằng: “mất tiền mất ít, mất thời gian, công sức mất nhiều, mất lòng tin mất tất cả” để nhấn mạnh tầm quan trọng quyết định của sự tự tin.
Đó là vấn đề khi ta có lòng tin rồi mà bị mất kia. Còn làm thế nào để xây dựng lòng tin lại là chuyện khác.
SỰ TỰ TIN, tức là lòng tin vào chính mình khi làm việc gì, thường bao gồm 3 yếu tố: có kiến thức, kinh nghiệm và từng thành công với việc ấy.
TRẠNG THÁI TỰ TIN là cảm giác bình tĩnh, mạnh dạn, độc lập, an tâm.
Trạng thái tự tin( có thật) mang lại những cảm xúc và năng lượng sống tích cực. Nó giúp cho chúng ta đương đầu và chấp nhận tốt hơn.
Ngược lại với sự tự tin là sự nghi ngờ bản thân
Các em cũng đừng hiểu lầm rất tự tin hay quá tự tin là tự đại , kiêu hãnh, kiêu ngạo. Tự tin không gắn với thái độ sống, quan điểm, triết lý, tự tin là trạng thái lĩnh hội bản thân tốt, khống chế tình huống tốt thế thôi. Càng tự tin càng tốt.
Vậy bây giờ ta còn là sinh viên, ta sẽ tự tin như nào?
1. Tự tin đúng. Hãy phân tích bản thân để có khả năng nhận rõ điểm mạnh của mình. Không có gì sai nếu như tuổi trẻ có chút ảo tưởng, mơ mộng, ngông cuồng, kiêu hãnh. Song đừng bao giờ xem chúng là những năng lực giúp ta tự tin thì nguy hại vô cùng.
2. Tự tin không cần thể hiện ra bên ngoài. “Nói hay làm dở” càn tệ hơn, trạng thái tự tin có thể làm giả, giả vờ tự tin cũng có thể mang cảm giác vui và dụ khị được vài “trẻ người” đấy ; tuy nhiên, lúc này, các em cần học hơn cần làm, thể hiện trạng thái tự tin ( cho dù thật hay giả) lại có hại nhiều hơn lợi.
3. Tự tin vào việc ưu tiên. Những việc cần thiết nhất đối với các em lúc này thì nên luyện tự tin làm chúng trước các em ạ. Tức là học kiến thức làm các việc ấy, thực hành, trải nghiệm , và cố gắng làm cho có kết quả ít nhiều.
Những việc chúng em cần làm ngay là:
- Tập trung học kiến thức trong khoa.
- Học tiếng anh.
- Mở rộng kiến thức chuyên ngành.
- Đọc danh nhân- danh ngôn.
- Nghỉ ngơi.
Sắp ra trường thì làm:
- Hệ thống lại kiến thức
- Hoàn thiện khả năng giao tiếp
- Mở rộng , học thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Còn những chuyện khác như: yêu, giúp gia đình, mở rộng mối quan hệ, lấy lòng người này người kia, khởi nghiệp… Tạm thời không quan tâm.
Cố gắng lên em nhé
Nguyễn Tôn- no matter what I do, I’ll do it on my name.
Thủ Đức, Saturday June 8th 2019
Trong bài này, thầy sẽ bàn về các yếu tố làm nên sự tự tin.
Người ta nói rằng: “mất tiền mất ít, mất thời gian, công sức mất nhiều, mất lòng tin mất tất cả” để nhấn mạnh tầm quan trọng quyết định của sự tự tin.
Đó là vấn đề khi ta có lòng tin rồi mà bị mất kia. Còn làm thế nào để xây dựng lòng tin lại là chuyện khác.
SỰ TỰ TIN, tức là lòng tin vào chính mình khi làm việc gì, thường bao gồm 3 yếu tố: có kiến thức, kinh nghiệm và từng thành công với việc ấy.
TRẠNG THÁI TỰ TIN là cảm giác bình tĩnh, mạnh dạn, độc lập, an tâm.
Trạng thái tự tin( có thật) mang lại những cảm xúc và năng lượng sống tích cực. Nó giúp cho chúng ta đương đầu và chấp nhận tốt hơn.
Ngược lại với sự tự tin là sự nghi ngờ bản thân
Các em cũng đừng hiểu lầm rất tự tin hay quá tự tin là tự đại , kiêu hãnh, kiêu ngạo. Tự tin không gắn với thái độ sống, quan điểm, triết lý, tự tin là trạng thái lĩnh hội bản thân tốt, khống chế tình huống tốt thế thôi. Càng tự tin càng tốt.
Vậy bây giờ ta còn là sinh viên, ta sẽ tự tin như nào?
1. Tự tin đúng. Hãy phân tích bản thân để có khả năng nhận rõ điểm mạnh của mình. Không có gì sai nếu như tuổi trẻ có chút ảo tưởng, mơ mộng, ngông cuồng, kiêu hãnh. Song đừng bao giờ xem chúng là những năng lực giúp ta tự tin thì nguy hại vô cùng.
2. Tự tin không cần thể hiện ra bên ngoài. “Nói hay làm dở” càn tệ hơn, trạng thái tự tin có thể làm giả, giả vờ tự tin cũng có thể mang cảm giác vui và dụ khị được vài “trẻ người” đấy ; tuy nhiên, lúc này, các em cần học hơn cần làm, thể hiện trạng thái tự tin ( cho dù thật hay giả) lại có hại nhiều hơn lợi.
3. Tự tin vào việc ưu tiên. Những việc cần thiết nhất đối với các em lúc này thì nên luyện tự tin làm chúng trước các em ạ. Tức là học kiến thức làm các việc ấy, thực hành, trải nghiệm , và cố gắng làm cho có kết quả ít nhiều.
Những việc chúng em cần làm ngay là:
- Tập trung học kiến thức trong khoa.
- Học tiếng anh.
- Mở rộng kiến thức chuyên ngành.
- Đọc danh nhân- danh ngôn.
- Nghỉ ngơi.
Sắp ra trường thì làm:
- Hệ thống lại kiến thức
- Hoàn thiện khả năng giao tiếp
- Mở rộng , học thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Còn những chuyện khác như: yêu, giúp gia đình, mở rộng mối quan hệ, lấy lòng người này người kia, khởi nghiệp… Tạm thời không quan tâm.
Cố gắng lên em nhé
Nguyễn Tôn- no matter what I do, I’ll do it on my name.
Thủ Đức, Saturday June 8th 2019