- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nhiều bạn cảm thấy tình trạng "mãi mãi cô đơn" là một bi kịch và cảm thất rất tủi thân vì điều này!
Thuật ngữ “forever alone” (viết tắt F.A – tạm dịch: mãi mãi cô đơn, “ế”) hiện nay được teen dùng ngày càng nhiều và phổ biến. Tại sao việc cô đơn lại ngày càng được “nhấn mạnh” đến vậy?
“Forever alone” là cụm từ xuất hiện khi phong trào rage comic nở rộ. Các biểu tượng nhân vật (gọi là meme) được vẽ đơn giản nhưng cực kì biểu cảm. Trong đó có một nhân vật nhìn gương mặt rất tội nghiệp, hai hàng nước mắt luôn chảy dài, đó là biểu tượng của “forever alone”. Khi phong trào chế truyện rage comic ngày càng phổ biến thì thuật ngữ này được cư dân mạng sử dụng càng nhiều. Có những bạn không hề biết về rage comic nhưng vẫn hiểu cụm từ “mãi mãi cô đơn”.
Ban đầu, F.A chỉ để nhấn mạnh sự độc thân và trào lộng lên quá mức cần thiết, dùng để gây cười. Về sau, nó trở thành một nỗi ám ảnh thật sự của những ai chưa có người yêu. Khi bạn đang F.A, có nghĩa là bạn đang ở trong tình trạng rất “bi kịch”. Vì sao lại có điều này?
· “Nếu mình có người yêu thì chẳng việc gì mình phải ôm máy tính từ sáng đến tối. Đôi khi sự cô đơn cũng…hơi khủng khiếp. Mình sẽ không để ý đến điều đó khi mình có nhiều việc để làm. Nhưng cứ vào mỗi tối, khi chuẩn bị đi ngủ, bỗng dưng thấy thật buồn. Khi lên mạng nói chuyện với bạn bè cũng vui, nhưng từ hồi xuất hiện cụm từ F.A, mỗi lần nhắc đến thì thấy tủi thân kinh khủng” — Chu Nam (lớp 11 trường PTNK) cho biết.
· “Càng ngày mọi người càng thích…công khai chuyện riêng tư trên facebook. Hai người yêu nhau thì cứ nói chuyện với nhau trên face, đi ăn cũng chụp hình đưa lên, quan tâm nhau cũng thể hiện. Còn mình, quanh đi quẩn lại, viết một cái status cũng chẳng ai quan tâm, thèm cảm giác rung động nhưng chẳng thể nào tìm được người thích hợp” — Bảo Lan (lớp 12 trường THPT M.) chia sẻ.
· “Nếu bạn còn đi học phổ thông thì việc F.A rất tốt, vì bạn không bị chi phối học tập. Nhưng lên đại học thì khác. Thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, nhưng bạn bè lại ít dần và không phải ai cũng hiểu mình. Bạn cần có người yêu vì bạn bè của bạn ai cũng…bận đi với nửa ấy. Nhưng muốn là một chuyện, “tìm” là một chuyện khác. Tình cảm đâu thể gượng ép được” — Mỹ Nhi (sinh viên năm 2 ĐH TĐT) nói
Vì 3 lí do chủ yếu như trên nên vào những ngày lễ, hoặc cuối tuần, không khó để thấy các status than vãn trên mạng. Nhiều bạn đang F.A còn vui đùa bằng cách “cầu mưa” trong các ngày lễ để các cặp đôi không thể đi chơi.
Trong cuộc sống này, chúng ta không thể tồn tại đơn độc. Mỗi cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cũng không khó hiểu khi chúng ta ngày càng sợ cô đơn đến thế. Nhưng thay vì ngồi trên mạng “than thân trách phận” vì tình trạng F.A của mình, tại sao bạn không tắt máy vi tính và ra ngoài chơi nhỉ? Có thể đi một mình cũng được, đi cùng bạn bè cũng được. Chúng ta chỉ dễ dàng tìm được tình yêu khi chúng ta gặp nhau ngoài đời thật mà thôi.
Thuật ngữ “forever alone” (viết tắt F.A – tạm dịch: mãi mãi cô đơn, “ế”) hiện nay được teen dùng ngày càng nhiều và phổ biến. Tại sao việc cô đơn lại ngày càng được “nhấn mạnh” đến vậy?
“Forever alone” là cụm từ xuất hiện khi phong trào rage comic nở rộ. Các biểu tượng nhân vật (gọi là meme) được vẽ đơn giản nhưng cực kì biểu cảm. Trong đó có một nhân vật nhìn gương mặt rất tội nghiệp, hai hàng nước mắt luôn chảy dài, đó là biểu tượng của “forever alone”. Khi phong trào chế truyện rage comic ngày càng phổ biến thì thuật ngữ này được cư dân mạng sử dụng càng nhiều. Có những bạn không hề biết về rage comic nhưng vẫn hiểu cụm từ “mãi mãi cô đơn”.
Ban đầu, F.A chỉ để nhấn mạnh sự độc thân và trào lộng lên quá mức cần thiết, dùng để gây cười. Về sau, nó trở thành một nỗi ám ảnh thật sự của những ai chưa có người yêu. Khi bạn đang F.A, có nghĩa là bạn đang ở trong tình trạng rất “bi kịch”. Vì sao lại có điều này?
· “Nếu mình có người yêu thì chẳng việc gì mình phải ôm máy tính từ sáng đến tối. Đôi khi sự cô đơn cũng…hơi khủng khiếp. Mình sẽ không để ý đến điều đó khi mình có nhiều việc để làm. Nhưng cứ vào mỗi tối, khi chuẩn bị đi ngủ, bỗng dưng thấy thật buồn. Khi lên mạng nói chuyện với bạn bè cũng vui, nhưng từ hồi xuất hiện cụm từ F.A, mỗi lần nhắc đến thì thấy tủi thân kinh khủng” — Chu Nam (lớp 11 trường PTNK) cho biết.
· “Nếu bạn còn đi học phổ thông thì việc F.A rất tốt, vì bạn không bị chi phối học tập. Nhưng lên đại học thì khác. Thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, nhưng bạn bè lại ít dần và không phải ai cũng hiểu mình. Bạn cần có người yêu vì bạn bè của bạn ai cũng…bận đi với nửa ấy. Nhưng muốn là một chuyện, “tìm” là một chuyện khác. Tình cảm đâu thể gượng ép được” — Mỹ Nhi (sinh viên năm 2 ĐH TĐT) nói
Vì 3 lí do chủ yếu như trên nên vào những ngày lễ, hoặc cuối tuần, không khó để thấy các status than vãn trên mạng. Nhiều bạn đang F.A còn vui đùa bằng cách “cầu mưa” trong các ngày lễ để các cặp đôi không thể đi chơi.
Trong cuộc sống này, chúng ta không thể tồn tại đơn độc. Mỗi cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cũng không khó hiểu khi chúng ta ngày càng sợ cô đơn đến thế. Nhưng thay vì ngồi trên mạng “than thân trách phận” vì tình trạng F.A của mình, tại sao bạn không tắt máy vi tính và ra ngoài chơi nhỉ? Có thể đi một mình cũng được, đi cùng bạn bè cũng được. Chúng ta chỉ dễ dàng tìm được tình yêu khi chúng ta gặp nhau ngoài đời thật mà thôi.
Theo Mực Tím