- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Cách nhau cả một hành lang bệnh viện đầy người, nhưng tôi vẫn trông thấy Vy. Cậu ấy mặc đồng phục học sinh, mặt hơi nhợt nhạt, có lẽ vì phải chạy nhanh lên đây cho kịp khoảng thời gian trống giữa các lớp học thêm. Vy cầm theo cuốn Vĩnh biệt Tugumi của Banana Yoshimoto, hôm qua cậu ấy đã đọc cho tôi nghe được 10 trang, chắc là Vy định đọc nốt. Đúng như dự đoán, vừa ngồi xuống ghế, Vy đã nói:
– Vy sẽ đọc cho cậu nghe hết cuốn này. Xong cuốn này sẽ đến Kitchen.
Dù tôi có bảo rằng tôi thích đọc Sherlock Holmes hơn thì Vy cũng không nghe đâu. Cô ấy đã quyết định làm gì là sẽ làm đến cùng, và chẳng bao giờ bỏ ngang giữa chừng. Vả lại, cô ấy cũng không nhìn thấy tôi, cái cô ấy thấy chỉ là người bạn học nằm im lìm trên gi.ường bệnh, bị gắn đủ loại dây nhợ lòng thòng.
*
Một tháng trước, tôi bị chấn thương cổ chân, bác sĩ nói nếu tôi còn ngoan cố chạy điền kinh, tôi sẽ phải ngồi xe lăn suốt phần đời còn lại. Từ khi học lớp Năm, tôi đã chẳng còn biết gì ngoài chạy, khi tôi bắt đầu gặt hái được những thành công nhất định, có thể trở thành vận động viên chuyên nghiệp thì bắt buộc phải dừng lại. Tôi làm lơ lời bác sĩ, tiếp tục chạy đều đặn mỗi tối, cắn răng vượt qua những cơn đau. Nhưng việc tệ hại nhất cũng đến, cổ chân tôi không thể chịu nổi, và tôi không thể đứng lên bỏ chạy khi chiếc xe hơi lạc tay lái leo lên lề, lao thẳng về phía tôi. Tôi được đưa vào bệnh viện, gắn đầy ống thở và các thứ khác, nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Tôi trôi bồng bềnh trong không gian, cổ chân không còn đau nhói khi cố cất bước, có thể chạy xuyên qua mọi thứ, và chẳng còn phải nghe ai khuyên bảo nên sống thế nào. Phải nói rằng làm một linh hồn là thứ thú vị nhất cho tới bây giờ, và tôi nghĩ, cứ như thế này cũng không tệ.
– Tuần sau là prom cuối năm của trường, tớ sẽ mặc một bộ váy màu trắng rất đẹp. Cậu có thể tỉnh dậy kịp lúc đó không?
Giọng của Vy nhè nhẹ vang lên. Cậu ấy đã đọc xong 10 trang cuốn Vĩnh biệt Tugumi và đang định ra về, thì chợt quay lại hỏi tôi. Dĩ nhiên cái thân xác ngu ngốc của tôi nằm im re, còn tôi thì nhìn cậu ấy, nhún vai. Tôi không định tỉnh lại đâu, ít nhất là bây giờ.
*
Trong số những người đến thăm tôi ở bệnh viện, Vy và mẹ tôi là hai người kiên trì nhất. Vy sẽ đến lúc tan tầm, đọc truyện cho tôi nghe và ra về, còn mẹ tôi sẽ đến sau giờ tan tầm và ở đến tối. Bố con tôi không hợp nhau, từ lúc tôi bướng bỉnh không nghe lời bác sĩ, bố bắt đầu nổi giận với tôi, và từ ngày tôi vào viện nằm thì tịnh chẳng thấy bóng ông đâu. Tụi bạn có vào thăm tuần đầu, sau đó thưa thớt dần, chủ yếu là cập nhật tình hình của tôi cho mọi người cùng biết, dù gì tôi cũng từng là “ngôi sao” mà. Đôi lúc mẹ sẽ dắt con em một tuổi của tôi vào viện, con bé sẽ nắm ngón tay bất động của tôi, lay lay vài cái rồi thôi.
