- Tham gia
- 21/3/2016
- Bài viết
- 34
Bài trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn đánh giá được chính bản thân, tính cách của bạn.
“Tự ái” là thái độ thể hiện sự tự tôn quá cao đến nỗi quá nghĩ đến mình mà sinh ra giận dỗi, khó chịu khi cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường; có người phản ứng thái quá còn nghĩ cách trả đũa người đã đánh giá thấp mình. Người giàu “Lòng tự ái” thường là người bị điều khiển bởi cảm xúc hay còn gọi là người sống phụ thuộc vào cảm xúc. Tâm lý “tự ái” rất gần với tâm lý “nhạy cảm”.
“Tự trọng” là thái độ thể hiện việc coi trọng bản thân vốn có và giữ gìn phẩm cách, danh dự tích cực của mình và dù người xung quanh có thái độ gì ta cũng không để tác động đến cảm xúc cũng như tính cách của mình. Người giàu “Lòng tự trọng” thường là người biết kiểm soát cảm xúc hay còn gọi là người sống độc lập về cảm xúc. Tâm lý “tự trọng” cũng rất dễ bị nhầm lẫn với với tâm lý “bảo thủ”, nhưng khác nhau quan trọng ở chỗ: “tự trọng” là lắng nghe cởi mở nhưng vẫn tự bảo vệ những phẩm chất tốt trong khi “bảo thủ” là nhất định không nghe ai và giữ khư khư những phẩm chất tiêu cực.
Bạn hãy thử tham gia một trắc nghiệm nhỏ sau để biết khám phá bản thân là người thế nào bằng cách chọn a, b, c hoặc d để mô tả phản ứng của mình trong những tình huống giao tiếp sau:
1. Khi bị chê bai về ngoại hình không vừa mắt
a. Buồn bã và xấu hổ, mất tự tin hoặc tức điên
b. Cố gắng chứng tỏ rằng người ta không đúng
c. Kiểm tra chỉ số sức khỏe và đi tập gym hoặc điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp
d. Dù ai nói gì thì cũng mặc kệ, mình chỉ có vậy thôi.
2. Khi được khen ngợi vẻ ngoài hay tài năng:
a. Thấy lo ngại rằng người khen có mục đích gì
b. Thấy vô cùng phấn khích và hãnh diện
c. Thấy vui và cảm ơn người khen ngợi vì mình có thêm năng lượng tích cực
d. Thấy chẳng cần lời khen ngợi, bạn tự biết mình đẹp và giỏi.
3. Khi bạn bị ai đó khích xem có dám làm việc gì đó liều lĩnh
a. Lảng tránh vì sợ không làm sẽ bị chê hèn mà làm thì sẽ thất bại
b. Tức mình làm luôn cho họ thôi khích bác
c. Chỉ làm những việc bạn thấy thích và thấy cần thiết cho cuộc sống
d. Không làm trước mặt người ta nhưng lẳng lặng tự làm để chứng tỏ mình không tồi.
4. Khi một người ở địa vị kém hơn như (con, em, người kém tuổi, người ít tiền hơn, người có vị trí công việc thấp hơn) góp ý chỉ ra lỗi sai:
a. Thấy xấu hổ, ngượng ngùng và mất mặt
b. Tìm cách làm ầm lên hoặc lảng sang chuyên khác để người ta ngại không dám đề cập
c. Nhìn lại mình và giải thích cụ thể nếu thấy nhận xét không đúng hoặc cảm ơn và sửa chữa nếu thấy họ nói đúng
d. Bảo người nói không có quyền dạy dỗ vì họ ở địa vị thấp kém hơn mình.
5. Khi bị nghi oan:
a. Có thái độ hoảng sợ, cay cú hay uất ức
b. Lôi kéo sự ủng hộ của người khác hoặc cố gắng phủ nhận
c. Giữ bình tĩnh và đưa ra bằng chứng mình vô can
d. Mặc kệ người muốn nghĩ gì thì nghĩ.
6. Khi bạn bị mỉa mai, ganh tị:
a. Bị căng thẳng và cố gắng an ủi người tị nạnh với mình
b. Mỉa mai, ganh tị lại cho bõ ghét
c. Giữ thái độ bình thản vì bạn hiểu không phải ai cũng ủng hộ mình
d. Mừng thầm trong lòng vì đã thành công trong việc làm người khác ganh tị.
7. Khi biết mình bị lợi dụng tiền bạc, thời gian hay tình cảm:
a. Lánh mặt người lợi dụng và luôn luôn đề phòng với những người khác
b. Buồn bực, ấm ức, cay cú nhưng không biết làm gì
c. Nói rõ cho người đó hiểu và không để lợi dụng lần thứ 2
d. Tiếp tục cách sống vô tư, ngây thơ và hi vọng có ngày người ta hiểu ra.
8. Khi bị lừa dối hay phản bội:
a. Trái tim tan vỡ, khóc triền miên, suy sụp tinh thần và hờn trách người ta ác
b. Thấy buồn tủi và thương cho số phận không may
c. Cố gắng vượt qua nỗi đau và có những lựa chọn khác tỉnh táo thông minh hơn
d. Tìm cách trả đũa người lừa dối hoặc tự mình hành hạ mình.
9. Khi bị từ chối trong tình yêu:
a. Tin rằng mình là người vô cùng thiếu hấp dẫn và không ai thèm yêu mình
b. Tin rằng người ấy người ấy sẽ hối tiếc vì đã không nhìn thấy sự hấp dẫn và giá trị của mình
c. Tùy vào tình huống của mối quan hệ mà bạn quyết định sẽ cố gắng thuyết phục thêm hoặc đi tìm hiểu người khác
d. Nhất quyết tán tỉnh, theo đuổi bằng được hoặc yêu ngay người mới để chứng tỏ khả năng.
10. Khi ốm đau bệnh tật hay gặp những gian nan khác trong cuộc sống:
a. Than thở, trầm cảm, cáu gắt hàng ngày, hàng tháng, hàng năm,
b. Van xin, kể lể lôi kéo người thân, bạn bè vào nỗi khổ đau của mình,
c. Chủ động đối diện với gian khó, tìm cách tốt nhất để vượt qua,
d. Lảng tránh những vấn đề khúc mắc của cuộc sống cho đến khi tình trạng trở nên trầm trọng vượt kiểm soát.
11. Khi thành công lớn, gặp vận may hay đạt được thành tích xuất sắc
a. Giấu kín sự việc vì sợ bị ganh tị, xin xỏ hay nhờ vả,
b. Khoe khắp nơi, vui sướng hãnh diện và nghĩ rằng mình thật xứng đáng,
c. Chia sẻ thông tin với những người liên quan và tiếp tục cuộc sống thường nhật,
d. Nghĩ rằng thành công của mình vẫn chưa xứng với mình, cần phải đạt được nữa và mãi.
Kết quả:
Nhiều câu a: Bạn là người hay nhạy cảm
Nhiều câu b: Bạn là người hay tự ái
Nhiều câu c: Bạn là người biết tự trọng
Nhiều câu d: Bạn là người bảo thủ
“Tự ái” là thái độ thể hiện sự tự tôn quá cao đến nỗi quá nghĩ đến mình mà sinh ra giận dỗi, khó chịu khi cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường; có người phản ứng thái quá còn nghĩ cách trả đũa người đã đánh giá thấp mình. Người giàu “Lòng tự ái” thường là người bị điều khiển bởi cảm xúc hay còn gọi là người sống phụ thuộc vào cảm xúc. Tâm lý “tự ái” rất gần với tâm lý “nhạy cảm”.
“Tự trọng” là thái độ thể hiện việc coi trọng bản thân vốn có và giữ gìn phẩm cách, danh dự tích cực của mình và dù người xung quanh có thái độ gì ta cũng không để tác động đến cảm xúc cũng như tính cách của mình. Người giàu “Lòng tự trọng” thường là người biết kiểm soát cảm xúc hay còn gọi là người sống độc lập về cảm xúc. Tâm lý “tự trọng” cũng rất dễ bị nhầm lẫn với với tâm lý “bảo thủ”, nhưng khác nhau quan trọng ở chỗ: “tự trọng” là lắng nghe cởi mở nhưng vẫn tự bảo vệ những phẩm chất tốt trong khi “bảo thủ” là nhất định không nghe ai và giữ khư khư những phẩm chất tiêu cực.
Bạn hãy thử tham gia một trắc nghiệm nhỏ sau để biết khám phá bản thân là người thế nào bằng cách chọn a, b, c hoặc d để mô tả phản ứng của mình trong những tình huống giao tiếp sau:
1. Khi bị chê bai về ngoại hình không vừa mắt
a. Buồn bã và xấu hổ, mất tự tin hoặc tức điên
b. Cố gắng chứng tỏ rằng người ta không đúng
c. Kiểm tra chỉ số sức khỏe và đi tập gym hoặc điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp
d. Dù ai nói gì thì cũng mặc kệ, mình chỉ có vậy thôi.
2. Khi được khen ngợi vẻ ngoài hay tài năng:
a. Thấy lo ngại rằng người khen có mục đích gì
b. Thấy vô cùng phấn khích và hãnh diện
c. Thấy vui và cảm ơn người khen ngợi vì mình có thêm năng lượng tích cực
d. Thấy chẳng cần lời khen ngợi, bạn tự biết mình đẹp và giỏi.
