- Tham gia
- 1/1/2012
- Bài viết
- 4.527
Nước sâm, nhân trần, trà bông cúc, trà bát bảo... cũng nằm trong danh sách những thức uống nhiễm khuẩn gây tiêu chảy.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM phát hiện một số mẫu có lượng vi khuẩn vượt ngưỡng cho phép khi lấy mẫu giám sát chất lượng một số loại nước giải khát bày bán trên thị trường,
Việc lấy mẫu được tiến hành đầu tháng 7, kết quả cho thấy có 5 mẫu nước mía, 6 mẫu nước sâm, 5 mẫu trà bông cúc không đạt các tiêu chuẩn vi sinh dành cho nước giải khát.
Cụ thể, lượng vi khuẩn hiếu khí, khuẩn coliform, E.coli, nấm men, nấm mốc vượt mức cho phép. Đây là những loại khuẩn nếu dùng nhiều có thể gây bệnh đường tiêu hóa.
Cùng thời điểm này, 7 mẫu bún tươi bán ngẫu nhiên tại các chợ ở TP HCM cũng phát hiện một số mẫu có chứa chất tạo sáng tinopal. Trong số 7 mẫu nhiễm chất cấm có 2 mẫu chứa axit oxalic (có thể có hại cho hệ tiêu hóa), một số mẫu khác chứa chất tẩy trắng. Tất cả các chất này đều không được phép dùng trong sản xuất thực phẩm.
Trước đó, ngày 22/7, một số mẫu bún tươi, bánh canh, bánh hỏi cũng đã được Trung tâm nghiên và tư vấn tiêu dùng TP HCM (thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng) phát hiện có nhiễm chất làm sáng trắng.
Trung tâm khuyên người tiêu dùng khi mua sáng phẩm có thể dùng đèn tia cực tím (loaị đèn soi tiền giả) để kiểm tra. Nếu thấy cọng bún tươi ánh lên tia sáng xanh thì điều này cho thấy có chứa chất tạo sáng.
Tại Hà Nội, nhiều món uống “khoái khẩu” như trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nhân trần... cũng bị phát hiện có nhiễm khuẩn và kim loại nặng. Những mẫu nước uống này được lấy vào tháng 7 trên một số tuyến phố như Nhà Thờ, Hoàng Cầu, Lãn Ông, Đê La Thành, Cát Linh... và được kiểm tra tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn. Đáng chú ý là khu Nhà Thờ, nơi tập trung rất nhiều hàng quán trà chanh chém gió, là địa điểm tập kết hàng đêm của teen.
Trong các loại thức uống này không chỉ có khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy mà còn nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc cấp tính và mạn tính, tăng nguy cơ gây bệnh ung thư. Thông tin được đưa ra tại hội thảo khỏe và an toàn do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7 tại Hà Nội.
Kết quả, có đến 8 mẫu chứa khuẩn E.coli, 3 mẫu phát hiện cả kim loại nặng như chì, cadmi và thủy ngân vượt giới hạn cho phép. Trong đó, hàm lượng chì, cadmi trong mẫu nước trà xanh, mẫu nhân trần khô và mẫu nước nhân trần đều vượt xa giới hạn cho phép. Hàm lượng thủy ngân trong mẫu nước nhân trần cũng vượt tiêu chuẩn cho phép.
Theo phó giáo sư Hồ Bá Do, E.coli là vi khuẩn có thể tìm thấy trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy…Trong khi đó, chì có thể ức chế enzyme tổng hơp máu, dẫn đến phá vỡ hồng cầu, tương tác cùng với các vitamin và khoáng chất khác trong cơ thể có thể gây độc và gây bệnh cho cơ thể.
Thủy ngân có thể gây độc tế bào, nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Cadmi có thể gây độc mạn tính (vàng men răng, rối loạn chức năng gan, loãng xương, thiếu máu, tăng huyết áp, dị dạng thai nhi) hoặc ngộ độc cấp: đau thắt ngực, khó thở, tím tái, sốt cao, nhịp tim chậm, buồn nôn, tiêu chảy...
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM phát hiện một số mẫu có lượng vi khuẩn vượt ngưỡng cho phép khi lấy mẫu giám sát chất lượng một số loại nước giải khát bày bán trên thị trường,
Việc lấy mẫu được tiến hành đầu tháng 7, kết quả cho thấy có 5 mẫu nước mía, 6 mẫu nước sâm, 5 mẫu trà bông cúc không đạt các tiêu chuẩn vi sinh dành cho nước giải khát.
Cụ thể, lượng vi khuẩn hiếu khí, khuẩn coliform, E.coli, nấm men, nấm mốc vượt mức cho phép. Đây là những loại khuẩn nếu dùng nhiều có thể gây bệnh đường tiêu hóa.
Nước mía - món uống khoái khẩu của giới trẻ đang có nguy cơ gây nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh minh họa: Huy Hoàng
Cùng thời điểm này, 7 mẫu bún tươi bán ngẫu nhiên tại các chợ ở TP HCM cũng phát hiện một số mẫu có chứa chất tạo sáng tinopal. Trong số 7 mẫu nhiễm chất cấm có 2 mẫu chứa axit oxalic (có thể có hại cho hệ tiêu hóa), một số mẫu khác chứa chất tẩy trắng. Tất cả các chất này đều không được phép dùng trong sản xuất thực phẩm.
Trước đó, ngày 22/7, một số mẫu bún tươi, bánh canh, bánh hỏi cũng đã được Trung tâm nghiên và tư vấn tiêu dùng TP HCM (thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng) phát hiện có nhiễm chất làm sáng trắng.
Trung tâm khuyên người tiêu dùng khi mua sáng phẩm có thể dùng đèn tia cực tím (loaị đèn soi tiền giả) để kiểm tra. Nếu thấy cọng bún tươi ánh lên tia sáng xanh thì điều này cho thấy có chứa chất tạo sáng.
Teen xếp hàng mua nước mía siêu sạch. Ảnh minh họa: Mai Nhật
Tại Hà Nội, nhiều món uống “khoái khẩu” như trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nhân trần... cũng bị phát hiện có nhiễm khuẩn và kim loại nặng. Những mẫu nước uống này được lấy vào tháng 7 trên một số tuyến phố như Nhà Thờ, Hoàng Cầu, Lãn Ông, Đê La Thành, Cát Linh... và được kiểm tra tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn. Đáng chú ý là khu Nhà Thờ, nơi tập trung rất nhiều hàng quán trà chanh chém gió, là địa điểm tập kết hàng đêm của teen.
Trong các loại thức uống này không chỉ có khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy mà còn nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc cấp tính và mạn tính, tăng nguy cơ gây bệnh ung thư. Thông tin được đưa ra tại hội thảo khỏe và an toàn do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7 tại Hà Nội.
Món trà chanh nổi tiếng cũng đang bị nhiễm khuẩn và kim loại nặng. Ảnh minh họa: Gab
Kết quả, có đến 8 mẫu chứa khuẩn E.coli, 3 mẫu phát hiện cả kim loại nặng như chì, cadmi và thủy ngân vượt giới hạn cho phép. Trong đó, hàm lượng chì, cadmi trong mẫu nước trà xanh, mẫu nhân trần khô và mẫu nước nhân trần đều vượt xa giới hạn cho phép. Hàm lượng thủy ngân trong mẫu nước nhân trần cũng vượt tiêu chuẩn cho phép.
Theo phó giáo sư Hồ Bá Do, E.coli là vi khuẩn có thể tìm thấy trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy…Trong khi đó, chì có thể ức chế enzyme tổng hơp máu, dẫn đến phá vỡ hồng cầu, tương tác cùng với các vitamin và khoáng chất khác trong cơ thể có thể gây độc và gây bệnh cho cơ thể.
Thủy ngân có thể gây độc tế bào, nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Cadmi có thể gây độc mạn tính (vàng men răng, rối loạn chức năng gan, loãng xương, thiếu máu, tăng huyết áp, dị dạng thai nhi) hoặc ngộ độc cấp: đau thắt ngực, khó thở, tím tái, sốt cao, nhịp tim chậm, buồn nôn, tiêu chảy...
Theo Ione
Hiệu chỉnh bởi quản lý: