TrinhDesign
Thành viên
- Tham gia
- 20/5/2013
- Bài viết
- 3
Tốt nghiệp rồi, làm gì tiếp theo đây?
Theo thống kê vừa được công bố gần đây của Trung tâm nghiên cứu và chính sách, hiện có hơn 26% cử nhân đại học cao đẳng không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong số này, có 58% mắc phải lý do nghe khá “buồn cười” là không biết xin việc ở đâu. 42% còn lại đơn giản là bị nhà tuyển dụng từ chối vì không đáp ứng nhu cầu.
Theo ông Đào Thanh Trường – Phó Giám đốc trung tâm cho biết, trong số những cử nhân đã tìm được việc làm, cũng có không ít bạn gặp khó khăn với công việc hiện tại. 61% các bạn trẻ thừa nhận mình thiếu kĩ năng cần thiết, 42% thiếu kinh nghiệm và có đến 32% cử nhân thổ lộ về việc không đủ kiến thức chuyên môn của mình. Đây là một thực trạng đáng buồn của nền giáo dục nước ta.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan sau khi tốt nghiệp, lý do hàng đầu vẫn là việc thiếu kĩ năng mềm ở các bạn trẻ. Với hệ thống chương trình đào tạo quá cũ kỹ và đặt nặng lý thuyết như bây giờ, đây là một điều không lấy gì làm ngạc nhiên. Quy chuẩn đánh giá thành tích như hiện nay khuyến khích các bạn sinh viên “dùi mài kinh sử” hơn là tích lũy những kĩ năng cần thiết cho công việc. Tuy nói vấn đề chính nằm ở kĩ năng mềm, không có nghĩa là mặt bằng chuyên môn của các lao động trẻ hiện nay là chấp nhận được. Các doanh nghiệp vẫn thường xuyên than phiền về việc phải đào tạo lại nhân viên từ đầu sau khi tuyển dụng, trong số này có hơn 92% phải tái đào tạo về chuyên môn, 61% kỹ năng mềm cơ bản và 53% kĩ năng giao tiếp, ứng xử. 92%, một con số đáng kinh ngạc…đó cũng là lý do vì sao hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều đòi hỏi nhân lực có kinh nghiệm và sẵn sàng bác thẳng tay hồ sơ của những bạn sinh viên mới ra trường.
Đến đây xuất hiện bài toán “Con gà và quả trứng”. Các bạn trẻ ra trường không kiếm được việc vì thiếu kinh nghiệm, nhưng tìm đâu ra kinh nghiệm khi chẳng có việc làm.
Các chuyên gia cho rằng để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề dưới một góc độ khác. Trước hết là việc xem trường lớp như một dịch vụ đào tạo nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp, một công việc kinh doanh B2B đúng nghĩa, thay vì là nơi “tiên học lễ, hậu học văn” như trước, như vậy mới có thể xóa bỏ những hạn chế mang tính bao cấp còn tồn tại trong công tác đào tạo và triển khai các chương trình đào tạo nhân lực hiệu quả hơn, cung ứng lao động có chất lượng cho thị trường.
Nguồn: https://timviecnhanh.com/nghenghiep/tot-nghiep-roi-lam-gi-tiep-theo-day-635
# https://www.facebook.com/TimViecNhanh.HoChiMinh
# https://www.facebook.com/TimViecNhanh.DaNang
# https://www.facebook.com/TimViecNhanh.HaNoi
# https://www.facebook.com/timviecnhanh
Theo thống kê vừa được công bố gần đây của Trung tâm nghiên cứu và chính sách, hiện có hơn 26% cử nhân đại học cao đẳng không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong số này, có 58% mắc phải lý do nghe khá “buồn cười” là không biết xin việc ở đâu. 42% còn lại đơn giản là bị nhà tuyển dụng từ chối vì không đáp ứng nhu cầu.
Theo ông Đào Thanh Trường – Phó Giám đốc trung tâm cho biết, trong số những cử nhân đã tìm được việc làm, cũng có không ít bạn gặp khó khăn với công việc hiện tại. 61% các bạn trẻ thừa nhận mình thiếu kĩ năng cần thiết, 42% thiếu kinh nghiệm và có đến 32% cử nhân thổ lộ về việc không đủ kiến thức chuyên môn của mình. Đây là một thực trạng đáng buồn của nền giáo dục nước ta.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan sau khi tốt nghiệp, lý do hàng đầu vẫn là việc thiếu kĩ năng mềm ở các bạn trẻ. Với hệ thống chương trình đào tạo quá cũ kỹ và đặt nặng lý thuyết như bây giờ, đây là một điều không lấy gì làm ngạc nhiên. Quy chuẩn đánh giá thành tích như hiện nay khuyến khích các bạn sinh viên “dùi mài kinh sử” hơn là tích lũy những kĩ năng cần thiết cho công việc. Tuy nói vấn đề chính nằm ở kĩ năng mềm, không có nghĩa là mặt bằng chuyên môn của các lao động trẻ hiện nay là chấp nhận được. Các doanh nghiệp vẫn thường xuyên than phiền về việc phải đào tạo lại nhân viên từ đầu sau khi tuyển dụng, trong số này có hơn 92% phải tái đào tạo về chuyên môn, 61% kỹ năng mềm cơ bản và 53% kĩ năng giao tiếp, ứng xử. 92%, một con số đáng kinh ngạc…đó cũng là lý do vì sao hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều đòi hỏi nhân lực có kinh nghiệm và sẵn sàng bác thẳng tay hồ sơ của những bạn sinh viên mới ra trường.
Đến đây xuất hiện bài toán “Con gà và quả trứng”. Các bạn trẻ ra trường không kiếm được việc vì thiếu kinh nghiệm, nhưng tìm đâu ra kinh nghiệm khi chẳng có việc làm.
Các chuyên gia cho rằng để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề dưới một góc độ khác. Trước hết là việc xem trường lớp như một dịch vụ đào tạo nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp, một công việc kinh doanh B2B đúng nghĩa, thay vì là nơi “tiên học lễ, hậu học văn” như trước, như vậy mới có thể xóa bỏ những hạn chế mang tính bao cấp còn tồn tại trong công tác đào tạo và triển khai các chương trình đào tạo nhân lực hiệu quả hơn, cung ứng lao động có chất lượng cho thị trường.
Nguồn: https://timviecnhanh.com/nghenghiep/tot-nghiep-roi-lam-gi-tiep-theo-day-635
# https://www.facebook.com/TimViecNhanh.HoChiMinh
# https://www.facebook.com/TimViecNhanh.DaNang
# https://www.facebook.com/TimViecNhanh.HaNoi
# https://www.facebook.com/timviecnhanh