Top những công việc nghe thôi đã muốn chạy "mất dép"

baotran.2412

Đơn giản hay phức tạp, đó vẫn là chính tôi.
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/3/2018
Bài viết
51
Trong mắt mọi người hình ảnh của ngành công nghệ có thể cũng bóng bẩy như những iPhone, iPad, nhưng cũng không ít trong chúng ta biết rằng “công nghệ” không phải lúc nào cũng quyến rũ. Trên thực tế, một vài nghề trong nền công nghiệp này khá “bựa” như: công việc tẻ nhạt trong nhà máy, nhân viên hỗ trợ kĩ thuật nhàm chán hay những vị trí bán lẻ ngớ ngẩn và bóc lột. Thậm chí có những công việc nguy hiểm đến tính mạng.

Trước khi phàn nàn về công việc mình đang làm, bạn thử ngó qua mười công việc có thể coi là tồi tệ nhất dưới đây trong ngành công nghệ. Xem xong rồi rất có thể bạn sẽ thấy cái thằng đồng nghiệp cùng phòng khó ưa cũng trở nên rất đáng yêu!

Kiểm duyệt nội dung cho Google


Thử tưởng tượng xem, ngày ngày phải dán mắt liên tục vào những hình ảnh truỵ lạc hoặc bạo lực kinh khủng nhất trên Internet. Đó chính là công việc của một người làm nhiệm vụ kiểm duyệt nội dung không lành mạnh cho Google.

Đây chỉ là một hình ảnh "nhẹ nhàng" nhất mà các kiểm duyệt viên Google phải nhìn hàng ngày.
Một cựu kiểm duyệt viên Google mô tả công việc này hồi tháng 8 - 2012 trên trang BuzzFeed rằng anh ta đã phải dành liên tục 9 tháng để xoá bỏ hàng loạt các bức ảnh như khiêu dâm trẻ em, cuồng dâm, thú dâm và đủ thể loại bẩn thỉu khác. Sau khoảng thời gian ngập đầu trong mớ nội dung số kinh khủng đó, anh đã phải nhờ đến trợ giúp tâm lý từ công ty và cuối cùng bỏ việc dù được hứa hẹn một công việc khác.

Nhân viên gian hàng Microsoft

Năm 2012 tờ New York Times tuyên bố rằng nhân viên làm việc ở gian hàng Apple thực sự bị bóc lột, bởi vì họ được trả quá ít so với số tiền Apple nhận được. Dù vậy nhưng hầu hết nhân viên tại Apple Store đều rất thích các sản phẩm ở gian hàng như máy Mac và iPhone.

Thử so sánh với một giang hàng của Microsoft trong video phía trên: Nhân viên miễn cưỡng buộc phải tham gia một màn nhảy nhót rất khó coi. Chả biết họ được trả bao nhiêu tiền nhưng chỉ riêng việc mất mặt khi lỡ bị ai bắt gặp khi đang “diễn hề ngẫu hứng” cũng đủ để làm những người khát việc nhất chán ngán.

Kĩ thuật viên chất bán dẫn

Tin tốt: Các bóng bán dẫn vẫn đang được sản xuất tại USA - và tin xấu: những người làm nghề này đang dần được thay thế bởi robot.
Đó là lý do tại sao theo một báo cáo của Kiplinger thì tương lai của công việc với lương khá và yêu cầu trình độ đại học này không mấy sáng sủa. Theo số liệu của Vụ Lao Động Mỹ thì số lượng kĩ thuật viên xử lý bán dẫn trong tương lai sẽ co lại nhanh hơn cả kích thước transistor của Intel.

Giám đốc IT

Nhân viên IT đã chán rồi, nhưng theo CareerBliss thì công việc của sếp IT còn chán hơn. Trong một khảo sát online, các ông giám đốc IT thường chửi rủa công việc của họ hơn bất kì ai khác, và đây là công việc bị ghét nhất ở Mỹ. Lương thì ngon, nhưng suốt ngày phải tham gia mấy vụ cãi cọ không có hồi kết kiểu như máy chủ Windows hay Linux tốt hơn đúng là sẽ làm người ta phát điên.

Nhân viên kho của các gian hàng online

Logo của Amazon ẩn chứa một nụ cười “đểu”, nhưng những người phụ trách vận chuyển các thùng hàng cho các gian hàng online như Amazon thì chẳng mấy khi cười được. Ta có thể thấy công việc của họ khó nhọc như thế nào trong một vài báo cáo như “Câu chuyện thật về cuộc sống của một công nhân tại Amazon” hay “Tôi đã từng là một nô lệ tại nhà kho”.

Những câu chuyện tiết lộ một môi trường làm việc liên tục gây áp lực bắt nhân viên làm việc nhanh, nhanh hơn nữa và cũng thường xuyên bắt họ phải làm việc thêm giờ, đến mức gần như không có thời gian nghỉ ngơi hay ăn trưa và rất hay bị những tổn thương mãn tính. Trong suốt thời gian làm việc, nhân viên phải “tích điểm” trong một hệ thống tính điểm liên tục cho đến khi bị sa thải.

Nhân viên RadioShack

Thử hỏi bất kì nhân viên ở RadioShack, ta sẽ biết công việc ở đây cũng chán như việc nhảy nhót trong gian hàng của Microsoft.

Tháng 6-2012, AOL Jobs khi xem xét những công việc bán lẻ bị đánh giá kém nhất trên Glassdoor.com và nhận ra rằng RadioShack thuộc nhóm tệ nhất. Nhân viên ở đây than phiền về lương lậu (trung bình 7.92$/giờ cho vị trí sale) và áp lực doanh số, trong khi các vị trí quản lý thường có rất ít thời gian cho gia đình.

Chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật/ Kĩ sư hỗ trợ phần mềm

Bạn sẽ gọi ai khi máy tính của bạn gặp những sự cố quái gở? Tất nhiên là hỗ trợ kĩ thuật. Và vì vậy hỗ trợ kĩ thuật rất ghét bạn!

Theo CareerBliss, nhân viên tổng đài là công việc buồn tẻ xếp thứ 9 tại Mỹ, trong khi Salary Explorer xếp hạng chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật là công việc nhàm chán nhất trong mảng kĩ thuật, với điểm số 2.5/5. Có lẽ chúng ta nên đọc kĩ một vài hướng dẫn căn bản trước khi làm phiền các anh hỗ trợ kĩ thuật đáng thương!

Công nhân trèo cột thu phát viễn thông

Theo một báo cáo năm 2012 thì trên toàn nước Mỹ chỉ có khoảng 10 ngàn người hiếm hoi làm nghề này, và tỉ lệ tử vong của họ cao gấp 10 lần so với công nhân xây dựng. Mọi chuyện còn chưa dừng lại ở đó: năm 2008 Ban Quản Lý Sức Khoẻ và An Toàn Lao Động gọi đây là công việc “nguy hiểm nhất nước Mỹ”. Theo tờ Wall Street Journal thì cho đến tháng 8 đã có 10 công nhân rớt xuống tử vong trong năm nay. 9 trong số họ gặp tai nạn trong lúc đang trèo trên tháp thu phát trong cuộc đua mạng 4G.

Có thể đối với nhiều người việc treo mình bằng một sợi dây ở độ cao vài chục mét là khá “thú vị”, nhưng làm việc kéo dài trong tình trạng đó làm nhiều người lơ đãng những nguyên tắc an toàn căn bản. Giờ làm ban đêm, điều kiện nguy hiểm, thiếu sót trong quá trình huấn luyện đã làm người ta e ngại nghề này, dù mức lương trung bình cũng không đến nỗi, khoảng 10$/giờ.

Tệ hơn nữa, hầu hết công nhân làm nghề này đều là “thầu phụ” làm việc cho những “thầu phụ” khác nữa. Các nhà mạng chơi chiêu này để trách những trách nhiệm pháp lý khi có tai nạn xảy ra với công nhân.

Công nhân nhà máy của Apple

Một vài công việc tệ nhất trong ngành công nghệ nằm ở ngoài nước Mỹ. Một nghề có thể nói là thuộc loại “khốn nạn” đó là làm việc trong các nhà máy đối tác của Apple sản xuất iPhone, iPad, Mac tại Trung Quốc. Đã có rất nhiều bài viết về điều kiện làm việc nghèo nàn, những cuộc nổi loạn của công nhân hoặc tự tử tại Foxconn. Thế nhưng Pegatron, một đối tác khác của Apple, thậm chí còn kinh khủng hơn.

Công bằng mà nói, mọi thứ đều đại loại vậy ở tất cả các nhà máy lớn tại Trung Quốc. Samsung và một vài nhà máy khác từng bị cáo buộc ép công nhân làm thêm giờ và trong điều kiện khắc nghiệt, trong đó có cả những công nhân là trẻ em.
 
×
Quay lại
Top