3. Khi bạn bị ai đó khích xem có dám làm việc gì đó liều lĩnh
a. Lảng tránh vì sợ không làm sẽ bị chê hèn mà làm thì sẽ thất bại
b. Tức mình làm luôn cho họ thôi khích bác
c. Chỉ làm những việc bạn thấy thích và thấy cần thiết cho cuộc sống
d. Không làm trước mặt người ta nhưng lẳng lặng tự làm để chứng tỏ mình không tồi.
4. Khi một người ở địa vị kém hơn như (con, em, người kém tuổi, người ít tiền hơn, người có vị trí công việc thấp hơn) góp ý chỉ ra lỗi sai:
a. Thấy xấu hổ, ngượng ngùng và mất mặt
b. Tìm cách làm ầm lên hoặc lảng sang chuyên khác để người ta ngại không dám đề cập
c. Nhìn lại mình và giải thích cụ thể nếu thấy nhận xét không đúng hoặc cảm ơn và sửa chữa nếu thấy họ nói đúng
d. Bảo người nói không có quyền dạy dỗ vì họ ở địa vị thấp kém hơn mình.
5. Khi bị nghi oan:
a. Có thái độ hoảng sợ, cay cú hay uất ức
b. Lôi kéo sự ủng hộ của người khác hoặc cố gắng phủ nhận
c. Giữ bình tĩnh và đưa ra bằng chứng mình vô can
d. Mặc kệ người muốn nghĩ gì thì nghĩ.
6. Khi bạn bị mỉa mai, ganh tị:
a. Bị căng thẳng và cố gắng an ủi người tị nạnh với mình
b. Mỉa mai, ganh tị lại cho bõ ghét
c. Giữ thái độ bình thản vì bạn hiểu không phải ai cũng ủng hộ mình
d. Mừng thầm trong lòng vì đã thành công trong việc làm người khác ganh tị.
7. Khi biết mình bị lợi dụng tiền bạc, thời gian hay tình cảm:
a. Lánh mặt người lợi dụng và luôn luôn đề phòng với những người khác
b. Buồn bực, ấm ức, cay cú nhưng không biết làm gì
c. Nói rõ cho người đó hiểu và không để lợi dụng lần thứ 2
d. Tiếp tục cách sống vô tư, ngây thơ và hi vọng có ngày người ta hiểu ra.
8. Khi bị lừa dối hay phản bội:
a. Trái tim tan vỡ, khóc triền miên, suy sụp tinh thần và hờn trách người ta ác
b. Thấy buồn tủi và thương cho số phận không may
c. Cố gắng vượt qua nỗi đau và có những lựa chọn khác tỉnh táo thông minh hơn
d. Tìm cách trả đũa người lừa dối hoặc tự mình hành hạ mình.
9. Khi bị từ chối trong tình yêu:
a. Tin rằng mình là người vô cùng thiếu hấp dẫn và không ai thèm yêu mình
b. Tin rằng người ấy người ấy sẽ hối tiếc vì đã không nhìn thấy sự hấp dẫn và giá trị của mình
c. Tùy vào tình huống của mối quan hệ mà bạn quyết định sẽ cố gắng thuyết phục thêm hoặc đi tìm hiểu người khác
d. Nhất quyết tán tỉnh, theo đuổi bằng được hoặc yêu ngay người mới để chứng tỏ khả năng.
10. Khi ốm đau bệnh tật hay gặp những gian nan khác trong cuộc sống:
a. Than thở, trầm cảm, cáu gắt hàng ngày, hàng tháng, hàng năm,
b. Van xin, kể lể lôi kéo người thân, bạn bè vào nỗi khổ đau của mình,
c. Chủ động đối diện với gian khó, tìm cách tốt nhất để vượt qua,
d. Lảng tránh những vấn đề khúc mắc của cuộc sống cho đến khi tình trạng trở nên trầm trọng vượt kiểm soát.
11. Khi thành công lớn, gặp vận may hay đạt được thành tích xuất sắc
a. Giấu kín sự việc vì sợ bị ganh tị, xin xỏ hay nhờ vả,
b. Khoe khắp nơi, vui sướng hãnh diện và nghĩ rằng mình thật xứng đáng,
c. Chia sẻ thông tin với những người liên quan và tiếp tục cuộc sống thường nhật,
d. Nghĩ rằng thành công của mình vẫn chưa xứng với mình, cần phải đạt được nữa và mãi.
Kết quả:
Nhiều câu a: Bạn là người hay nhạy cảm
Nhiều câu b: Bạn là người hay tự ái
Nhiều câu c: Bạn là người biết tự trọng
Nhiều câu d: Bạn là người bảo thủ