daquyvietnaminfo
Thành viên
- Tham gia
- 20/6/2016
- Bài viết
- 17
Thiềm thừ hay còn gọi là “tam cước thiềm thừ”, “cóc vàng ba chân” hay “cóc tài lộc”. Là linh vật phong thủy mang đến tài lộc và bình yên. Người đời đặt con cóc này đúng vị trí tài lộc thì thấy rất linh nghiệm.
Đặc điểm của Thiềm thừ
Thiềm thừ hay còn gọi là “tam cước thiềm thừ”, “cóc vàng ba chân” hay “cóc tài lộc”.
Tên tiếng anh: money frog
Tên tiếng Hoa (phiên âm): jin chan
Thiềm thừ có hình dáng của một con cóc, miệng ngậm một đồng tiền cổ. Trên đầu cóc có hình tròn “lưỡng nghi” trông như đôi cá quay đầu vào nhau tạo thành hình bát quái. Lưng cóc nổi những vết chấm sần sùi, xếp thành chòm sao đại hùng (có tài liệu ghi là Bắc đẩu thất tinh), mang theo đôi xâu tiền cổ trễ xuống mạng sườn. Cóc có ba chân đại diện cho tam tài là “thiên-địa-nhân”, đạp lên xâu tiền cổ, là biểu tượng của bình an và tài lộc trong phong thủy.
Theo các nghệ nhân, linh vật thiềm thừ sau khi được chế tác phải toát lên cái gọi là “đầu đội lưỡng nghi, lưng cõng chòm sao Đại hùng” mới gọi là “đạt chuẩn”.
Thiềm thừ miệng ngậm tiền, đầu đội lưỡng nghi, lững cõng chòm sao Đại Hùng
Ý nghĩa và truyền thuyết của Thiềm thừ trong văn hóa Trung Hoa
Trong truyền thuyết Trung Hoa, Thiềm Thừ vốn là một con yêu tinh độc ác, hung tợn, chuyên đi phá hoại dân lành, làm biết bao điều ác. Sau này có tiên ông là Lưu Hải bắt về thu phục, đánh cho hiện nguyên hình là một con cóc có ba chân. Để bù đắp lại sai lầm trong quá khứ, thể hiện sự phục thiện, Thiềm Thừ mới chuyên tu học đạo, cải tà quy chánh, mang phép thuật của mình đi khắp nhân gian, nhả tiền giúp đỡ người nghèo khổ.
Tương truyền, Thiềm thừ còn có một thói quen là nơi nào không có tiền tài thì nhất định sẽ không ở, như Phượng hoàng không có cây ngô đồng không xuống đậu vậy. Vì vậy, nơi nào có cóc vàng ở, nơi đó có tụ tài, gia đình nào thỉnh cóc vàng đặt trong nhà sẽ có tác dụng thu hút tài lộc, tụ tài…
Sau này, nhân dân yêu quý nên dùng vật liệu trân quý đúc thành tượng, mang trưng trong nhà, coi là linh vật phong thủy mang đến tài lộc và bình yên. Người đời đặt con cóc này đúng vị trí tài lộc thì thấy rất linh nghiệm.
Hình tượng cóc trong văn hóa Việt Nam
Theo dòng lịch sử, cóc tài lộc đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương đến thời vua Hùng. Thậm chí cóc còn được nhân dân thờ cúng như một con vật linh thiêng, như ở Đền Sâm, Lôi Vân Hạ, Hà Tây. Được biết, đến triều đại nhà Lý, thú chơi cóc phong thủy trở nên rất phổ biến trong văn hóa nước nhà.
Dân gian xưa nay có câu “con cóc là cậu ông trời, hễ ai đánh cóc là trời đánh cho”. Cóc thường xuất hiện khi trời mưa, tiếng cóc kêu thường báo hiệu sắp có cơn mưa rào, đây là điềm lành vì trời mưa giúp nhân dân có nước sinh hoạt, tưới tiêu, mùa màng tươi tốt. Vì vậy, cóc tượng trưng cho sự cao quý (cậu ông trời), là điềm lành và cũng là dấu hiệu của một mùa bội thu, tài lộc dồi dào.
Ngoài ra, hình tượng cóc trong văn hóa Việt cũng có những nét rất đặc trưng. Nếu các loài vật dũng mãnh như hổ báo, gian xảo như rắn rết, thậm chí đến khôn ngoan như con người, khi bị đòn đều có phản xạ tự nhiên là co rúm lại, thì với loài cóc, chúng lại phồng mang trợn má, thể hiện bản lĩnh gan dạ phi thường. Phải vậy mà cóc dám “kiện cả ông trời”. Ông cha ta thường có câu “gan cóc tía” hay “cóc sợ” để thể hiện cái bản lĩnh, khí khái của bậc anh hùng.
Cóc cũng là biểu tượng của sự chung thủy, can trường, không loài vật nào sánh bằng. Nên mới có câu “cóc chết ba năm quay đầu về núi” là vậy.
Những lưu ý khi bài trí hình tượng cóc tài lộc.
Thiềm thừ từ lâu đã được du nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, do lịch sử thăng trầm, nước ta lúc thịnh lúc suy, trải qua nhiều cuộc kháng chiến mà Thiềm thừ cũng vì thế, có lúc phổ biến, có lúc bị lãng quên. Cho đến nay, xã hội phát triển, người Việt Nam lại có điều kiện để tìm tòi những thú chơi mới, nâng cao đời sống tinh thần.
Gần đây, các doanh nhân giàu có, có cơ hội đi du lịch hoặc công tác ở Hong Kong, Trung Quốc, biết được công dụng của Thiềm Thừ nên thỉnh về đặt trong nhà. Hoặc nhiều người được bạn bè, đối tác người Hoa tặng làm quà. Một phần người gốc Hoa ở Chợ Lớn cũng góp phần phổ biến linh vật Thiềm Thừ trong đời sống xã hội người Việt.
Tuy nhiên, do không tìm hiểu kỹ nên nhiều người vẫn chưa biết cách trưng bày Thiềm thừ sao cho đúng. Đa số người Việt vẫn mắc phải lý luận sai lầm, rằng nên đặt Thiềm thừ trên trang thờ thần tài, thổ địa, ban ngày cho đầu hướng ra ngoài, tối quay đầu hướng vào trong. Ý để ban ngày cóc ra ngoài kiếm tài lộc, đêm mang tài lộc về nhà.
Nếu xét về mặt logic, điều này không có gì sai. Tuy nhiên, Thiềm thừ là linh vật có xuất xứ Trung Hoa, nên chúng ta nên giữ nguyên phong tục của người Hoa, mới đạt được hiệu quả về mặt phong thủy và tránh bị phản tác dụng.
Theo các chuyên gia về phong thủy, nếu có dịp đi du lịch Bắc Kinh, Thượng Hải hay Hong Kong, chúng ta sẽ thấy hầu hết các gia đình ở đây đều chưng Tỳ hưu phong thủy. Nếu được mời vào nhà, để ý một chút chúng ta sẽ thấy ngay đôi cóc được đặt ở hai góc cửa chính, quay đầu vào nhà, đó chính là linh vật phong thủy Thiềm thừ.
Người Hoa cho rằng, Thiềm thừ tốt nhất nên đặt ở góc cửa chính, phía trong của ngôi nhà, đầu cóc quay vào phía trong ngôi nhà, trông như cóc đang ngậm tiền mang vào nhà cho gia chủ.
Cũng như vậy, ở cơ quan, văn phòng, cửa hàng… chúng ta cũng nên đặt thiềm thừ ở góc phía trong cửa chính , đầu hướng vào trong. Ngoài ra, có thể đặt Thiềm thừ ở những vị trí khác nhưng lưu ý là đầu của Thiềm thừ phải luôn hướng vào trong. Tuyệt đối kỵ việc đặt đầu Thiềm thừ hướng ra ngoài, đây là biểu tượng hao tài, giống như việc Thiềm thừ mang của cải và tài lộc của gia chủ làm thất thoát ra ngoài.
Như vậy, nếu theo cách làm của người Việt, là đặt Thiềm thừ trên trang thờ Thần tài, Thổ địa. Chúng ta nên đặt ở hai góc của trang thờ và tuân thủ quy tắc đầu Thiềm thừ phải luôn hướng vào trong. Điều này có nghĩa là Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo, Thần Tài là vị thần tài lộc, có thêm Thiềm Thừ tác động thì tài lộc sẽ dồi dào hơn cho gia chủ.
Không nên đặt Thiềm thừ ở những nơi ẩm ướt, hôi tối. Không đặt Thiềm thừ trong nhà bếp, phòng tắm, toilet. Điều này làm Thiềm thừ trở nên hung dữ, tạo ra giòng năng lượng xấu thu hút vận rủi, mang đến những điều không may cho gia chủ.
Chất liệu dùng làm Thiềm thừ
Giống như Tỳ hưu, chất liệu dùng để chế tác Thiềm thừ tốt nhất là vật liệu quý. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về phong thủy, tính theo Huyền Không Phi Tinh, từ năm 2004-2023 là Hạ nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ), vật liệu tốt nhất dùng để chế tác Thiềm thừ là đá quý thiên nhiên (vì đá thuộc hành Thổ, ở trong vận 8 thuộc “tương vượng”).
Cũng theo đó, áp dụng nguyên lý ngũ hành tương sinh tương khắc, từ 2004-2023 là Hạ nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ). Thiềm thừ được sản xuất từ vật liệu đồng (hành Kim) thì sẽ được “tương sinh” vì Thổ sinh Kim.
Tuy nhiên, vật liệu bằng đồng được cho là không tốt bằng đá tự nhiên. Hơn nữa, nếu xét về mặt thời gian,thời điểm hết năm 2023, sang năm 2024 sẽ bắt đầu Hạ nguyên Vận 9 (hành Hỏa), vật liệu bằng đồng sẽ không phù hợp nữa (do Hỏa khắc Kim), thay vào đó gia chủ có thể tiếp tục sử dụng Thiềm thừ bằng đá (do Hỏa sinh Thổ) để được tương sinh.
Thiềm thừ bằng chất liệu đá quý tự nhiên
Khai quang điểm nhãn thiềm thừ
Theo phương pháp cổ truyền, giống như nhiều linh vật phong thủy, người ta thường đánh vía cho Thiềm thừ để mong làm ăn phát tài, phát lộc, cuộc sống bình an. Sau đó chọn ngày thiêng, giờ thiêng để đặt vào vị trí tốt trong nhà.
Hiện nay trên mạng có nhiều bài viết hướng dẫn cách khai quang Thiềm thừ, tuy nhiên chúng ta không nên tự ý thực hành. Tốt nhất là nhờ các thày tăng ni xuất gia hoặc các Cư sỹ. Bởi họ thường ăn chay niệm Phật nên sự linh ứng sẽ rõ ràng. Họ sẽ có trình tự cụ thể. Ở đây không tiện trình bày. Nếu có trình bày, bạn đọc nắm được, tự tung tự tác dẫn đến kết quả không được như ý.
Theo daquyvietnam.info,
Nguồn: daquyvietnam.info/thiem-thu-truyen-thuyet-coc-ba-chan/
Hiệu chỉnh bởi quản lý: