Tổng quan thế trận thương mại điện tử thế giới 2024 (phần 2): Các đại gia Đông Bắc Á - Coupang & Gmarket

liveagain

Thành viên
Tham gia
23/4/2013
Bài viết
6
Coupang: trang thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc với sự cạnh tranh sát nút của Gmarket.

landing-banner-md.jpg


Vị thế đặc biệt ngang các Chaebol dù không phải là Chaebol của Coupang​

Không thể không nói đến Hàn Quốc trên bản đồ thương mại điện tử Đông Bắc Á và thế giới. Khi các Chaebol đang chiếm lĩnh nhiều mảng trong nền kinh tế Hàn Quốc, Coupang và một số hãng công nghệ Hàn Quốc nổi lên trong mảng thương mại điện tử như một thế lực mới. Dù có lượng tài sản đủ để được coi là một Chaebol, tuy nhiên Coupang lại không nằm trong danh sách Chaebol được chính quyền Hàn Quốc công nhận. Trong các lý do, có vài lý do chính sau đây:

  • Phần lớn nguồn tài chính của Coupang là do nguồn huy động tại Coupang Mỹ. Công ty Coupang USA.Inc cũng được đăng ký có trụ sở chính ở Mỹ.
  • Ngoài ra Coupang còn nhận được tiền từ nhiều quỹ đầu tư nước ngoài. Ví dụ như quỹ Vision Fund của tỷ phú SoftBank Masayoshi Sun.
  • Lãnh đạo của Coupang cũng có hộ chiếu Mỹ. Đồng thời là người nắm sở hữu toàn bộ cổ phần của công ty. Điều này dẫn đến việc rủi ro với các sai lầm cá nhân có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả công ty. Đó là rủi ro mà giới kinh tế tài chính Hàn Quốc muốn tránh. Do đó nên Chính Phủ Hàn Quốc không đưa Coupang vào danh sách Chaebol để được hưởng ưu đãi.

Sức mạnh thể hiện bằng tài chính của Coupang​

Dù vậy, những thành tựu mà Coupang đã đạt được tại thị trường Hàn Quốc nói riêng là không thể phủ nhận.
  • Doanh thu trong quý 1 năm 2024 đạt 7,1 tỷ USD
  • Giá trị vốn hóa đạt 35,8 tỷ USD. Con số này tuy nhỏ. Nhưng Coupang có địa bàn hoạt động chỉ khá khiêm tốn tạ các nền kinh tế lớn tại Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc, Ấn Độ. So với quy mô 29 quốc gia và vùng lãnh thổ của Rakuten hay toàn cầu như Tiktok thì con số trên vẫn là rất ấn tượng.
  • Tổng số người dùng hàng tháng đạt khoảng 150 triệu người.
Và bản thân thị trường Hàn Quốc cũng là một thị trường màu mỡ cho một số ông lớn khác tiếp tục mở rộng. Đầu năm 2024, Alibaba công bố sẽ đầu tư 1,1 tỷ USD vào hệ thống Logistic để hoạt động mạnh tại thị trường Hàn Quốc. Và Alibaba cũng là một công ty đã từng nhận đầu tư của Masayoshi Sun. Điều này sẽ khiến cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc ngày một căng thẳng. Có thể Coupang cũng sẽ có những hoạt động cạnh tranh với Alibaba ngay tại Trung Quốc với nhiều lợi thế của mình.


Hệ sinh thái và cấu trúc của Coupang​

Dù hệ sinh thái của Coupang còn khá khiêm tốn so với các ông lớn khác. Song nó cũng có những mảnh ghép cơ bản cần có:
  • Thanh toán điện tử
  • Vận tải logistic nội địa và quốc tế
Đặc biệt Coupang còn có thêm các mảng liên quan đến cả cung ứng thực phẩm thô lẫn chế biến. Trong các tên tuổi Trung Quốc chỉ có Shopee thuộc SEA Group hiện nay là còn có một phần về kinh doanh giao đồ ăn. Lazada và công ty mẹ Alibaba đã rút lui khỏi thị trường này. Tuy nhiên, hãng đã có ý định quay lại bằng việc hợp tác với Tik Tok. Tuy nhiên việc giao cả nguyên liệu tươi sống lẫn các sản phẩm đồ ăn đã chế biến hoàn toàn có thể biến thành lợi thế về chất lượng cho Coupang.
Và cuối cùng là Coupang Play. Đây là ứng dụng phát video trực tuyến có thể tận dụng được lợi thế công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc và hỗ trợ nhiều mảng còn lại.


