- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
Phát hiện này của NASA đã đem đến môt tín hiệu lạc quan về tương lai môi trường của Trái Đất
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vừa công bố một thông tin rất đáng ăn mừng: Trái Đất chưa hề xanh đến như vậy trong suốt 20 năm qua!Đáng ngạc nhiên hơn, Trung Quốc và Ấn Độ chính là 2 quốc gia đã tạo nên kỳ tích không tưởng này.
Phát hiện này của NASA được đăng tải trên tạp chí Nature Sustainability, thông qua dữ liệu vệ tinh thu thập từ giữa những năm 90 cho đến tận bây giờ dưới dạng hình ảnh có độ phân giải cao. Ban đầu, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lý do khiến thảm thực vật trên Trái Đất lại tăng lên đáng kể như vậy. Đó có thể là do hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự gia tăng khí thải CO2, hoặc khí hậu ẩm ướt gây nên.
Tuy nhiên, sau khi đi sâu vào nghiên cứu hình ảnh từ vệ tinh, các nhà khoa học đã phát hiện ra, thảm thực vật này được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu thực sự cây cối phát triển là do hiệu ứng của biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhẽ ra thảm thực vật sẽ không chỉ bị giới hạn bên trong biên giới quốc gia. Đồng thời, các khu vực nằm ở vĩ độ cao nhẽ ra cũng sẽ "xanh" nhanh hơn các khu vực còn lại, bởi lớp băng tan ra sẽ khiến vùng đất này trở nên lý tưởng hơn cho cây cối.
Thảm thực vật mới trồng xuất hiện dày đặc ở khu vực Ấn Độ và Trung Quốc.
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn coi Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, do sự khai thác quá mức đất đai, nước và tài nguyên để phục vụ kinh tế. Thế nhưng, không ai ngờ rằng, chính 2 đất nước đông dân này lại là nhân tố chủ yếu đóng góp một lượng lớn thảm thực vật mới cho Trái Đất trong vòng 20 năm vừa qua.
Lượng cây xanh mới trồng ở Trung Quốc và Ấn Độ đến từ những chương trình trồng rừng quy mô lớn, cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Ấn Độ lại tiếp tục phá kỷ lục thế giới về trông cây, với hơn 800.000 người dân góp sức trồng 50 triệu cây xanh mới chỉ trong vòng 24 giờ.
Vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều tiến hành những cuộc phá rừng quy mô lớn để lấy đất cho nông nghiệp và xây dựng. Tình trạng này được cải thiện vào những năm 90, khi 2 quốc gia này thay đổi chính sách sử dụng đất nhằm giảm thiệu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn đất và chống lại biến đổi khí hậu.
Thảm thực vật mới xuất hiện này quả thực là một tín hiệu tích cực đối với hành tinh xanh của chúng ta. Nhiều người hy vọng rằng, những kỳ tích như thế này sẽ còn được nhân rộng trong tương lai không xa.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: