Tổng quan thế trận thương mại điện tử thế giới 2024

liveagain

Thành viên
Tham gia
23/4/2013
Bài viết
4
“Đây là bài viết dành cho những ai nghĩ rằng: Thương mại điện tử Trung Quốc đã trở thành số 1 thế giới”.

Thương mại điện tử đã trở thành một mặt quá đỗi bình thường của đời sống. Ngày nay nói đến thương mại điện tử thì ai cũng biết đến:
  • Tiktok
  • Facebook hay Meta
  • Shopee
  • Lazada
  • Sendo
  • Tiki
  • Amazon
  • Tao bao, Alibaba và 6868

Thế nhưng đây chỉ là các tên tuổi nổi tiếng với người tiêu dùng Việt Nam, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ngay cả nhiều người trong ngành cũng đã quá bị cái bóng của các ông lớn này chiếm trọn tâm trí mà không biết rằng “thiên ngoại hữu thiên”.
Ngoại trừ các tập đoàn đã có tầm thế giới như Alibaba, Tiktok và Meta, các tên tuổi còn lại chỉ có tầm ảnh hưởng ở Trung Quốc và Đông Nam Á.

Thế giới rộng lớn đầy những tên tuổi thương mại điện tử có sức cạnh tranh công bằng và sòng phẳng với các tên tuổi này. Chưa kể đến các mô hình thương mại điện tử khác biệt, hay các hoạt động thương mại điện tử B2B. Có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nếu biết tận dụng các công cụ một cách linh hoạt và khéo léo.

Thương mại điện tử toàn cầu


Tại sao cần có tầm nhìn vượt ra ngoài các công cụ thương mại điện tử Trung Quốc​


Vây các doanh nghiệp Việt muốn vươn ra toàn cầu cần chú ý đến thêm các nền tảng thương mại điện tử nào?
Các công cụ nào sẽ giúp doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào cổng trung gian và hệ sinh thái dịch vụ của các tập đoàn Trung Quốc ?

Đó là điều sống còn nếu một doanh nghiệp S.M.E Việt muốn ra biển lớn một cách bền vững. Và nếu một ngày đẹp trời, sự cạnh tranh thương mại khiến các tập đoàn Trung Quốc này hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc trong mảng ngành hàng tương tự; liệu doanh nghiệp của quý vị có đủ nguồn lực để trụ vững ???

Đương nhiên các kênh Offline, hội chợ vẫn là một cơ hội lớn và đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt vươn ra các khu vực khác ngoài Trung Quốc, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Tuy nhiên với bối cảnh phát triển rộng của thương mại điện tử toàn cầu, đã đến lúc có thể làm điều tương tự với mảng online.

Lợi ích của việc mở rộng thị trường quốc tế​


Không những là nguồn doanh thu giúp cân đối với các đối tác lớn
Việc này hoàn toàn có thể mang lại cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận tốt.


Tuy là một thị trường toàn cầu, nhưng thực tế thì giữa các ông lớn thương mại điện tử vẫn có sự phân chia tương đối rõ ràng theo khu vực địa lý. Các yếu tố rào cản thương mại truyền thống như:
  • Khoảng cách
  • Chi phí vận chuyển
  • Nhu cầu và thói quen tiêu dùng
  • Các yếu tố xã hội, kỹ thuật công nghệ liên quan

… vẫn có sức ảnh hưởng nhất định đối với việc phân chia thị phần toàn cầu. Tuy nhiên thì rào cản cũng có thể là lợi thế.

Nguyên nhân cốt lõi tạo nên lợi thế cũng đến từ chính các vấn đề địa lý kinh tế này. Chính vì sự xa xôi, cách trở, khác biệt và lợi thế thiên nhiên khiến nhiều sản phẩm Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành sản phẩm tương đối hiếm và giúp nhiều nhà phân phối, thương mại chiếm lĩnh phân khúc tầm khá đến cao cấp.

Ngược lại, vì sự tương đồng về:
  • Địa lý kinh tế,
  • Các điều kiện xã hội, chính trị
  • Tài nguyên thiên nhiên
  • Công nghệ khoa học kỹ thuật

Vậy nên sự cạnh tranh của các sản phẩm Việt và các sản phẩm đến từ Trung Quốc và Đông Nam Á là khá cao. Sẽ cần có một đánh giá khoa học và chi tiết cụ thể trên từng ngành để khẳng định nhận định trên. Tuy nhiên các tổ chức kinh tế lớn của Việt Nam và các công ty tư vấn nghiên cứu thị trường lớn có thể trả lời rõ hơn vấn đề này với một chi phí xứng đáng nếu quý vị muốn tìm hiểu sâu hơn. (VCCI chẳng hạn).

thương mại điện tử toàn cầu.


Doanh thu của các sản phẩm Việt Nam trong thị trường cùng khu vực sẽ đến khi thị trường các nước bạn có sự thiếu hụt. Khi đó các sản phẩm tương đồng với mức giá thành không quá chênh lệch sẽ nhanh chóng được chấp nhận. Và điều này cũng khiến nhiều doanh nghiệp lớn thành công nhờ có sự thấu hiểu và linh hoạt để đưa ra các sản phẩm này trên nhiều quốc gia tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, đó cũng là rào cản để khiến các doanh nghiệp lớn không còn thời gian và tâm sức mở rộng thêm thị trường.

Tất nhiên việc vươn tay ra các khu vực quá xa đồng thời chủ động cả khâu phân phối và tiêu thụ vẫn còn là ước mơ quá tham vọng đối với ngay cả các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp tầm trung trở lên với chất lượng được trau chuốt đều có thể tham gia. Tất nhiên, khi đưa sản phẩm đến các khu vực xa xôi của trái đất, các doanh nghiệp cũng nghiễm nhiên mang trong mình sứ mệnh quảng bá hình ảnh và uy tín của quốc gia đến bạn bè quốc tế. Do đó việc các doanh nghiệp thấu hiểu được điều trên và lựa chọn các sản phẩm độc đáo để đưa ra thị trường nước ngoài là điều đúng đắn.

Do đó, việc tìm hiểu thêm các nền tảng thương mại điện tử có thể giúp các doanh nghiệp vươn tới các vùng xa xôi trên thế giới sẽ là một hoạt động tất yếu của doanh nghiệp Việt trong thời kỳ toàn cầu hóa. Ở bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn các thế lực thương mại điện tử thế giới.
Banner-OXYGEN-update.png
 
×
Quay lại
Top