Trung tâm thẩm mỹ răng HCM

henikenken

Banned
Tham gia
30/5/2016
Bài viết
1
Trung tam nha khoa cay ghep - implant Thiện Tâm - Phục hình răng thẩm Mỹ tháo lắp
Phục hình tháo lắp hay hàm giả được dùng để thay thế cho những răng mất xen kẽ hay mất toàn bộ răng và những mô nướu liên quan.
Hàm giả gồm có phần nền bằng nhựa Acrylic hoặc bằng khung hợp kim và phần răng bằng nhựa hoặc sứ.Ngoài ra Hàm giả còn giúp nâng đỡ cơ môi, má, tránh nếp nhăn quanh miệng, giúp nụ cười luôn tươi trẻ, tự nhiên.

dich-vu-nha-khoa-gia-re-chat-luong-luon-tot-300x204.jpg



1. Hàm bán phần:
Giúp lấp đầy các khoảng trống mất răng, nó tựa một phần trên nướu và một phần trên các răng còn lại. Hàm giả bán phần cũng có thể được gắn với răng thật bởi một loại móc đúc bằng kim loại. Hàm giả bán phần được chia làm ba loại:

2. Răng giả toàn hàm:
Giúp thay thế toàn bộ răng mất trên cung hàm và được làm vừa khít, ôm lấy nướu và xương nâng đỡ bên dưới.

Hàm giả toàn phần được chia làm hai loại:

Hàm giả toàn hàm bằng nhựa cứng.

Hàm giả toàn hàm bằng nựa dẻo Biosoft.


3.Hàm giả có implant nâng đỡ:

Cũng tương tự như hàm giả toàn hàm thông thường. Chỉ khác với hàm giả toàn hàm thông thường ở chỗ nó được gắn trên những chân răng cấy ghép (Implant), điều này giúp cho hàm giả được vững, ổn hơn trong lúc nhai.

4.Hàm khung liên kết: (Attachment):

Là sự kết hợp hoàn hảo giữa sứ – khung kim loại – Răng giả. Nhằm khắc phục những cánh tay móc đặt trên răng thật, dễ mất thẩm mỹ, làm khó chịu khi ăn nhai.

Hàm khung liên kết Attach được thực hiện dưới dạng âm dương:

Phần âm được gắn cố định vào sườn kim loại răng sứ.

Phần dương được tạo trên khung kim loại.

Khi lắp hàm vào sẽ giảm lực tải trực tiếp trên sóng hàm, sẽ làm giảm hiện tượng đau sau khi gắn hàm giả.

Nhờ sự kết nối âm dương trên sẽ giúp cho phần hàm giả thẩm mỹ hơn (không có cánh tay móc), vững ổn hơn khi ăn nhai.
Tuy nhiên vì sự kết hợp nhiều khối lại nên sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác, quy trình thực hiện phức tạp hơn hàm giả thông thường, đòi hỏi bác sỹ phải có kinh nghiệm lâm sàng. Nên giá thành tương đối cao. Những hàm khung liên kết Attachment là sự lựa chọn hoàn hảo nhất khi răng mất không có khả năng làm Phục hình cố định.

Nha khoa gia re - phục hình răng thẩm mỹ cố định
Phục hình cố định là các loại phục hình tạo răng giả được gắn cố định vào hàm, miệng người mang. Bao gồm các loại mão -cầu răng khác nhau như: mão cầu răng toàn sứ, mão cầu răng sứ kim loại, mão cầu kim loại toàn phần, mão cầu răng nhựa hay mão hỗn hợp giữa kim loại và nhựa…Gồm có 3 kiểu răng:

1. Mão răng:
Mão răng bao phủ và bọc lấy răng, đồng thời được gắn dính trên răng bởi xi măng gắn. Vì mão răng bao phủ toàn bộ bề mặt bên ngoài của răng, nên mão răng nếu thực hiện tốt, sẽ tạo nên hình dạng ngoài mới của răng.
Mão răng như một cách để tái tạo lại một răng bị sâu hay bị bể để răng có lại được hình dạng lúc đầu.
Mão răng cũng là cách để giúp răng chắc hơn và là một phương pháp cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ cho răng.
Mão răng có thể được làm bằng sứ, kim loại quý (vàng) hoặc kết hợp của hai loại trên, mão toàn sứ có thể cho màu sắc đẹp hơn, trong hơn và thẩm mỹ hơn.

2. Cầu răng:
Cầu răng được dùng để thay thế một hay nhiều răng thật bị mất, bằng cách bắc cầu giữa hai răng.
Cầu răng là một kiểu răng giả, gồm một nhịp cầu được nối với hai mão răng hai bên để thay thế răng mất. Hai mão trên hai răng trụ kế bên vùng mất răng được gắn dính và giữ chặt nhịp cầu trên các răng hai bên.
Cầu răng, tương tự mão răng, có thể được làm bằng sứ, kim loại quý (vàng), hoặc kết hợp của hai loại trên. Cầu răng sứ có thể được thực hiện trên các răng trước sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ cao, giống răng thật.

3. Veneer sứ:
Răng sứ Veneer hay phục hình răng sứ thẩm mỹ là giải pháp lý tưởng cho răng quá lớn, quá nhỏ, hoặc có bề mặt lỗ chỗ.
Giải pháp răng sứ Veneer sẽ giúp cho bạn có một nụ cười đẹp và bền lâu.
Thông thường người ta có những răng không được hoàn hảo lắm, hoặc là hình dạng răng không đẹp, răng bị mẻ, răng bị cong, răng với những hố nhỏ trên đó, hoặc là răng có kích thước khác thường. Giải pháp Veneer sứ sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó và mang lại cho bạn một hàm răng khỏe, đẹp, tự tin.

Một số thói quen làm xấu răng của bạn
Tránh những thói quen xấu sau để có một nụ cười rạng rỡ xinh tươi với hàm răng sáng bóng và hơi thở thơm tho, teen nhé!

1. Hút thuốc lá

Thuốc lá không chỉ là kẻ thù nguy hiểm của phổi mà còn là một “sát nhân” đối với hàm răng xinh đẹp của bạn. Hút thuốc không chỉ gây vàng răng mà còn ẩn chứa nhiều tác hại hơn thế

Thuốc lá có thể ảnh hưởng đến cổ họng, gây ung thư miệng và hậu quả nguy hiểm nhất có thể là tử vong. Nguyên nhân do thuốc lá bám trên răng thúc đẩy các vi khuẩn có trong răng và tạo ra nhiều axit, các độc tố hủy hoại. Các chất này có thể hủy hoại răng, gây viêm nướu cũng như là ung thư miệng. Vì thế, hãy từ bỏ thuốc lá để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả phổi lẫn răng bạn nhé!
2. Nghiến răng

Nghiến răng khi bạn giận giữ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của răng đấy! Nghiến răng có thể ảnh hưởng đến xương hàm, gây nhức và đau. Hành động này nếu diễn ra nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến răng và nướu (lợi), gây sứt mẻ men răng và tổn thương nướu.

Nếu bạn bị stress kéo dài và có tật nghiến răng vào ban đêm khi ngủ thì phải giảm căng thẳng và tạo một giấc ngủ sâu, thư giãn thoải mái. Khi giận giữ, thay vì nghiến răng hãy bình tĩnh hít sâu và thả lỏng. Điều này vừa mang lại hiệu quả cho tinh thần và cả sức khỏe nữa đấy!
3. Để cho miệng bị khô

Khô miệng không chỉ gây cảm giác khó chịu cho cổ họng mà còn ảnh hưởng xấu đến răng nữa. Nguyên nhân là nước bọt trong miệng chúng mình có tác dụng rửa sạch vi khuẩn gây sâu răng và vô hiệu hóa các axit có hại. Vì thế, nếu thiếu nước bọt thì bạn cũng biết nó có hại đến mức nào rồi đúng không.

Giải pháp cho vấn đề khô miệng lại hoàn toàn đơn giản. Chỉ cần bạn uống nhiều nước, nhai kẹo cao su không đường, đánh răng hoặc dùng nước súc miệng có chứa fluor. Nếu những biện pháp này vẫn không làm cho bạn bớt khô miệng, hãy đi khám bác sĩ để điều trị sớm nhất.
4. Đồ uống nóng

Thói quen uống những thức uống nóng của bạn tưởng như vô hại nhưng cũng ảnh hưởng đến màu sắc cũng như sức khỏe của răng đấy. Trà đậm và cà phê đen có chứa chất tanin. Chất này thúc đẩy việc làm cho bề mặt răng bị những vết lõm và mặt rỗ. Những vết lõm li ti này là ngôi nhà cư ngụ rất “êm ấm” của bọn vi khuẩn và bã thức ăn thừa. Do đó, hạn chế uống nóng bạn nhé. Nên uống nhiều nước lọc. Thêm sữa vào cà phê hoặc trà để trung hòa lượng axit trong chúng.
5. Đánh răng không đúng lúc

Đừng nghĩ cứ đánh răng càng nhiều là càng tốt nhé. Cách đánh răng và thời điểm đánh răng mới quyết định đến sức khỏe của răng bạn ạ. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy phải đánh răng sau khi ăn uống các loại thực phẩm. Song, lời khuyên này không hoàn toàn đúng. Đã đến lúc bạn phải chú ý đến một số lưu ý sau.

Sau khi tiêu thụ các thực phẩm có chứa độ axit cao hay các thức uống như rượu, cà phê, hoa quả họ cam quýt, nước giải khát, bạn chỉ nên nhai kẹo cao su không đường hoặc súc miệng lại với nước sạch mà thôi. Tiếp đến, hãy đánh răng khoảng một giờ sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm ấy. Nguyên nhân là do đánh răng ngay sau lúc bạn ăn uống các thực phẩm trên có thể khiến răng bị xói mòn cao. Do đó, nên cẩn thận với loại thực phẩm mình đang sử dụng bạn nhé!
 
×
Quay lại
Top