- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Ai tàu hũ không”, tiếng rao ấy đã đi vào tiềm thức thời ấu thơ của bao đứa trẻ vùng quê. Đó cũng trở thành niềm trăn trở của chàng trai 24 tuổi Đinh Tuấn Ân về một vị trí xứng đáng cho món ăn đầy chất dinh dưỡng này.
Những bước đi đầu tiên
Chuẩn bị tốt nghiệp Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Tuấn Ân từ bỏ cơ hội có một công việc ổn định, rẽ hướng sang kinh doanh. Với ước mơ và hoài bão đưa nền ẩm thực của nước nhà ra thế giới, Ân bắt đầu khởi nghiệp với gánh tàu hũ dạo.
Ân tự hỏi vì sao Harland Sanders - ông tổ của KFC - có thể đưa món gà rán trở nên nổi tiếng thì người Việt Nam sao không thể mang những món ăn Việt Nam đi khắp thế giới. Và Ân suy nghĩ đến món tàu hũ của quê hương mình.
Tuấn Ân nói: “Cha đẻ của ngành marketing hiện đại - Philip Kotler có câu nói với dụng ý: hình ảnh Trung Quốc luôn gắn liền với hàng hóa và nhân công giá rẻ, Ấn Độ thì với ngành công nghệ phần mềm rất phát triển, còn Việt Nam thì có thể nổi lên với một nền văn hóa ẩm thực hấp dẫn và phong phú. Mình thấy Việt Nam được thiên nhiên ưu ái để làm ra nhiều món ăn độc đáo và bổ dưỡng, trong đó có món tàu hũ.
Những món ăn đó đều có thể nổi tiếng nếu như có một ai đó phát hiện, khai phá và đưa nó ra thế giới. Nhưng trước tiên, mình phải tạo dựng được thương hiệu ngay trên chính quê hương của mình”.
Nghĩ là làm, Ân cùng hai người bạn hùn vốn mua nguyên liệu và thuyết phục người từ Quảng Ngãi vào TP.HCM nấu tàu hũ. Trong ba tháng, đều đặn mỗi ngày Ân chở gánh tàu hũ từ Thủ Đức lên bán ở vỉa hè xung quanh khu chợ Bến Thành.
Số vốn Ân tiết kiệm, tiền định mua máy tính, vay mượn bạn bè cũng không đủ sắm dụng cụ buôn bán. Chưa có kinh nghiệm bán hàng, những lời mời chào cũng không làm nhiều khách chú ý đến gánh tàu hũ của Ân.
“Những ngày đầu kinh doanh thực sự khó khăn với mình và hai người bạn. Nhưng khi đã vượt qua được, mình cảm nhận chính thời gian đó đã tôi luyện cho bọn mình ý chí, sự đoàn kết và trở nên mạnh mẽ hơn”, Tuấn Ân chia sẻ.
Đứng lên từ thất bại
Khi đã có một số vốn, Ân cùng những người bạn mở một quán bán tàu hũ trước cổng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Không phải ai kinh doanh cũng có thể thành công ngay, và lần đó Ân đã thất bại với số tiền lỗ lên đến 100 triệu đồng.
Bạn bè ngăn cản, không được sự trợ giúp từ gia đình, tưởng chừng Ân đã bỏ cuộc. Song, từ thất bại đó, Ân và hai người bạn nhìn lại những sai lầm và rút ra bài học cho lần kinh doanh sau. Tuấn Ân tâm sự: “Sự thất bại đó không quan trọng bằng cách mình vượt qua nó và khẳng định vị trí của bản thân như thế nào”.
Mạo hiểm nhưng chắc chắn với niềm tin mình làm được, thương hiệu tàu hũ Hat ra đời với quán tàu hũ bán trong căn tin ký túc xá ĐH Nông Lâm TP.HCM. Vừa phải trả món nợ cũ vừa đầu tư cho quán mới, Ân phải đi vay tiền bạn bè mua từng chiếc tủ, nồi nấu...
Sau lần thất bại đầu tiên, Ân ngẫm ra rằng món tàu hũ của mình không ngon nên không níu kéo được khách hàng. Và từ một người không biết chút gì về nấu tàu hũ, Ân và những người bạn vô tình tìm ra một công thức nấu tàu hũ khác biệt so với các quán khác. Kinh doanh theo kiểu đầu tư cuốn chiếu, Ân từng bước sắm đầy đủ vật dụng và mở rộng quy mô cửa hàng.
Bí quyết để thành công
Hiện tại, Tuấn Ân cùng bốn người bạn: Nguyễn Lê Hận, Mai Thanh Tùng (sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM), Nguyễn Thanh Huy (sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) và Nguyễn Văn Thành (sinh viên Trường ĐH Đà Lạt) thành lập Công ty TNHH tàu hũ Hat và có bốn cửa hàng bán tàu hũ trong khu vực Làng đại học Thủ Đức.
Không chỉ dừng lại ở món tàu hũ nước đường truyền thống, Ân cùng các bạn trong nhóm tiếp tục tìm tòi thêm nhiều món tàu hũ mới lạ. Bằng sự gợi ý của một vị khách lớn tuổi, Ân kết hợp tàu hũ cùng những nguyên liệu bổ dưỡng như lá dứa (lá nếp), các loại đậu để cho ra 30 món tàu hũ với bốn dòng sản phẩm: Tàu hũ nóng, tàu hũ đá, tàu hũ đá lá dứa, tàu hũ đá gấc.
Ân muốn đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm khác biệt trong từng sản phẩm cũng như không gian, thiết kế của mỗi cửa hàng, phù hợp với thị hiếu, văn hóa của từng đối tượng. Sự khác biệt đã thu hút được khách đến với cửa hàng của Ân và chính người khách đó sẽ quảng cáo món tàu hũ đến với người thân, bạn bè.
Sự sáng tạo trong việc xây dựng thực đơn thành một cuốn tạp chí cũng góp phần tạo nên sự khác biệt của cửa hàng. Ở đó, người ăn không chỉ lựa chọn món mình thích mà còn tìm hiểu được ích lợi của từng món ăn đối với sức khỏe.
Không chỉ chú trọng về chất lượng sản phẩm, điều giúp Ân và nhóm bạn đạt được thành công là sự coi trọng yếu tố con người. Tuấn Ân tâm sự: “Mình muốn biến công ty thành một đại gia đình tàu hũ Hat. Ở đó, mọi người gắn kết và tôn trọng lẫn nhau. Mình là người quản lý phải có cái tâm, nhiệt huyết truyền lửa cho nhân viên, mình có cách ứng xử thân thiện với nhân viên.
Mỗi thành viên đều có một thế mạnh nhất định trong từng lĩnh vực và mình tạo cơ hội cho họ phát triển năng lực bản thân. Chính những điều trên giúp mình có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc”.
Tuấn Ân chia sẻ: “Mình có ước mơ thì mình phải hiện thực hóa nó bằng hành động. Nhưng đường đi không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nó sẽ có chông gai, có đứt gãy. Song quan trọng hơn hết là cách mình tiếp nhận vấn đề ra sao và ý chí, bản lĩnh của người kinh doanh. Đối với mình, trong đời luôn có hai sự lựa chọn, hoặc mình làm tốt hơn người ta hoặc tạo ra sự khác biệt, mình chọn làm cả hai điều đó”.
Những bước đi đầu tiên
Chuẩn bị tốt nghiệp Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Tuấn Ân từ bỏ cơ hội có một công việc ổn định, rẽ hướng sang kinh doanh. Với ước mơ và hoài bão đưa nền ẩm thực của nước nhà ra thế giới, Ân bắt đầu khởi nghiệp với gánh tàu hũ dạo.
Ân tự hỏi vì sao Harland Sanders - ông tổ của KFC - có thể đưa món gà rán trở nên nổi tiếng thì người Việt Nam sao không thể mang những món ăn Việt Nam đi khắp thế giới. Và Ân suy nghĩ đến món tàu hũ của quê hương mình.
Tuấn Ân nói: “Cha đẻ của ngành marketing hiện đại - Philip Kotler có câu nói với dụng ý: hình ảnh Trung Quốc luôn gắn liền với hàng hóa và nhân công giá rẻ, Ấn Độ thì với ngành công nghệ phần mềm rất phát triển, còn Việt Nam thì có thể nổi lên với một nền văn hóa ẩm thực hấp dẫn và phong phú. Mình thấy Việt Nam được thiên nhiên ưu ái để làm ra nhiều món ăn độc đáo và bổ dưỡng, trong đó có món tàu hũ.
Những món ăn đó đều có thể nổi tiếng nếu như có một ai đó phát hiện, khai phá và đưa nó ra thế giới. Nhưng trước tiên, mình phải tạo dựng được thương hiệu ngay trên chính quê hương của mình”.
Nghĩ là làm, Ân cùng hai người bạn hùn vốn mua nguyên liệu và thuyết phục người từ Quảng Ngãi vào TP.HCM nấu tàu hũ. Trong ba tháng, đều đặn mỗi ngày Ân chở gánh tàu hũ từ Thủ Đức lên bán ở vỉa hè xung quanh khu chợ Bến Thành.
Số vốn Ân tiết kiệm, tiền định mua máy tính, vay mượn bạn bè cũng không đủ sắm dụng cụ buôn bán. Chưa có kinh nghiệm bán hàng, những lời mời chào cũng không làm nhiều khách chú ý đến gánh tàu hũ của Ân.
“Những ngày đầu kinh doanh thực sự khó khăn với mình và hai người bạn. Nhưng khi đã vượt qua được, mình cảm nhận chính thời gian đó đã tôi luyện cho bọn mình ý chí, sự đoàn kết và trở nên mạnh mẽ hơn”, Tuấn Ân chia sẻ.
|
Đinh Tuấn Ân - Ảnh: Do nhân vật cung cấp. |
Khi đã có một số vốn, Ân cùng những người bạn mở một quán bán tàu hũ trước cổng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Không phải ai kinh doanh cũng có thể thành công ngay, và lần đó Ân đã thất bại với số tiền lỗ lên đến 100 triệu đồng.
Bạn bè ngăn cản, không được sự trợ giúp từ gia đình, tưởng chừng Ân đã bỏ cuộc. Song, từ thất bại đó, Ân và hai người bạn nhìn lại những sai lầm và rút ra bài học cho lần kinh doanh sau. Tuấn Ân tâm sự: “Sự thất bại đó không quan trọng bằng cách mình vượt qua nó và khẳng định vị trí của bản thân như thế nào”.
Mạo hiểm nhưng chắc chắn với niềm tin mình làm được, thương hiệu tàu hũ Hat ra đời với quán tàu hũ bán trong căn tin ký túc xá ĐH Nông Lâm TP.HCM. Vừa phải trả món nợ cũ vừa đầu tư cho quán mới, Ân phải đi vay tiền bạn bè mua từng chiếc tủ, nồi nấu...
Sau lần thất bại đầu tiên, Ân ngẫm ra rằng món tàu hũ của mình không ngon nên không níu kéo được khách hàng. Và từ một người không biết chút gì về nấu tàu hũ, Ân và những người bạn vô tình tìm ra một công thức nấu tàu hũ khác biệt so với các quán khác. Kinh doanh theo kiểu đầu tư cuốn chiếu, Ân từng bước sắm đầy đủ vật dụng và mở rộng quy mô cửa hàng.
Bí quyết để thành công
Hiện tại, Tuấn Ân cùng bốn người bạn: Nguyễn Lê Hận, Mai Thanh Tùng (sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM), Nguyễn Thanh Huy (sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) và Nguyễn Văn Thành (sinh viên Trường ĐH Đà Lạt) thành lập Công ty TNHH tàu hũ Hat và có bốn cửa hàng bán tàu hũ trong khu vực Làng đại học Thủ Đức.
Không chỉ dừng lại ở món tàu hũ nước đường truyền thống, Ân cùng các bạn trong nhóm tiếp tục tìm tòi thêm nhiều món tàu hũ mới lạ. Bằng sự gợi ý của một vị khách lớn tuổi, Ân kết hợp tàu hũ cùng những nguyên liệu bổ dưỡng như lá dứa (lá nếp), các loại đậu để cho ra 30 món tàu hũ với bốn dòng sản phẩm: Tàu hũ nóng, tàu hũ đá, tàu hũ đá lá dứa, tàu hũ đá gấc.
Tàu hũ gấc thập cẩm và tàu hũ dứa thập cẩm là những thức uống đặc trưng của quán tàu hũ Hat - Ảnh: Hải Yến. |
Sự sáng tạo trong việc xây dựng thực đơn thành một cuốn tạp chí cũng góp phần tạo nên sự khác biệt của cửa hàng. Ở đó, người ăn không chỉ lựa chọn món mình thích mà còn tìm hiểu được ích lợi của từng món ăn đối với sức khỏe.
Không chỉ chú trọng về chất lượng sản phẩm, điều giúp Ân và nhóm bạn đạt được thành công là sự coi trọng yếu tố con người. Tuấn Ân tâm sự: “Mình muốn biến công ty thành một đại gia đình tàu hũ Hat. Ở đó, mọi người gắn kết và tôn trọng lẫn nhau. Mình là người quản lý phải có cái tâm, nhiệt huyết truyền lửa cho nhân viên, mình có cách ứng xử thân thiện với nhân viên.
Mỗi thành viên đều có một thế mạnh nhất định trong từng lĩnh vực và mình tạo cơ hội cho họ phát triển năng lực bản thân. Chính những điều trên giúp mình có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc”.
Tuấn Ân chia sẻ: “Mình có ước mơ thì mình phải hiện thực hóa nó bằng hành động. Nhưng đường đi không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nó sẽ có chông gai, có đứt gãy. Song quan trọng hơn hết là cách mình tiếp nhận vấn đề ra sao và ý chí, bản lĩnh của người kinh doanh. Đối với mình, trong đời luôn có hai sự lựa chọn, hoặc mình làm tốt hơn người ta hoặc tạo ra sự khác biệt, mình chọn làm cả hai điều đó”.
TheoThanh Niên