Gmarket, mô hình omni channel và có mối liên quan ngầm đến Chaebol​


gmarket_img_01.webp


Sẽ thật là bất lợi cho người tiêu dùng nếu thị trường TMĐT Hàn Quốc chỉ có Coupang. Tuy nhiên Coupang lại không có được lợi thế khổng lồ từ các chuỗi bán lẻ Offline truyền thống như một tên tuổi khác. Đó là Gmarket, cái tên đang bám sát sao Coupang và hoàn toàn có thể chiếm lĩnh lại vị trí số một bất kỳ lúc nào. Gmarket lại là kết quả của việc tách ra và hợp lại của nhiều Chaebol của Hàn Quốc. Hiện công ty đang thuộc sở hữu của Shinsegae. Shinsegae là một phần tách ra từ Samsung từ những năm 1990. Tuy nhiên, giữa các lãnh đạo vẫn có mối quan hệ họ hàng thân thích, kèm theo đó có thể là một số cổ phần nhất định.

Giữa Gmarket và E-mart - chuỗi cửa hàng tiện lợi và bản thân trung tâm thương mại mang thương hiệu Shinsegae có một sự cạnh tranh lẫn hợp tác phức tạp. Tuy nhiên với tập đoàn mẹ thì nó lại giúp đảm bảo sự an toàn rất cao vì khách hàng dù thế nào cũng sẽ vào một trong ba loại hình trên.

Và Gmarket nếu giữ mối quan hệ tốt với tập đoàn sở hữu thì vẫn có khả năng sẽ được tập đoàn mẹ rót vốn đầu tư khi cần. Do đó tuy không đứng vị trí thứ nhất, nhưng Gmarket luôn đảm bảo là cái tên tồn tại lâu dài trên cuộc chơi thương mại điện tử Hàn Quốc.
Riêng về Emart, dù đã tách ra khỏi Shinsegae, nhưng việc chia tách này chưa chắc đã phản ánh hết cơ cấu tài chính của các thực thể và tổ chức này. Và riêng Emart cũng đang có trang thương mại điện tử riêng SSG.com. Hiện Emart đã xuất hiện rầm rộ tại Việt Nam. Và các tổ chức, tập đoàn này cũng đang vươn ra ngoài thế giới theo những cách riêng. Trong đó có một số cách bằng các dịch vụ thứ cấp như mua hàng hộ.


Một vài tên tuổi đang cạnh tranh ngay tại Hàn Quốc và cũng có tiềm năng trở thành ông lớn toàn cầu.​


Còn một vài cái tên nữa, trong đó có thể kể đến Naver. Tuy nhiên, ông lớn này thiên về trang công cụ tìm kiếm hơn. Dù Naver cũng có ra mắt Naver Shopping giống Google Shopping hay VN Express Shopping. Và sẽ khá tốn giấy mực để nói thêm về ông lớn này. Tuy nhiên, Naver lại là tên tuổi Hàn Quốc có sự hợp tác công nghệ tốt nhất với Việt Nam. Hãng có một phòng nghiên cứu trao đổi hợp tác ngay tại Học Viện Bưu Chính Viễn Thông.

Các hãng còn lại ngoài Coupang tuy có thể không có giá trị vốn hóa lớn nhưng cũng chiếm được:
  • Lượng người dùng lớn nhất định
  • Hệ sinh thái đầy đủ
  • Có giao dịch và doanh thu trên Tỷ USD

Điều này khiến thị trường không bị rơi vào trạng thái độc quyền. Đồng thời nó cũng là sự rào cản khó khăn cho bất kỳ ai muốn chen chân khi gặp phải nhiều đối thủ mạnh với các lối chơi và chiến thuật khác nhau. Hãy cùng chờ xem các tên tuổi lớn Trung Quốc có thể làm gì ở bất kỳ thị trường nào mà các thế lực trên góp mặt.

Thương mại điện tử B2B, mảnh ghép sẽ được nói đến ở một bài viết khác​


Tuy nhiên, để nói chung về thương mại điện tử thì còn một mảng mà không thể không nói tới là thương mại điện tử B2B. Trong khi ông lớn như Alibaba của Trung Quốc thì thâu tóm và nắm cổ phần của các trang TMĐT bán lẻ thì Hàn Quốc lại có thể có cách tiếp cận khác đối với TMĐT bán buôn. Và số lượng các trang bán buôn, đặc biệt là hàng kỹ thuật công nghiệp của Hàn Quốc lại nhiều hơn Alibaba. Một vài cái tên có thể kể đến là:
  • Trade Korea
  • EC2
Tuy nhiên thì có lẽ lại cần một bài viết riêng để nói thêm về các website này. Có lẽ chúng ta sẽ cần một bài viết chuyên sâu khác để nói về hệ sinh thái thương mại điện tử tại xứ sở Kim Chi.

Kết luận​


Trên đây, chúng ta mới chỉ nói đến hai cái tên hàng đầu về bán lẻ online là Coupang và Gmarket. Nhưng những con số và lập luận đưa ra đủ để bạn thấy sức cạnh tranh của các trang thương mại điện tử Hàn Quốc. Và việc chúng có thể vươn ra thành các tên tuổi hàng đầu thế giới hay không vẫn còn ở phía trước.
(Link dẫn chứng sẽ được cập nhật sau)
 
×
Quay lại
Top Bottom