“Thế nên tôi đã điên cuồng bác bỏ sự thật đó bằng cách chứng minh rằng mình không vô dụng, rằng mình vẫn có thể đương đầu với mọi thử thách. Vậy mà khi trở thành thế này, tôi lại lẩn trốn, không chịu trở lại với thể xác của mình”
Phần lớn thời gian tôi cảm thấy thoải mái, tôi đi loăng quăng khắp bệnh viện, kết bạn với vài “ma mới”, hỏi thăm các “ma cũ” và tha hồ nghe lén đủ thứ bí mật từ khắp các ngõ ngách của bệnh viện. Đôi lúc tôi cũng thử chạy, đó là một cảm giác tuyệt vời, thỉnh thoảng tôi còn có thể quăng mình rơi xuống ban công và đáp đất nhẹ nhàng. Không có tiếng vỗ tay nào vang lên, không có người hâm mộ, hơi thiếu vắng một chút nhưng tôi chẳng lấy làm phiền. Người duy nhất vẫn ngày ngày xem tôi tập và bĩu môi chê bai việc một con ma muốn chạy điền kinh chuyên nghiệp là Nghi, một cô bé nhỏ hơn tôi năm tuổi.
– Em thấy trò chạy đâm đầu vào tất cả các bức tường của anh thiệt là nhảm nhí!
– Nhóc à, khi người ta chết, người ta có thể làm bất cứ điều nhảm nhí nào mà không bị phán xét. – Tôi đến ngồi cạnh Nghi trên chạc cây me lớn giữa sân.
– Đừng có ngụy biện. Anh đã chết đâu.
– Nhưng anh nằm bất động, cũng có khác là bao.
– Nằm bất động và chết là hai chuyện rất khác nhau. Đồ ngốc! -Nghi hừ mũi.
Mỗi lần Nghi bảo tôi là đồ ngốc nghĩa là cô bé đang rất cáu tôi. Thế nên tôi không trả lời. Một lúc sau, Nghi hỏi:
– Anh đã từng khóc bao giờ chưa? Không tính khoảnh khắc anh vừa chào đời.
– Chẳng nhớ, anh ít khi khóc lắm.- Tôi ưỡn ngực tự hào.
– Khóc rất khổ sở, và trông không hề đẹp đẽ tí nào. Khóc vì buồn còn thảm hơn, y như một con mèo hen bị nhúng nước. Rất khó chịu.
Tôi vừa định đồng tình: “Đúng, quả thật rất khó chịu!”, thì Nghi đã cướp lời tôi:
– Thế mà mẹ anh, bác ấy ngày nào gặp anh cũng khóc. Anh nghĩ bác ấy có khó chịu không?
Tôi nghẹn họng. Còn Nghi nhảy tọt xuống khỏi cây me và biến mất. Khi tôi trở về phòng bệnh, mẹ tôi đang ở đó, nắm tay tôi và dù không có tiếng nức nở hay giọt nước mắt nào rơi, tôi vẫn cảm nhận rất rõ, mẹ đang khóc. Lần đầu tiên từ sau khi bị tai nạn, tôi ngồi xuống bên mẹ, khẽ ôm bà và biết mẹ gầy thế nào. Tôi muốn khóc nhưng cổ họng khô khốc, đó là khi tôi biết, không khóc được cũng là một việc khó chịu không kém.
*
Sáng hôm sau, trong lúc chờ Vy đến thăm vào buổi chiều, tôi dạo ngang qua khu sân phía sau và bắt gặp một cậu bé đang tập đi. Chiếc xe lăn của cậu cách một quãng rất xa, chứng tỏ cậu bé đã đi được một khoảng rất dài. Tay cậu nắm chặt thanh sắt dài của hành lang bệnh viện, môi mím lại và mồ hôi rơi lã chã. Tôi đang tò mò quan sát cậu thì bỗng cậu bé buông tay, ngã ngồi xuống đất. Tôi hoảng hốt đỡ cậu nhưng tay chỉ xuyên vào không khí.
“Từ khi học lớp Năm, tôi đã chẳng còn biết gì ngoài chạy, khi tôi bắt đầu gặt hái được những thành công nhất định, có thể trở thành vận động viên chuyên nghiệp thì bắt buộc phải dừng lại. Tôi làm lơ lời bác sĩ, tiếp tục chạy đều đặn mỗi tối, cắn răng vượt qua những cơn đau..”
– Không cần lo lắng đâu, thằng bé chỉ nghỉ ngơi thôi. Rồi sẽ đứng lên đi tiếp.- Nghi xuất hiện sau lưng tôi.
