pivivu
Thành viên
- Tham gia
- 27/11/2018
- Bài viết
- 10
Trần Khánh Dư một vị tướng nổi tiếng dưới thời nhà Trần, ông không chỉ nổi tiếng trong việc đánh trận cầm quân trong trận chiến chống quân Nguyên lần 2 và 3 mà còn tai tiếng không kém khi bị các tội tư thông, cậy quyền,…
"Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt nuôi chim ưng thì có gì là lạ" - Trần Khánh Dư. Được xem là câu nói nổi danh nhất của danh tướng chiến thắng quân Nguyên tại Vân Đồn.
Năm 1288, Phó đô tướng quân Trần Khánh Dư trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã lập công đánh chìm đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ trên vịnh biển Bái Tử Long, góp phần rất quan trọng vào Chiến thắng Bạch Đằng.
Nhà sử học Phan Huy Chú từng xếp ông hạng 4, chỉ sau ba danh tướng là Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngủ Lão. Tuy nhiên, dù có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần 2 và 3 nhưng ông không được phong tước, phong hầu cũng như trọng dụng cho đến khi mất.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết về Trần Khánh Dư như sau, người tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258), ông thường vận dụng chiến thuật đánh úp và giành thắng lợi. Trần Khánh Dư được vua Trần Thánh Tông yêu mến vì trí dũng song toàn, phong làm Thiên tử nghĩa nam (tức con nuôi của vua).
Trong thời gian làm việc trong triều, Trần Khánh Dư mắc phải đại tội thông dâm với công chúa Thiên Thụy, con gái của vua Trần Thánh Tông, vợ của Trần Quốc Nghiễn (con trai của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Sự việc bại lộ, Trần Khánh Dư bị chịu tội đánh 100 gậy cho đến chết tại Hồ Tây, nhưng vua Trần Thánh Tông đã bí mật ban lệnh không được đánh chết mà chỉ làm ông bị thương. Sau đó toàn bộ phẩm hàm, gia sản của ông đều bị tịch thu và đuổi về quê.
Mặc dù không chết, Trần Khánh Dư vẫn bị tịch thu hết tài sản, phế truất binh quyền. Ông về quê cha ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.
Lại Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, người dân ở đó lấy buôn bán làm kế sinh nhai. Mọi thức ăn uống, may mặc dựa vào khách buôn phương Bắc, quần áo, đồ dùng đều theo tục của người Bắc.
Khánh Dư duyệt quân trang thấy vậy liền ra lệnh: "Quân trấn giữ Vân Đồn để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt. Phải đội nón Ma Lôi (tên một hương ở Hồng Lộ chuyên nghề làm nón), ai trái tất phải phạt".
Thực tế trước đó Khánh Dư đã ngầm sai người nhà mua nón Ma Lôi. Thuyền chở nón đã đến đậu trong cảng. Lệnh vừa ban ra, ông lại ngầm sai người phao tin "hôm qua thấy trước vùng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đến". Nhận được tin, người dân tranh nhau mua nón. Ban đầu mua không tới một tiền, sau một chiếc nón đổi một tấm vải. Số vải thu được tới hàng nghìn tấm.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết Trần Khánh Dư có công lao đánh quân Nguyên Mông, nhưng "có tính tham lam, phàm giữ chức trấn thủ ở nơi nào, người trong hạt đều oán ghét".
"Nhờ tài cao mà lập được công lớn nhưng cũng bởi đức mỏng mà để tiếng xấu với đời”. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần.
Nguồn [xuyenkhongdenhattruyen.blogspot.com/2018/11/tran-khanh-du-danh-tuong-nhieu-tai.html]
"Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt nuôi chim ưng thì có gì là lạ" - Trần Khánh Dư. Được xem là câu nói nổi danh nhất của danh tướng chiến thắng quân Nguyên tại Vân Đồn.
Năm 1288, Phó đô tướng quân Trần Khánh Dư trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã lập công đánh chìm đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ trên vịnh biển Bái Tử Long, góp phần rất quan trọng vào Chiến thắng Bạch Đằng.
Nhà sử học Phan Huy Chú từng xếp ông hạng 4, chỉ sau ba danh tướng là Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngủ Lão. Tuy nhiên, dù có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần 2 và 3 nhưng ông không được phong tước, phong hầu cũng như trọng dụng cho đến khi mất.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết về Trần Khánh Dư như sau, người tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258), ông thường vận dụng chiến thuật đánh úp và giành thắng lợi. Trần Khánh Dư được vua Trần Thánh Tông yêu mến vì trí dũng song toàn, phong làm Thiên tử nghĩa nam (tức con nuôi của vua).
Trong thời gian làm việc trong triều, Trần Khánh Dư mắc phải đại tội thông dâm với công chúa Thiên Thụy, con gái của vua Trần Thánh Tông, vợ của Trần Quốc Nghiễn (con trai của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Sự việc bại lộ, Trần Khánh Dư bị chịu tội đánh 100 gậy cho đến chết tại Hồ Tây, nhưng vua Trần Thánh Tông đã bí mật ban lệnh không được đánh chết mà chỉ làm ông bị thương. Sau đó toàn bộ phẩm hàm, gia sản của ông đều bị tịch thu và đuổi về quê.
Mặc dù không chết, Trần Khánh Dư vẫn bị tịch thu hết tài sản, phế truất binh quyền. Ông về quê cha ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.
Lại Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, người dân ở đó lấy buôn bán làm kế sinh nhai. Mọi thức ăn uống, may mặc dựa vào khách buôn phương Bắc, quần áo, đồ dùng đều theo tục của người Bắc.
Khánh Dư duyệt quân trang thấy vậy liền ra lệnh: "Quân trấn giữ Vân Đồn để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt. Phải đội nón Ma Lôi (tên một hương ở Hồng Lộ chuyên nghề làm nón), ai trái tất phải phạt".
Thực tế trước đó Khánh Dư đã ngầm sai người nhà mua nón Ma Lôi. Thuyền chở nón đã đến đậu trong cảng. Lệnh vừa ban ra, ông lại ngầm sai người phao tin "hôm qua thấy trước vùng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đến". Nhận được tin, người dân tranh nhau mua nón. Ban đầu mua không tới một tiền, sau một chiếc nón đổi một tấm vải. Số vải thu được tới hàng nghìn tấm.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết Trần Khánh Dư có công lao đánh quân Nguyên Mông, nhưng "có tính tham lam, phàm giữ chức trấn thủ ở nơi nào, người trong hạt đều oán ghét".
"Nhờ tài cao mà lập được công lớn nhưng cũng bởi đức mỏng mà để tiếng xấu với đời”. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần.
Nguồn [xuyenkhongdenhattruyen.blogspot.com/2018/11/tran-khanh-du-danh-tuong-nhieu-tai.html]
Pivivu