Triết Học

公安-こうあん

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
27/10/2015
Bài viết
164
TRIẾT HỌC



"Triết" theo từ nguyên chữ Hán có nghĩa là trí, bao hàm sự hiểu biết sâu sắc về sự vật, hiện tượng và đạo lý. Thuật ngữ "triết học" (philosophy), gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là "yêu mến sự thông thái".
Theo quan điểm mácxít, triết học là một hệ thống những quan điểm, quan niệm chung nhất của con người về thế giới và vai trò, vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học là thế giới quan của một giai cấp nhất định trong lịch sử. Triết học ra đời cách đây hơn hai ngàn năm trong các nền văn minh cổ đại như: Ấn Độ, Trung Hoa, Ai Cập, Babilon, Hy Lạp, La Mã, v.v., với hai nguồn gốc chủ yếu sau:

Nguồn gốc nhận thức
Khi nền văn minh cổ đại đã khá phát triển, các ngành khoa học đầu tiên của nhân loại như: thiên văn học, toán học, cơ học... đã tích lũy được một khối lượng tri thức to lớn, các nhà khoa học đã bắt đầu đề cập đến những vấn đề chung nhất như: Bản chất của thế giới là gì? Các hiện tượng, sự vật trong thế giới tồn tại ra sao? Con người có vai trò và vị trí như thế nào trong thế giới ấy?... Việc giải quyết những vấn đề đó đã dẫn tới hình thành một hệ thống tri thức sâu sắc của con người, đó là triết học.

Nguồn gốc xã hội
Đó là sự xuất hiện phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Khi sản xuất xã hội đã phát triển, tạo ra được "sản phẩm thặng dư", nhờ đó đã hình thành được một lớp người không cần phải lao động chân tay mà vẫn sống được - những người chuyên lao động trí óc. Chính họ đã khái quát hóa các tri thức mà loài người đã tích lũy thành một hệ thống những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu nhất của thế giới quan. Những tri thức đó là triết học.




TRIẾT HỌC - TRÍ TUỆ - BẢN LĨNH




 
×
Quay lại
Top