Tôi nhìn cậu bé, hẳn là bác sĩ cũng cảnh báo cậu ấy rằng quá trình hồi phục sẽ rất đau đớn. Bỗng nhiên tôi nghĩ đến mình khi bị chấn thương, tôi đã hoảng sợ và cho rằng mình sẽ chết nếu không được chạy. Thế nên tôi đã điên cuồng bác bỏ sự thật đó bằng cách chứng minh rằng mình không vô dụng, rằng mình vẫn có thể đương đầu với mọi thử thách. Vậy mà khi trở thành thế này, tôi lại lẩn trốn, không chịu trở lại với thể xác của mình.
– Anh có biết vì sao cậu bé ấy có thể cố gắng đứng lên mỗi lần vấp ngã không?
– Vì cậu bé ấy rất kiên cường?
Nghi bật cười như chế giễu, rồi chỉ tay về băng ghế đá ngoài sân nơi một người phụ nữ đang ngồi:
– Vì mẹ của thằng nhóc ấy hứa là mỗi một mét nó đi, cô ấy sẽ cho nó một miếng bánhchocolate.
Tôi cũng bật cười, hơi ngạc nhiên trước sức mạnh mà mấy miếng bánh mang lại.
– Đến một thằng nhóc vì mấy cái bánh mà còn không bỏ cuộc, còn anh có người nhà, có cả một sự nghiệp đang chờ khôi phục mà lại không chịu tỉnh dậy. Lạ thật!
– Dạo này em nói bóng nói gió anh hơi nhiều thì phải?
– Không có, em đâu có. – Nghi tủm tỉm cười, chân đung đưa như trẻ con chơi xích đu.
Buổi chiều hôm đó, khi tôi trở về phòng bệnh, một người đàn ông đã ngồi sẵn ở đấy từ bao giờ. Bố tôi đem theo một chiếc máy bay nhỏ bằng gỗ, đặt trên đầu gi.ường và ngồi trầm ngâm. Tôi cứ tưởng bố sẽ ra về mà không nói tiếng nào, nhưng rốt cuộc ông lại nói:
– Cái máy bay này, khi nhỏ con rất thích, cứ đòi bố mua cho nhưng bố không chiều con. Bố chưa bao giờ chiều con.
Bố tôi không cao lớn, bố chỉ cao hơn mẹ tôi có một chút, nhưng hồi còn bé tôi luôn cảm thấy nếu có bố ở bên, tôi không sợ bất cứ điều gì. Bố là người mà tôi luôn tin tưởng rằng nếu tôi ngã, bố sẽ đứng từ sau lưng, âm thầm nâng tôi dậy. Ánh trời chiều hắt từ cửa sổ vào, bóng của bố rộng lớn trùm lên chiếc gi.ường bệnh nhỏ của tôi, trong không gian lãng đãng sắc chiều đó, tôi nghe giọng bố run run nói với tôi:
– Con về với bố, con không đi được, bố sẽ mang con đi.
Bố của tôi, ngay cả khi tôi mang về giải Nhất chạy việt dã toàn thành phố, ông cũng chẳng khen ngợi hay động viên tôi. Nhưng tôi nhớ rõ chiều hôm đó ông đã ra cửa hàng tranh suốt hai tiếng đồng hồ, chỉ để lựa một cái khung tranh thật đẹp để lồng tấm bằng khen của tôi vào. Tôi muốn cầm cái máy bay bằng gỗ lên để ngắm nó thật kĩ, nhưng không tài nào làm nó di chuyển được dù chỉ một centimet. Tôi bắt đầu nhận ra, khi làm ma, ngoài mất đi cảm giác đau đớn còn mất luôn cả khả năng cảm nhận những gì mình trân trọng.
*
Tôi cảm thấy trò tông vào tường và thả rơi mình từ tầng thượng xuống không còn hay ho nữa. Tôi muốn được đổ mồ hôi, được nghe tiếng gió vút qua tai đến nỗi ù đi.
Tôi không còn thích làm ma nữa. Nhưng tôi sợ khả năng mà bác sĩ đã nói đến, rằng nếu tỉnh dậy, tôi có thể sẽ không còn được đi chứ đừng nói đến chạy. Hằng ngày tôi tốn nhiều thời gian ngồi trong phòng hơn, nhìn chằm chằm vào thân xác mình, tự hỏi mình có nên quay lại không. Hôm nay Vy lại đến, vẫn mang theo cuốn Vĩnh biệt Tugumi, ngồi đọc rất bình thản. Cậu ấy có vẻ mệt mỏi, có lẽ vì nội dung ôn thi ngày càng dày đặc. Mẹ tôi đến sớm, vừa nhìn thấy Vy, bà liền nở nụ cười. Vy định ra ngoài, nhưng mẹ tôi nói bà sẽ đi hỏi bác sĩ một số chuyện nên Vy cứ ở lại. Vy ngừng đọc truyện, có vẻ như cuối cùng cô ấy cũng biết là tôi sẽ không nuốt nổi cuốn truyện ấy.
“Buổi chiều gần tắt, từ phòng của tôi không thể nhìn thấy mặt trời lặn rõ ràng, tôi chỉ cảm thấy một sắc cam từ từ len lỏi vào nền trời màu xanh sáng, và rồi khí lạnh ban đêm ùa đến, chậm rãi nhưng rất chân thực…”
– Hoàng này, cậu có nhớ cái lần bọn mình bị ngã xe trước cổng trường không? Lần đó tớ ngã ngay trước mũi xe tải, cậu đã chạy ra đường lôi tớ vào. Tớ đã hỏi cậu có sợ không. Cậu bảo cậu sợ cái xe tải đó chết khiếp đi được, nhưng cậu vẫn làm. Sau đó mặt cậu xanh mét, nhưng vẫn cố nói cứng một câu rằng người dũng cảm không phải là người không sợ gì hết, mà là người rất sợ nhưng vẫn có can đảm đối mặt.
Quả thực tôi có nói câu đó, nhưng đó chỉ là câu tôi chôm từ truyện Coraline, lúc đó tôi nói thế cho oai thôi chứ chẳng sâu sắc đến thế. Nhưng Vy vẫn nhớ, hẳn là câu chuyện đó ấn tượng với cậu ấy lắm.
– Nếu cậu có thể nghe thấy tớ, tớ biết cậu sợ sẽ không được chạy nữa. Nhưng chỉ cần cậu còn có thể đứng lên, tớ tin rằng cậu vẫn sẽ chạy được. Chỉ cần cậu dũng cảm đương đầu.
Cô gái nhỏ trước mặt tôi nói rõ ràng rành mạch từng tiếng, còn tôi chẳng biết phải làm gì. Một chút sau cậu ấy đứng dậy, chuẩn bị ra về, khi Vy đi ngang qua tôi, tôi khẽ thì thầm “Cám ơn cậu!”. Bây giờ Vy sẽ chẳng thể nào nghe thấy, nhưng không sao, sau khi tỉnh lại tôi sẽ trực tiếp nói lại với cậu ấy.
*
Buổi chiều gần tắt, từ phòng của tôi không thể nhìn thấy mặt trời lặn rõ ràng, tôi chỉ cảm thấy một sắc cam từ từ len lỏi vào nền trời màu xanh sáng, và rồi khí lạnh ban đêm ùa đến, chậm rãi nhưng rất chân thực.
– Em không thể hẹn gặp lại anh được, tạm biệt nhé!
Nghi đứng sau lưng tôi, vẫy vẫy tay.
– Chẳng phải anh cũng nên tạm biệt em sao?
– Đáng lẽ em đã đi rồi, nhưng bỗng nhiên xuất hiện một tên ngốc rõ ràng chưa chết mà lại không muốn sống, nên em phải tiễn hắn ta một đoạn.
– Cám ơn em.
Đột nhiên tôi cảm thấy sợ màn đêm đang kéo đến. Nghi chạm nhẹ vào lưng tôi từ đằng sau và thì thầm:
– Đừng bỏ cuộc. Hãy chạy về phía mặt trời.
Tôi cảm thấy hơi ấm đang dần quay lại, Nghi đứng sau tôi, nhưng khi tôi định nói lời tạm biệt thì đã không thấy cô bé đâu nữa rồi. Tôi có rất nhiều nỗi sợ, rất nhiều thử thách phải đương đầu, nhưng chỉ chút nữa thôi tôi sẽ được cầm tay mẹ, và chắc chắn khi nhìn thấy gương mặt mẹ, tôi sẽ có đủ niềm tin để vượt qua những khó khăn. Tôi còn có gia đình, bạn bè, niềm đam mê, chẳng có lý do gì để bỏ cuộc cả. Hình như tôi vừa nghe thấy tiếng mẹ gọi, chắc đã đến lúc tôi phải mở mắt ra rồi.
– Vy sẽ đọc cho cậu nghe hết cuốn này. Xong cuốn này sẽ đến Kitchen.
Dù tôi có bảo rằng tôi thích đọc Sherlock Holmes hơn thì Vy cũng không nghe đâu. Cô ấy đã quyết định làm gì là sẽ làm đến cùng, và chẳng bao giờ bỏ ngang giữa chừng. Vả lại, cô ấy cũng không nhìn thấy tôi, cái cô ấy thấy chỉ là người bạn học nằm im lìm trên gi.ường bệnh, bị gắn đủ loại dây nhợ lòng thòng.
*
Một tháng trước, tôi bị chấn thương cổ chân, bác sĩ nói nếu tôi còn ngoan cố chạy điền kinh, tôi sẽ phải ngồi xe lăn suốt phần đời còn lại. Từ khi học lớp Năm, tôi đã chẳng còn biết gì ngoài chạy, khi tôi bắt đầu gặt hái được những thành công nhất định, có thể trở thành vận động viên chuyên nghiệp thì bắt buộc phải dừng lại. Tôi làm lơ lời bác sĩ, tiếp tục chạy đều đặn mỗi tối, cắn răng vượt qua những cơn đau. Nhưng việc tệ hại nhất cũng đến, cổ chân tôi không thể chịu nổi, và tôi không thể đứng lên bỏ chạy khi chiếc xe hơi lạc tay lái leo lên lề, lao thẳng về phía tôi. Tôi được đưa vào bệnh viện, gắn đầy ống thở và các thứ khác, nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Tôi trôi bồng bềnh trong không gian, cổ chân không còn đau nhói khi cố cất bước, có thể chạy xuyên qua mọi thứ, và chẳng còn phải nghe ai khuyên bảo nên sống thế nào. Phải nói rằng làm một linh hồn là thứ thú vị nhất cho tới bây giờ, và tôi nghĩ, cứ như thế này cũng không tệ.
– Tuần sau là prom cuối năm của trường, tớ sẽ mặc một bộ váy màu trắng rất đẹp. Cậu có thể tỉnh dậy kịp lúc đó không?
Giọng của Vy nhè nhẹ vang lên. Cậu ấy đã đọc xong 10 trang cuốn Vĩnh biệt Tugumi và đang định ra về, thì chợt quay lại hỏi tôi. Dĩ nhiên cái thân xác ngu ngốc của tôi nằm im re, còn tôi thì nhìn cậu ấy, nhún vai. Tôi không định tỉnh lại đâu, ít nhất là bây giờ.
*
Trong số những người đến thăm tôi ở bệnh viện, Vy và mẹ tôi là hai người kiên trì nhất. Vy sẽ đến lúc tan tầm, đọc truyện cho tôi nghe và ra về, còn mẹ tôi sẽ đến sau giờ tan tầm và ở đến tối. Bố con tôi không hợp nhau, từ lúc tôi bướng bỉnh không nghe lời bác sĩ, bố bắt đầu nổi giận với tôi, và từ ngày tôi vào viện nằm thì tịnh chẳng thấy bóng ông đâu. Tụi bạn có vào thăm tuần đầu, sau đó thưa thớt dần, chủ yếu là cập nhật tình hình của tôi cho mọi người cùng biết, dù gì tôi cũng từng là “ngôi sao” mà. Đôi lúc mẹ sẽ dắt con em một tuổi của tôi vào viện, con bé sẽ nắm ngón tay bất động của tôi, lay lay vài cái rồi thôi.
