- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
TP.HCM sẽ triển khai 6 tuyến xe buýt nhanh
Xe buýt tuyến Bến xe An Sương-Tân Quy (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Tại hội thảo Giới thiệu dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM do Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Nhân dân TP.HCM tổ chức ngày 25/9, ông Lương Hữu Phúc, Trưởng Ban quản lý đô thị xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM (UCCI) cho biết, sẽ có 6 tuyến xe buýt nhanh (BRT) được triển khai tại thành phố trong thời gian tới.
Các tuyến xe buýt nhanh gồm có tuyến số 1: Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ (dài 28,6km), tuyến số 2: Nguyễn Văn Linh - Bến xe miền Tây (24 km), tuyến số 3: Dọc Vành đai ngoài từ ngã tư An Sương - Bến xe miền Tây (19km), tuyến số 4: trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (14,5km), tuyến số 5: đường Thoại Ngọc Hầu đến Nguyễn Văn Linh (8,7km) và tuyến số 6: dọc đường Quang Trung (8,5km).
Trước mắt, thành phố sẽ triển khai dự án tuyến số 1 (dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ) với điểm đầu là Bến xe miền Tây, điểm cuối tuyến là ngã 3 Cát Lái, đi qua huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 6, quận 5, quận 1 và quận 2.
Dự án có tổng vốn đầu tư 3.247 tỉ đồng, trong đó 142.250 USD là vốn ODA từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới. Theo dự kiến, đến giữa năm 2018, tuyến số 1 sẽ hoàn thành.
Theo đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, BRT mang lại hiệu quả và hợp lý về chi phí, chất lượng khai thác hấp dẫn hành khách và năng lực vận tải tương đương đường sắt đô thị và có thể tạo điều kiện phát triển đất đai bền vững.
Tính đến tháng 11/2012, thế giới đã có 147 thành phố áp dụng mô hình vận tải BRT, với tổng chiều dài 3.800km, lượt khách vận chuyển khoảng 25 triệu lượt/ngày.
Các thành phố đã áp dụng thành công mô hình này như Bogota (Columbia), Quảng Châu (Trung Quốc), Ahmadabad (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), Seoul (Hàn Quốc). Ở Việt Nam, được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, mô hình vận tải BRT đang được triển khai tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Xe buýt nhanh là loại hình xe buýt có khối lượng lớn, có làn đường riêng, hệ thống tín hiệu giao thông ưu tiên hỗ trợ, tạo ra tốc độ di chuyển nhanh hơn, tần suất vận tải lớn hơn xe buýt thông thường.
Việc xây dựng và triển khai mô hình vận tải BRT được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực giao thông, rút ngắn thời gian đi lại trên tuyến đường từ phía tây sang đông thành phố; cung cấp dịch vụ nhanh và đáng tin cậy, giảm tiêu hao năng lượng cũng như số vụ tai nạn giao thông.
(SGGP)
https://htv.com.vn/tintuc/read.asp?cat_id=5&news_id=170155
Xe buýt tuyến Bến xe An Sương-Tân Quy (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Tại hội thảo Giới thiệu dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM do Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Nhân dân TP.HCM tổ chức ngày 25/9, ông Lương Hữu Phúc, Trưởng Ban quản lý đô thị xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM (UCCI) cho biết, sẽ có 6 tuyến xe buýt nhanh (BRT) được triển khai tại thành phố trong thời gian tới.
Các tuyến xe buýt nhanh gồm có tuyến số 1: Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ (dài 28,6km), tuyến số 2: Nguyễn Văn Linh - Bến xe miền Tây (24 km), tuyến số 3: Dọc Vành đai ngoài từ ngã tư An Sương - Bến xe miền Tây (19km), tuyến số 4: trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (14,5km), tuyến số 5: đường Thoại Ngọc Hầu đến Nguyễn Văn Linh (8,7km) và tuyến số 6: dọc đường Quang Trung (8,5km).
Trước mắt, thành phố sẽ triển khai dự án tuyến số 1 (dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ) với điểm đầu là Bến xe miền Tây, điểm cuối tuyến là ngã 3 Cát Lái, đi qua huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 6, quận 5, quận 1 và quận 2.
Dự án có tổng vốn đầu tư 3.247 tỉ đồng, trong đó 142.250 USD là vốn ODA từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới. Theo dự kiến, đến giữa năm 2018, tuyến số 1 sẽ hoàn thành.
Theo đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, BRT mang lại hiệu quả và hợp lý về chi phí, chất lượng khai thác hấp dẫn hành khách và năng lực vận tải tương đương đường sắt đô thị và có thể tạo điều kiện phát triển đất đai bền vững.
Tính đến tháng 11/2012, thế giới đã có 147 thành phố áp dụng mô hình vận tải BRT, với tổng chiều dài 3.800km, lượt khách vận chuyển khoảng 25 triệu lượt/ngày.
Các thành phố đã áp dụng thành công mô hình này như Bogota (Columbia), Quảng Châu (Trung Quốc), Ahmadabad (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), Seoul (Hàn Quốc). Ở Việt Nam, được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, mô hình vận tải BRT đang được triển khai tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Xe buýt nhanh là loại hình xe buýt có khối lượng lớn, có làn đường riêng, hệ thống tín hiệu giao thông ưu tiên hỗ trợ, tạo ra tốc độ di chuyển nhanh hơn, tần suất vận tải lớn hơn xe buýt thông thường.
Việc xây dựng và triển khai mô hình vận tải BRT được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực giao thông, rút ngắn thời gian đi lại trên tuyến đường từ phía tây sang đông thành phố; cung cấp dịch vụ nhanh và đáng tin cậy, giảm tiêu hao năng lượng cũng như số vụ tai nạn giao thông.
(SGGP)
https://htv.com.vn/tintuc/read.asp?cat_id=5&news_id=170155