- Tham gia
- 21/3/2016
- Bài viết
- 34
Chân dung Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ khắc ghi trong sử sách về chiến tích lẫy lừng trong cuộc chống quân xâm lăng Mông Cổ, mà còn ghi tạc vào lòng mỗi con dân nước Việt là một nhà chính trị lỗi lạc , một thiên tài quân sự , và một nhà văn hóa uyên bác. Cụ đã trở thành một trong những vị Thánh của linh hồn dân tộc Việt.
Chân dung Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông
Những năm Đại đế Mông Cổ cầm quân chinh phạt khắp nơi trên thế giới, các dân tộc khác phải quy phục dưới vó ngựa quân xâm lược. Nhưng khi quân Mông Cổ tấn công vào Đại Việt ba lần đều bị đánh tan tác không còn mảnh giáp. Mặc dù số lượng quân địch đông hơn nhiều lần, chúng ta phải đương đầu với nhưng tên giặc Nguyên hung hăng tàn bạo. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của Trần Hưng Đạo đã đánh cho quân phương Bắc phải kinh hồn bạt vía, 3 lần dẫn quân đi xâm lược là 3 lần giặc bi tổn thất nặng nề, khiến vua Nguyên phải từ bảo hoàn toàn ý định xâm chiếm nước ta.
Khai sáng nền khoa học quân sự Việt Nam
Bên cạnh việc trực tiếp chỉ huy đánh trận, xông pha trên sa trường, Trần Hưng Đạo còn là một nhà khoa học quân sự xuất sắc:
Trần Hưng Đạo không phải chỉ có huấn luyện quân đội, không phải chỉ tập luyện võ nghệ, mà quan trọng hơn là ông đã nghiên cứu binh pháp, và đã biên soạn ra một bộ binh pháp hoàn toàn mới. Trước đó, tướng lĩnh của nhà Trần phải học ít nhất 15 bộ binh pháp của Trung Quốc. Tất cả những bộ binh pháp đó được trình bày rất sắc xảo, và có những ý kiến rất xuất sắc, nhưng nó chỉ phù hợp với những cuộc chiến tranh xung đột nội bộ, mà không phù hợp với cuộc chiến tranh vệ quốc của dân ta. Vì thế, Trần Hưng Đạo đã biên soạn bộ “Binh Thư Yếu Lược”, và đó chính là tác phẩm khai sinh của nền khoa học quân sự Việt Nam.
Áng hùng văn thiên cổ Hịch Tướng Sĩ
Sau khi đã biên soạn binh pháp, thì trong huấn luyện quân đội, Trần Hưng Đạo đã tìm cách để kích lệ tinh thần của quân sĩ, và tác phẩm nổi bật nhất của ông trong lĩnh vực này chính là bài “Hịch Tướng Sĩ Văn”. Đây là một trong những áng thiên cổ hùng văn có giá trị bất diệt, và chỉ cần là tác giả của Hịch Tướng Sĩ Văn thôi thì tên tuổi của Trần Hưng Đạo đã trở nên bất diệt với non sông.
Đạo lý lấy dân làm gốc
Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Năm 1300, lúc ông đang lâm bệnh nặng, vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách chống ngăn “giặc phương Bắc”. Ông nói: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.
Qua cách lý luận trên ta thấy rằng Trần Hưng Đạo đã nắm hết những chỗ tinh yếu của binh pháp cổ kim, quả đúng là một bậc kỳ tài của thiên hạ: dựa vào dân để xây nghiệp dài lâu, đây là đạo lý giữ nước, giữ chế độ ngàn đời nay không chỉ của riêng dân tộc Việt Nam mà của tất cả các dân tộc trên thế giới, bởi vì có dân là có tất cả, mà mất lòng dân thì sẽ mất tất cả vậy.
Một tấm lòng son chiếu sử xanh
Tượng đúc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bằng đồng đỏ khảm tam khí
Bởi tấm lòng ấy, bởi tài năng ấy, Trần Hưng Đạo khiến cho muôn đời cảm phục. Sau khi mất, ông được thờ phụng ở nhiều nơi. Không những thế, ông còn được người dân nhiều đời sùng kính phong Thánh- Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần.
Đến hôm nay, tượng và đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ở khắp nơi, và những bức tượng ấy, đền thờ ấy là kết tinh của sự sự kính trọng của người Việt Nam đối với Trần Hưng Đạo. Tên tuổi của ông còn được dùng để đặt cho nhiều đường phố, trường học và công sở khác. Tên ông còn sống mãi với non sông này, đất nước này…
Tượng đồng vàng Hưng Đạo Đại Vương đặt tại bàn làm việc
Ngoài việc được thờ cúng ở các đền, chùa thì tượng Đức Thánh Trần còn được bài trí tại bàn làm việc hoặc tại phòng khách của nhiều gia đình , thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ tài đức của vị Thánh trong lòng người dân Việt. Ngoài ra, theo phong thủy thì Tượng Đức Thánh Trần còn có ý nghĩa trấn trạch tà khí, bảo vệ và mang lại cuộc sống ấm nó cho gia chủ gia đạo…
Chân dung Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông
Những năm Đại đế Mông Cổ cầm quân chinh phạt khắp nơi trên thế giới, các dân tộc khác phải quy phục dưới vó ngựa quân xâm lược. Nhưng khi quân Mông Cổ tấn công vào Đại Việt ba lần đều bị đánh tan tác không còn mảnh giáp. Mặc dù số lượng quân địch đông hơn nhiều lần, chúng ta phải đương đầu với nhưng tên giặc Nguyên hung hăng tàn bạo. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của Trần Hưng Đạo đã đánh cho quân phương Bắc phải kinh hồn bạt vía, 3 lần dẫn quân đi xâm lược là 3 lần giặc bi tổn thất nặng nề, khiến vua Nguyên phải từ bảo hoàn toàn ý định xâm chiếm nước ta.
Khai sáng nền khoa học quân sự Việt Nam
Bên cạnh việc trực tiếp chỉ huy đánh trận, xông pha trên sa trường, Trần Hưng Đạo còn là một nhà khoa học quân sự xuất sắc:
Trần Hưng Đạo không phải chỉ có huấn luyện quân đội, không phải chỉ tập luyện võ nghệ, mà quan trọng hơn là ông đã nghiên cứu binh pháp, và đã biên soạn ra một bộ binh pháp hoàn toàn mới. Trước đó, tướng lĩnh của nhà Trần phải học ít nhất 15 bộ binh pháp của Trung Quốc. Tất cả những bộ binh pháp đó được trình bày rất sắc xảo, và có những ý kiến rất xuất sắc, nhưng nó chỉ phù hợp với những cuộc chiến tranh xung đột nội bộ, mà không phù hợp với cuộc chiến tranh vệ quốc của dân ta. Vì thế, Trần Hưng Đạo đã biên soạn bộ “Binh Thư Yếu Lược”, và đó chính là tác phẩm khai sinh của nền khoa học quân sự Việt Nam.
Áng hùng văn thiên cổ Hịch Tướng Sĩ
Sau khi đã biên soạn binh pháp, thì trong huấn luyện quân đội, Trần Hưng Đạo đã tìm cách để kích lệ tinh thần của quân sĩ, và tác phẩm nổi bật nhất của ông trong lĩnh vực này chính là bài “Hịch Tướng Sĩ Văn”. Đây là một trong những áng thiên cổ hùng văn có giá trị bất diệt, và chỉ cần là tác giả của Hịch Tướng Sĩ Văn thôi thì tên tuổi của Trần Hưng Đạo đã trở nên bất diệt với non sông.
Đạo lý lấy dân làm gốc
Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Năm 1300, lúc ông đang lâm bệnh nặng, vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách chống ngăn “giặc phương Bắc”. Ông nói: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.
Qua cách lý luận trên ta thấy rằng Trần Hưng Đạo đã nắm hết những chỗ tinh yếu của binh pháp cổ kim, quả đúng là một bậc kỳ tài của thiên hạ: dựa vào dân để xây nghiệp dài lâu, đây là đạo lý giữ nước, giữ chế độ ngàn đời nay không chỉ của riêng dân tộc Việt Nam mà của tất cả các dân tộc trên thế giới, bởi vì có dân là có tất cả, mà mất lòng dân thì sẽ mất tất cả vậy.
Một tấm lòng son chiếu sử xanh
Tượng đúc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bằng đồng đỏ khảm tam khí
Bởi tấm lòng ấy, bởi tài năng ấy, Trần Hưng Đạo khiến cho muôn đời cảm phục. Sau khi mất, ông được thờ phụng ở nhiều nơi. Không những thế, ông còn được người dân nhiều đời sùng kính phong Thánh- Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần.
Đến hôm nay, tượng và đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ở khắp nơi, và những bức tượng ấy, đền thờ ấy là kết tinh của sự sự kính trọng của người Việt Nam đối với Trần Hưng Đạo. Tên tuổi của ông còn được dùng để đặt cho nhiều đường phố, trường học và công sở khác. Tên ông còn sống mãi với non sông này, đất nước này…
Tượng đồng vàng Hưng Đạo Đại Vương đặt tại bàn làm việc
Ngoài việc được thờ cúng ở các đền, chùa thì tượng Đức Thánh Trần còn được bài trí tại bàn làm việc hoặc tại phòng khách của nhiều gia đình , thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ tài đức của vị Thánh trong lòng người dân Việt. Ngoài ra, theo phong thủy thì Tượng Đức Thánh Trần còn có ý nghĩa trấn trạch tà khí, bảo vệ và mang lại cuộc sống ấm nó cho gia chủ gia đạo…