“Thế nên tôi đã điên cuồng bác bỏ sự thật đó bằng cách chứng minh rằng mình không vô dụng, rằng mình vẫn có thể đương đầu với mọi thử thách. Vậy mà khi trở thành thế này, tôi lại lẩn trốn, không chịu trở lại với thể xác của mình”
Phần lớn thời gian tôi cảm thấy thoải mái, tôi đi loăng quăng khắp bệnh viện, kết bạn với vài “ma mới”, hỏi thăm các “ma cũ” và tha hồ nghe lén đủ thứ bí mật từ khắp các ngõ ngách của bệnh viện. Đôi lúc tôi cũng thử chạy, đó là một cảm giác tuyệt vời, thỉnh thoảng tôi còn có thể quăng mình rơi xuống ban công và đáp đất nhẹ nhàng. Không có tiếng vỗ tay nào vang lên, không có người hâm mộ, hơi thiếu vắng một chút nhưng tôi chẳng lấy làm phiền. Người duy nhất vẫn ngày ngày xem tôi tập và bĩu môi chê bai việc một con ma muốn chạy điền kinh chuyên nghiệp là Nghi, một cô bé nhỏ hơn tôi năm tuổi.
– Em thấy trò chạy đâm đầu vào tất cả các bức tường của anh thiệt là nhảm nhí!
– Nhóc à, khi người ta chết, người ta có thể làm bất cứ điều nhảm nhí nào mà không bị phán xét. – Tôi đến ngồi cạnh Nghi trên chạc cây me lớn giữa sân.
– Đừng có ngụy biện. Anh đã chết đâu.
– Nhưng anh nằm bất động, cũng có khác là bao.
– Nằm bất động và chết là hai chuyện rất khác nhau. Đồ ngốc! -Nghi hừ mũi.
Mỗi lần Nghi bảo tôi là đồ ngốc nghĩa là cô bé đang rất cáu tôi. Thế nên tôi không trả lời. Một lúc sau, Nghi hỏi:
– Anh đã từng khóc bao giờ chưa? Không tính khoảnh khắc anh vừa chào đời.
– Chẳng nhớ, anh ít khi khóc lắm.- Tôi ưỡn ngực tự hào.
– Khóc rất khổ sở, và trông không hề đẹp đẽ tí nào. Khóc vì buồn còn thảm hơn, y như một con mèo hen bị nhúng nước. Rất khó chịu.
Tôi vừa định đồng tình: “Đúng, quả thật rất khó chịu!”, thì Nghi đã cướp lời tôi:
– Thế mà mẹ anh, bác ấy ngày nào gặp anh cũng khóc. Anh nghĩ bác ấy có khó chịu không?
Tôi nghẹn họng. Còn Nghi nhảy tọt xuống khỏi cây me và biến mất. Khi tôi trở về phòng bệnh, mẹ tôi đang ở đó, nắm tay tôi và dù không có tiếng nức nở hay giọt nước mắt nào rơi, tôi vẫn cảm nhận rất rõ, mẹ đang khóc. Lần đầu tiên từ sau khi bị tai nạn, tôi ngồi xuống bên mẹ, khẽ ôm bà và biết mẹ gầy thế nào. Tôi muốn khóc nhưng cổ họng khô khốc, đó là khi tôi biết, không khóc được cũng là một việc khó chịu không kém.
*
Sáng hôm sau, trong lúc chờ Vy đến thăm vào buổi chiều, tôi dạo ngang qua khu sân phía sau và bắt gặp một cậu bé đang tập đi. Chiếc xe lăn của cậu cách một quãng rất xa, chứng tỏ cậu bé đã đi được một khoảng rất dài. Tay cậu nắm chặt thanh sắt dài của hành lang bệnh viện, môi mím lại và mồ hôi rơi lã chã. Tôi đang tò mò quan sát cậu thì bỗng cậu bé buông tay, ngã ngồi xuống đất. Tôi hoảng hốt đỡ cậu nhưng tay chỉ xuyên vào không khí.
“Từ khi học lớp Năm, tôi đã chẳng còn biết gì ngoài chạy, khi tôi bắt đầu gặt hái được những thành công nhất định, có thể trở thành vận động viên chuyên nghiệp thì bắt buộc phải dừng lại. Tôi làm lơ lời bác sĩ, tiếp tục chạy đều đặn mỗi tối, cắn răng vượt qua những cơn đau..”
– Không cần lo lắng đâu, thằng bé chỉ nghỉ ngơi thôi. Rồi sẽ đứng lên đi tiếp.- Nghi xuất hiện sau lưng tôi.
Tôi nhìn cậu bé, hẳn là bác sĩ cũng cảnh báo cậu ấy rằng quá trình hồi phục sẽ rất đau đớn. Bỗng nhiên tôi nghĩ đến mình khi bị chấn thương, tôi đã hoảng sợ và cho rằng mình sẽ chết nếu không được chạy. Thế nên tôi đã điên cuồng bác bỏ sự thật đó bằng cách chứng minh rằng mình không vô dụng, rằng mình vẫn có thể đương đầu với mọi thử thách. Vậy mà khi trở thành thế này, tôi lại lẩn trốn, không chịu trở lại với thể xác của mình.
– Anh có biết vì sao cậu bé ấy có thể cố gắng đứng lên mỗi lần vấp ngã không?
– Vì cậu bé ấy rất kiên cường?
Nghi bật cười như chế giễu, rồi chỉ tay về băng ghế đá ngoài sân nơi một người phụ nữ đang ngồi:
– Vì mẹ của thằng nhóc ấy hứa là mỗi một mét nó đi, cô ấy sẽ cho nó một miếng bánhchocolate.
Tôi cũng bật cười, hơi ngạc nhiên trước sức mạnh mà mấy miếng bánh mang lại.
– Đến một thằng nhóc vì mấy cái bánh mà còn không bỏ cuộc, còn anh có người nhà, có cả một sự nghiệp đang chờ khôi phục mà lại không chịu tỉnh dậy. Lạ thật!
– Dạo này em nói bóng nói gió anh hơi nhiều thì phải?
– Không có, em đâu có. – Nghi tủm tỉm cười, chân đung đưa như trẻ con chơi xích đu.
Buổi chiều hôm đó, khi tôi trở về phòng bệnh, một người đàn ông đã ngồi sẵn ở đấy từ bao giờ. Bố tôi đem theo một chiếc máy bay nhỏ bằng gỗ, đặt trên đầu gi.ường và ngồi trầm ngâm. Tôi cứ tưởng bố sẽ ra về mà không nói tiếng nào, nhưng rốt cuộc ông lại nói:
– Cái máy bay này, khi nhỏ con rất thích, cứ đòi bố mua cho nhưng bố không chiều con. Bố chưa bao giờ chiều con.
Bố tôi không cao lớn, bố chỉ cao hơn mẹ tôi có một chút, nhưng hồi còn bé tôi luôn cảm thấy nếu có bố ở bên, tôi không sợ bất cứ điều gì. Bố là người mà tôi luôn tin tưởng rằng nếu tôi ngã, bố sẽ đứng từ sau lưng, âm thầm nâng tôi dậy. Ánh trời chiều hắt từ cửa sổ vào, bóng của bố rộng lớn trùm lên chiếc gi.ường bệnh nhỏ của tôi, trong không gian lãng đãng sắc chiều đó, tôi nghe giọng bố run run nói với tôi:
– Con về với bố, con không đi được, bố sẽ mang con đi.
Bố của tôi, ngay cả khi tôi mang về giải Nhất chạy việt dã toàn thành phố, ông cũng chẳng khen ngợi hay động viên tôi. Nhưng tôi nhớ rõ chiều hôm đó ông đã ra cửa hàng tranh suốt hai tiếng đồng hồ, chỉ để lựa một cái khung tranh thật đẹp để lồng tấm bằng khen của tôi vào. Tôi muốn cầm cái máy bay bằng gỗ lên để ngắm nó thật kĩ, nhưng không tài nào làm nó di chuyển được dù chỉ một centimet. Tôi bắt đầu nhận ra, khi làm ma, ngoài mất đi cảm giác đau đớn còn mất luôn cả khả năng cảm nhận những gì mình trân trọng.
*
Tôi cảm thấy trò tông vào tường và thả rơi mình từ tầng thượng xuống không còn hay ho nữa. Tôi muốn được đổ mồ hôi, được nghe tiếng gió vút qua tai đến nỗi ù đi.
Tôi không còn thích làm ma nữa. Nhưng tôi sợ khả năng mà bác sĩ đã nói đến, rằng nếu tỉnh dậy, tôi có thể sẽ không còn được đi chứ đừng nói đến chạy. Hằng ngày tôi tốn nhiều thời gian ngồi trong phòng hơn, nhìn chằm chằm vào thân xác mình, tự hỏi mình có nên quay lại không. Hôm nay Vy lại đến, vẫn mang theo cuốn Vĩnh biệt Tugumi, ngồi đọc rất bình thản. Cậu ấy có vẻ mệt mỏi, có lẽ vì nội dung ôn thi ngày càng dày đặc. Mẹ tôi đến sớm, vừa nhìn thấy Vy, bà liền nở nụ cười. Vy định ra ngoài, nhưng mẹ tôi nói bà sẽ đi hỏi bác sĩ một số chuyện nên Vy cứ ở lại. Vy ngừng đọc truyện, có vẻ như cuối cùng cô ấy cũng biết là tôi sẽ không nuốt nổi cuốn truyện ấy.
“Buổi chiều gần tắt, từ phòng của tôi không thể nhìn thấy mặt trời lặn rõ ràng, tôi chỉ cảm thấy một sắc cam từ từ len lỏi vào nền trời màu xanh sáng, và rồi khí lạnh ban đêm ùa đến, chậm rãi nhưng rất chân thực…”
– Hoàng này, cậu có nhớ cái lần bọn mình bị ngã xe trước cổng trường không? Lần đó tớ ngã ngay trước mũi xe tải, cậu đã chạy ra đường lôi tớ vào. Tớ đã hỏi cậu có sợ không. Cậu bảo cậu sợ cái xe tải đó chết khiếp đi được, nhưng cậu vẫn làm. Sau đó mặt cậu xanh mét, nhưng vẫn cố nói cứng một câu rằng người dũng cảm không phải là người không sợ gì hết, mà là người rất sợ nhưng vẫn có can đảm đối mặt.
Quả thực tôi có nói câu đó, nhưng đó chỉ là câu tôi chôm từ truyện Coraline, lúc đó tôi nói thế cho oai thôi chứ chẳng sâu sắc đến thế. Nhưng Vy vẫn nhớ, hẳn là câu chuyện đó ấn tượng với cậu ấy lắm.
– Nếu cậu có thể nghe thấy tớ, tớ biết cậu sợ sẽ không được chạy nữa. Nhưng chỉ cần cậu còn có thể đứng lên, tớ tin rằng cậu vẫn sẽ chạy được. Chỉ cần cậu dũng cảm đương đầu.
Cô gái nhỏ trước mặt tôi nói rõ ràng rành mạch từng tiếng, còn tôi chẳng biết phải làm gì. Một chút sau cậu ấy đứng dậy, chuẩn bị ra về, khi Vy đi ngang qua tôi, tôi khẽ thì thầm “Cám ơn cậu!”. Bây giờ Vy sẽ chẳng thể nào nghe thấy, nhưng không sao, sau khi tỉnh lại tôi sẽ trực tiếp nói lại với cậu ấy.
*
Buổi chiều gần tắt, từ phòng của tôi không thể nhìn thấy mặt trời lặn rõ ràng, tôi chỉ cảm thấy một sắc cam từ từ len lỏi vào nền trời màu xanh sáng, và rồi khí lạnh ban đêm ùa đến, chậm rãi nhưng rất chân thực.
– Em không thể hẹn gặp lại anh được, tạm biệt nhé!
Nghi đứng sau lưng tôi, vẫy vẫy tay.
– Chẳng phải anh cũng nên tạm biệt em sao?
– Đáng lẽ em đã đi rồi, nhưng bỗng nhiên xuất hiện một tên ngốc rõ ràng chưa chết mà lại không muốn sống, nên em phải tiễn hắn ta một đoạn.
– Cám ơn em.
Đột nhiên tôi cảm thấy sợ màn đêm đang kéo đến. Nghi chạm nhẹ vào lưng tôi từ đằng sau và thì thầm:
– Đừng bỏ cuộc. Hãy chạy về phía mặt trời.
Tôi cảm thấy hơi ấm đang dần quay lại, Nghi đứng sau tôi, nhưng khi tôi định nói lời tạm biệt thì đã không thấy cô bé đâu nữa rồi. Tôi có rất nhiều nỗi sợ, rất nhiều thử thách phải đương đầu, nhưng chỉ chút nữa thôi tôi sẽ được cầm tay mẹ, và chắc chắn khi nhìn thấy gương mặt mẹ, tôi sẽ có đủ niềm tin để vượt qua những khó khăn. Tôi còn có gia đình, bạn bè, niềm đam mê, chẳng có lý do gì để bỏ cuộc cả. Hình như tôi vừa nghe thấy tiếng mẹ gọi, chắc đã đến lúc tôi phải mở mắt ra rồi.
BẢO CHÂU
Hoa Học Trò
Hoa Học Trò
Hiệu chỉnh: