Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Viêm đại tràng ngày nay khá phổ biến nguyên nhân gây ra bệnh có rất nhiều và vì đây là một bệnh thuộc đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống và dinh dưỡng là rất quan trọng đối với việc chữa bệnh Ta cùng tìm hiểu triệu chứng , cách chữa để từ đó ta chọn cho mình một cách chữa bệnh viêm đại tràng tối ưu nhất nhé

Hỏi: Xin chào Bác Sĩ!.

Năm nay tôi 27 tuổi, thường bị rối loạn đại tiện và hay đau bụng. Tôi nghe mọi người bảo rằng có thể tôi đã mắc bệnh viêm đại tràng co thắt . Xin Bác Sĩ cho tôi được biết bệnh đại tràng co thắt có triệu chứng như thế nào. Tôi cần làm gì lúc này ak. (Trương Thị Minh Đức)

767161.jpeg


Trả lời:

Chào bạn Minh Đức. Có rất nhiều khả năng là bạn mắc hội chứng đại tràng co thắt, đây là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh này với những tên gọi khác nhau ngoài tên gọi như trên như: hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng.

Triệu chứng của bệnh rất thay đổi, khác nhau ở mỗi người bệnh và có thể diễn biến theo thời gian, thường có những dấu hiệu sau:

Triệu chứng bệnh đại tràng co thắt

1. Rối loạn đại tiện : Thay đổi số lần đại tiện, phân lỏng, táo bón xen kẽ với phân bình thường, hay tái đi tái lại nhiều lần.

2. Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng, bớt đi khi trung tiện, tăng lên khi bị táo bón

3. Bụng căng trướng hơi, mềm và không có dấu hiệu gì đặc biệt khi thăm khám

4. Cảm giác đau khó chịu ở bụng giảm đi sau đi đại tiện, đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dội rồi trở về bình thường.

5. Phân có thể có nhày

6. Đặc biệt là bệnh có thể diễn biến nhiều năm nhưng tình trạng sức khoẻ toàn thân không thay đổi

7. Có thể có các triệu chứng ngoài tiêu hoá như nhức đầu, đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng suy sụp tinh thần

Để xác định rõ ràng hơn về tình trạng của bạn, bạn nên tới bệnh viện sớm để xét nghiệm lâm sàng và xác định rõ ràng bệnh hơn. Các xét nghiệm lâm sàng thường được sử dụng như là:

1. Xét nghiệm máu: hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện thiếu máu

2. Xét nghiệm phân: không có vi khuẩn gây bệnh, không có máu

3. Chụp XQ: không có hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc bất thường ở đại tràng, chỉ có hìng ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng (Hình chồng đĩa, hình thẳng đuỗn

4. Soi trực tràng sigma hoặc đại tràng niêm mạc hồng, có thể có xung huyết nhẹ, tăng tiết nhầy, tăng co bóp hoặc giảm nhu động

5. Sinh thiết mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường

Điều trị bệnh đại tràng co thắt

Chế độ ăn uống là quan trong nhất, đặc biệt trong đợt đang có triệu chứng đau bụng. ăn kiêng những thức ăn không thích hợp với chính mình(bệnh nhân tự tìm và đánh gía để lựa chọn hay không lựa chọn thức ăn đó) Những thức ăn không thích hợp như: sữa, tôm, cua ,cá , tránh những thức ăn sinh hơi nhiều như khoai tây, sắn, những chât kích thích hư rượu caphê gia vị, các đồ uống có ga, thức ăn để lâu, bảo quản không tốt, ăn gỏi hoặcđồ ăn sống, những hoa quả khó tiêu, có nhiều đường như soài mít, cam, quýt, hoặc ăn hợp lý những thức ăn có nhiều sợi xơ, không ăn quá nhiều…

Luyện tập : Tập đi ngoài đều đặn 1 lần/ ngày, massage bụng, luyện tập thư giãn, khí công…

Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc chỉ là điều trị triệu chứng , chủ yếu nếu bệnh nhân có triệu chứng gì thì dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng đó như: nếu có chướng bụng đầy hơi thì dùng thuóc giảm chướng bụng đầy hơi như: Debridat, motilium – M, nếu co đau bụng do co thắt thì dùng các thuốc như spasmaverin, spasfon, nếu có đi ỉa lỏng thì dùng Imodium, smecta, nếu có táo bón thì có thể dùng các thuốc chống táo bón như Forlax, Duphalax…

Bệnh nhân cũng có thể điều trị bằng thuốc đông y để điêù trị và bồi bổ sức khoẻ

Lưu ý : Nếu thực sự bạn chỉ đau ở một vị trí duy nhất, và bạn sụt cân nhiều thì trước khi nghĩ đến bệnh này cần phải được khám và loại trừ những bệnh khác nguy hại đến sức khoe như: Polip, Viêm loét đại tràng do nhiễm vi sinh, ….trĩ nội cũng là nguyên nhân gây nên bởi việc đi ngoài táo quá lâu. Còn triệu chứng đi ngoài lỏng trong thời gian có kinh là hiện tượng bình thường, bạn không nên lolắng quá.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!.
 
×
Quay lại
Top Bottom