- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Thời gian tồn tại của chúng chỉ còn 10 năm nữa thôi nếu như không có những thay đổi nhằm bảo vệ sự sống cho chúng.
Chúng tớ đã từng giới thiệu một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Nhưng có những loài mà nguy hiểm đã ở mức gần kề, sát sàn sạt như danh sách 10 loài dưới đây, những động vật mà chỉ trong khoảng thời gian 10 năm nữa thôi, có thể chúng sẽ biến mất vĩnh viễn. Có thể nói 10 năm là vào mức "siêu báo động" được rồi đấy!
Mèo rừng Iberian
Mèo rừng Iberian là loài mèo đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới, loài mèo rừng Iberia này đặc biệt phát triển mạnh tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và miền nam nước Pháp.
Hiện nay, số lượng của loài giảm xuống chỉ còn 120 cá thể được phân bố giữa các quần thể nhỏ trong vùng Andalusia – Tây Ban Nha. Môi trường sống bị phá hủy, tai nạn với các phương tiện giao thông, săn bắt trộm, số lượng loài thỏ (là thức ăn chính) cũng giảm sút… tất cả những điều trên đã tác động đến sự tồn tại của loài mèo này.
Như một phần của nỗ lực bảo tồn loài động vật quý hiếm này, chính phủ Tây Ban Nha đã ra quyết định phóng thích một số lượng thỏ (món ăn yêu thích của loài mèo rừng này) vào thế giới hoang dã. Nếu mèo rừng Iberia biến mất, chúng sẽ là loài mèo hoang dã đầu tiên bị tuyệt chủng trong 2000 năm qua.
Đười ươi Sumatra
Hiện nay có không quá 7.500 cá thể đười ươi Sumatra còn tồn tại trên thế giới và hiện nay chúng đang có suy giảm với số lượng khoảng 1.000 con mỗi năm. Với tỷ lệ này thì loài đười ươi Sumatra có thể bị xóa sổ trong vòng 1 thập kỷ tới. Nguyên nhân của sự suy giảm này là từ việc khai thác gỗ tràn lan, hỏa hoạn và các hoạt động khác của con người.
Gấu túi Lasiorhinus krefftii ở Úc
Là một loài thú có túi ở Bắc Úc với thân hình mập mạp, những chiếc chân bè bè chắc nịch cùng móng vuốt khỏe mạnh, giúp chúng có thể dễ dàng đào hang dưới lòng đất. Hiện nay, đây là loài gấu túi Úc lớn nhất, một chú gấu túi Úc trưởng thành có độ dài 1 mét và cân nặng 40kg. Chúng có lớp lông mềm và một dáng đi vụng về, lạch bạch ( nhưng chúng có thể chạy nhanh đến 40km/ giờ. Hiện nay chỉ còn 100 cá thể tồn tại trong một khu vực bảo tồn nhỏ ở Queensland).
Lạc đà hai bướu Camelus bactrianus
Đây được xem là tổ tiên của loài lạc đà thuần hóa sống trong khu vực Gobi Gashun khô cắn của sa mạc Gobi ở phía Tây Bắc Trung Quốc và Tây Nam Mông Cổ. Không giống với loài lạc đà Ả Rập, được phân biệt bằng một bưới nổi bât, loài lạc đà này có hai bướu.
Mặc dù lạc đà hai bướu có thể sống sót qua 45 năm sau vụ thử nghiệm hạt nhân ở Gashun Gobi nhưng có vẻ chúng không còn đủ sức chịu đựng được những áp lực như hiện nay: bao gồm việc khai thác, săn bắn, bị chó sói ăn thịt, do sự phát triển của công nghiệp và sự pha trộn của giống lạc đà di truyền trong nước. Hiện nay chỉ có khoảng 650 cá thể còn lại tại Trung Quốc và 350 cá thể tại Mông Cổ. Một số chuyên gia dự đoán vào năm 2033, loài này sẽ giảm đến 84%.
Linh dương Gazen
Đây là loài linh dương đang có dấu hiệu tuyệt chủng nhanh nhất. Trong 10 năm trở lại đây, 80% số lượng loài đã biến mất. Trước hết lại là kết quả của việc săn bắn bừa bãi và môi trường sống bị phá hủy. Hiện nay số lượng cá thể loài này vượt không quá 100 con và nằm rải rác khắp Bắc Phi, cộng hòa Chad, Cộng hòa Mali của Châu Phi. Dường như cuộc sống của loài linh dương này không hề được cải thiện do các đoàn thợ săn từ nước ngoài liên tục vượt biên săn bắt chúng bằng nhiều loại vũ khí tự động.
Dơi Seychelles
Chúng sống ở Ấn Độ Dương về phía Đông Bắc của Madagascar. Hiện nay có không quá 100 con dơi Seychelles với đuôi có màng còn tồn tại trên thế giới. Các nhà khoa học tin rằng hiện nay chỉ có hai nơi mà loài dơi này thường xuyên cư trú, đó chính là hai hang động đá nằm trên đảo Silhouette. Hiện nay loài dơi Seychelles này đang được bảo vệ nhờ sự theo dõi chặt chẽ của người dân nơi đây.
Cá sấu Trung Quốc
Đây là một loại cá sấu nhỏ, chúng ít khi có độ dài hơn 2m hoặc nặng hơn 40kg, chúng sống trong các vùng đất ngập nước thuộc vùng thấp của sông Dương Tử. Nơi mà trước đây cũng là nơi sinh sống của loài cá heo sông Trung Quốc đã bị tuyệt chủng.
Cá sấu Trung Quốc dành rất nhiều thời gian để đào hang, điều này làm cho những người nông dân ở đây cảm thấy "khó chịu" vì những lỗ đất mà chúng để lại. Mặc dù hàng ngàn con cá sấu Trung Quốc đã được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt, các chuyên gia ước tính hiện nay chỉ còn 150-200 cá thể còn tồn tại trong môi trường tự nhiên, điều đó làm chúng trở thành loài cá sấu bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Tê giác đen Diceros bicornis
Tê giác đen sinh sống tại các khu vực miền đông Châu Phi. Chúng là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia).
Tê giác đen nhỏ hơn tê giác trắng và có môi trên nhọn, được chúng dùng để ăn lá và cành non. Vào đầu thế kỷ 21 số lượng loài là hàng trăm ngàn nhưng hiện giờ chỉ còn khoảng vài nghìn con. Trong số các phân loài tê giác đen, thì phía Tây Châu Phi là nơi mà hầu hết tê giác đen đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên.
Khỉ sóc Tamarin Saguinus
Là giống khỉ nhỏ ở Nam Mỹ, chúng không có lông ở tai và mặt, nơi sinh sống của chúng là một vùng đất với diện tích nhỏ xung quanh Manaus, một thành phố gồm 2 triệu dân ở tây bắc Brazil với khu đô thị mở rộng, chăn thả gia súc tự do…
Tệ hơn là loài khỉ này cũng đang bị cạnh tranh môi trường sống bởi một loài khỉ tương đối gần gũi với chúng, giống khỉ vàng Nam Mỹ. Đó là những lý do khiến loài khỉ sóc Tamarin Saguinus đang gần kề với sự tuyệt chủng.
Rùa da
Là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau loài cá sấu với độ dài 2,5m và nặng hơn 900kg. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn. Loài rùa này sống tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phía Bắc Columbia và phía Nam Argentina.
Số lượng của loài rùa này đã giảm trong hai thập niên cuối thế kỷ trước, kết quả của việc săn bắt trộm phục vụ cho việc tiêu thụ trứng và thịt, các vùng đất nơi chúng nó thể làm tổ đã bị xâm hại nghiêm trọng. Vào năm 1980 số lượng rùa da cái có thể làm tổ ước tính khoảng 115.000 con. Hiện nay con số đó đã giảm xuống giữa 26.000 và 43.000.
