Trường CĐSP Hà Nội sẵn sàng để đào tạo bậc đại học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
"Bảo đảm chất lượng là mục tiêu sống còn đối với nhà trường và trong những năm gần đây, chúng tôi đã nỗ lực để có được các điều kiện nhằm giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo", Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội TS Nguyễn Văn Tuấn khẳng định tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây. Đây cũng là điều kiện để cơ sở đào tạo dẫn đầu khối các trường cao đẳng này sẵn sàng cho bước phát triển căn bản trong tương lai: Trở thành trường đại học.

866504-6517f2e3270da9-img.jpg

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.
Hướng tới đào tạo đa ngành

"Bởi những yếu tố đặc thù rất riêng của Thủ đô, từ thực tế công tác đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên trong những năm qua, chúng tôi thấy rằng, thầy cô giáo ở tất cả bậc học ở Hà Nội, từ mầm non đến trung học cơ sở cần thiết phải đạt trình độ đại học trở lên", TS Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định. Đào tạo phải theo nhu cầu xã hội là lý do chính để Trường CĐ Sư phạm Hà Nội "âm thầm" chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cấp đơn vị thành trường ĐH.

Đến thời điểm này, với sự đầu tư của thành phố và nỗ lực của nhà trường, cơ ngơi cho một cơ sở đào tạo trình độ ĐH đã dần hình thành. Cơ sở mới ở Đông Anh với diện tích khoảng 20ha, đầy đủ hệ thống hạ tầng, thiết bị đào tạo, nghiên cứu khoa học hiện đại với tổng kinh phí 1.050 tỷ đồng do thành phố đầu tư, sẽ được xây dựng. Ở cơ sở hiện tại, bằng nhiều nguồn vốn, điều kiện giảng dạy và học tập cũng được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Quan trọng hơn, nhà trường hiện có một đội ngũ giảng viên có chất lượng với 77,5% đạt trình độ thạc sĩ trở lên, 6 GS và PGS, 40,3% là giảng viên chính, tuổi đời khá đồng đều và có sự tiếp nối giữa các thế hệ.

Ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho các nhà trường Thủ đô, đội ngũ này đang tham gia giảng dạy 6 mã ngành ngoài sư phạm mà thành phố có nhu cầu. Bên cạnh chương trình đào tạo đơn môn, trường cũng đang triển khai chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao để cung cấp cho xã hội những giáo viên giỏi có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy, có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn; đào tạo cùng lúc 2 chương trình để sau 4 năm học, sinh viên tốt nghiệp vừa có bằng sư phạm vừa có bằng tiếng Anh hoặc tin học. Trường còn mở các lớp song ngữ để cho ra "sản phẩm" là những giáo viên trung học cơ sở có thể dạy toán, hóa, địa lý bằng tiếng Anh. Tất cả để chuẩn bị cho sự nâng cấp nhà trường thành trường ĐH đa ngành.

Chuẩn đầu ra và cam kết chất lượng

Trên trang web của trường, nội dung ba công khai có từ năm học 2010-2011 và đến năm học này, nhà trường đã công bố chuẩn đầu ra và cam kết chất lượng của 24 trong tổng số 30 ngành đào tạo. Nhờ đó, người học có thể biết họ sẽ được hưởng điều kiện học tập thế nào, ví dụ như được học trong 8 phòng máy vi tính với trên 190 máy nối mạng LAN, kết nối internet qua ADSL; 3 phòng hội thảo với các thiết bị multimedia; tìm tài liệu phục vụ học tập tại thư viện có 2 phòng đọc sức chứa 200 người, 82 máy tính nối mạng và có nguồn sách phong phú lên đến trên 135 nghìn cuốn… Sinh viên theo học chuyên ngành nào cũng được làm thí nghiệm và thực hành trong các phòng chức năng… Họ còn biết sẽ được học thầy cô giáo có trình độ ra sao.

866504-gduc.jpg
Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội ra trường được đánh giá chất lượng cao.Ảnh: Trung Kiên

Đặc biệt, chất lượng đào tạo thực tế của trường thông qua các con số như tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm ra trường là điều mà người học nào cũng muốn tìm hiểu để lo cho tương lai. Con số này trong năm vừa qua khá ấn tượng đối với một cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng: Tỷ lệ tốt nghiệp loại khá đạt 77%, loại giỏi 11,7%, có việc làm sau khi ra trường một năm đạt 83,37%, trong đó có những ngành tỷ lệ này đạt 90-100% như sư phạm công nghệ, hóa, địa, giáo dục tiểu học và các ngành ngoài sư phạm như công nghệ thông tin, Việt Nam học, tiếng Anh thương mại - du lịch…

Nhờ ba công khai, học gì và làm gì sau khi ra trường không còn là nỗi lo với người học nữa. Chính vì thế, số lượng thí sinh đăng ký dự thi và đến thi vào Cao đẳng Sư phạm Hà Nội ngày một đông: Năm 2010 là 2.759 thí sinh, năm 2012 là 3.693 thí sinh và quy mô đào tạo của trường vì thế ngày một lớn: Năm học 2009-2010 là 3.138 sinh viên, năm học 2012-2013 là 8.208 sinh viên.
Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top