Chúng tớ đã từng giới thiệu một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Nhưng có những loài mà nguy hiểm đã ở mức gần kề, sát sàn sạt như danh sách 10 loài dưới đây, những động vật mà chỉ trong khoảng thời gian 10 năm nữa thôi, có thể chúng sẽ biến mất vĩnh viễn. Có thể nói 10 năm là vào mức "siêu báo động" được rồi đấy!
Mèo rừng Iberian
Mèo rừng Iberian là loài mèo đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới, loài mèo rừng Iberia này đặc biệt phát triển mạnh tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và miền nam nước Pháp.
Hiện nay, số lượng của loài giảm xuống chỉ còn 120 cá thể được phân bố giữa các quần thể nhỏ trong vùng Andalusia – Tây Ban Nha. Môi trường sống bị phá hủy, tai nạn với các phương tiện giao thông, săn bắt trộm, số lượng loài thỏ (là thức ăn chính) cũng giảm sút… tất cả những điều trên đã tác động đến sự tồn tại của loài mèo này.
Như một phần của nỗ lực bảo tồn loài động vật quý hiếm này, chính phủ Tây Ban Nha đã ra quyết định phóng thích một số lượng thỏ (món ăn yêu thích của loài mèo rừng này) vào thế giới hoang dã. Nếu mèo rừng Iberia biến mất, chúng sẽ là loài mèo hoang dã đầu tiên bị tuyệt chủng trong 2000 năm qua.
Đười ươi Sumatra
Hiện nay có không quá 7.500 cá thể đười ươi Sumatra còn tồn tại trên thế giới và hiện nay chúng đang có suy giảm với số lượng khoảng 1.000 con mỗi năm. Với tỷ lệ này thì loài đười ươi Sumatra có thể bị xóa sổ trong vòng 1 thập kỷ tới. Nguyên nhân của sự suy giảm này là từ việc khai thác gỗ tràn lan, hỏa hoạn và các hoạt động khác của con người.
Gấu túi Lasiorhinus krefftii ở Úc
Là một loài thú có túi ở Bắc Úc với thân hình mập mạp, những chiếc chân bè bè chắc nịch cùng móng vuốt khỏe mạnh, giúp chúng có thể dễ dàng đào hang dưới lòng đất. Hiện nay, đây là loài gấu túi Úc lớn nhất, một chú gấu túi Úc trưởng thành có độ dài 1 mét và cân nặng 40kg. Chúng có lớp lông mềm và một dáng đi vụng về, lạch bạch ( nhưng chúng có thể chạy nhanh đến 40km/ giờ. Hiện nay chỉ còn 100 cá thể tồn tại trong một khu vực bảo tồn nhỏ ở Queensland).
Lạc đà hai bướu Camelus bactrianus
Đây được xem là tổ tiên của loài lạc đà thuần hóa sống trong khu vực Gobi Gashun khô cắn của sa mạc Gobi ở phía Tây Bắc Trung Quốc và Tây Nam Mông Cổ. Không giống với loài lạc đà Ả Rập, được phân biệt bằng một bưới nổi bât, loài lạc đà này có hai bướu.
Mặc dù lạc đà hai bướu có thể sống sót qua 45 năm sau vụ thử nghiệm hạt nhân ở Gashun Gobi nhưng có vẻ chúng không còn đủ sức chịu đựng được những áp lực như hiện nay: bao gồm việc khai thác, săn bắn, bị chó sói ăn thịt, do sự phát triển của công nghiệp và sự pha trộn của giống lạc đà di truyền trong nước. Hiện nay chỉ có khoảng 650 cá thể còn lại tại Trung Quốc và 350 cá thể tại Mông Cổ. Một số chuyên gia dự đoán vào năm 2033, loài này sẽ giảm đến 84%.
Linh dương Gazen
Đây là loài linh dương đang có dấu hiệu tuyệt chủng nhanh nhất. Trong 10 năm trở lại đây, 80% số lượng loài đã biến mất. Trước hết lại là kết quả của việc săn bắn bừa bãi và môi trường sống bị phá hủy. Hiện nay số lượng cá thể loài này vượt không quá 100 con và nằm rải rác khắp Bắc Phi, cộng hòa Chad, Cộng hòa Mali của Châu Phi. Dường như cuộc sống của loài linh dương này không hề được cải thiện do các đoàn thợ săn từ nước ngoài liên tục vượt biên săn bắt chúng bằng nhiều loại vũ khí tự động.
Dơi Seychelles
Chúng sống ở Ấn Độ Dương về phía Đông Bắc của Madagascar. Hiện nay có không quá 100 con dơi Seychelles với đuôi có màng còn tồn tại trên thế giới. Các nhà khoa học tin rằng hiện nay chỉ có hai nơi mà loài dơi này thường xuyên cư trú, đó chính là hai hang động đá nằm trên đảo Silhouette. Hiện nay loài dơi Seychelles này đang được bảo vệ nhờ sự theo dõi chặt chẽ của người dân nơi đây.
Cá sấu Trung Quốc
Đây là một loại cá sấu nhỏ, chúng ít khi có độ dài hơn 2m hoặc nặng hơn 40kg, chúng sống trong các vùng đất ngập nước thuộc vùng thấp của sông Dương Tử. Nơi mà trước đây cũng là nơi sinh sống của loài cá heo sông Trung Quốc đã bị tuyệt chủng.
Cá sấu Trung Quốc dành rất nhiều thời gian để đào hang, điều này làm cho những người nông dân ở đây cảm thấy "khó chịu" vì những lỗ đất mà chúng để lại. Mặc dù hàng ngàn con cá sấu Trung Quốc đã được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt, các chuyên gia ước tính hiện nay chỉ còn 150-200 cá thể còn tồn tại trong môi trường tự nhiên, điều đó làm chúng trở thành loài cá sấu bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Tê giác đen Diceros bicornis
Tê giác đen sinh sống tại các khu vực miền đông Châu Phi. Chúng là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia).
Tê giác đen nhỏ hơn tê giác trắng và có môi trên nhọn, được chúng dùng để ăn lá và cành non. Vào đầu thế kỷ 21 số lượng loài là hàng trăm ngàn nhưng hiện giờ chỉ còn khoảng vài nghìn con. Trong số các phân loài tê giác đen, thì phía Tây Châu Phi là nơi mà hầu hết tê giác đen đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên.
Khỉ sóc Tamarin Saguinus
Là giống khỉ nhỏ ở Nam Mỹ, chúng không có lông ở tai và mặt, nơi sinh sống của chúng là một vùng đất với diện tích nhỏ xung quanh Manaus, một thành phố gồm 2 triệu dân ở tây bắc Brazil với khu đô thị mở rộng, chăn thả gia súc tự do…
Tệ hơn là loài khỉ này cũng đang bị cạnh tranh môi trường sống bởi một loài khỉ tương đối gần gũi với chúng, giống khỉ vàng Nam Mỹ. Đó là những lý do khiến loài khỉ sóc Tamarin Saguinus đang gần kề với sự tuyệt chủng.
Rùa da
Là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau loài cá sấu với độ dài 2,5m và nặng hơn 900kg. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn. Loài rùa này sống tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phía Bắc Columbia và phía Nam Argentina.
Số lượng của loài rùa này đã giảm trong hai thập niên cuối thế kỷ trước, kết quả của việc săn bắt trộm phục vụ cho việc tiêu thụ trứng và thịt, các vùng đất nơi chúng nó thể làm tổ đã bị xâm hại nghiêm trọng. Vào năm 1980 số lượng rùa da cái có thể làm tổ ước tính khoảng 115.000 con. Hiện nay con số đó đã giảm xuống giữa 26.000 và 43.000.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: