bing_bin
Thành viên
- Tham gia
- 24/11/2012
- Bài viết
- 22
Giới thiệu: đây là một câu chuyện tình cảm, vâng dĩ nhiên là thế. và cùng với cơ số chuyện khác... vâng. tác giả bí từ, cứ từ từ đọc khác rõ.
Chương một: Tôi không yêu. (P1)
~~~~~~~~~~~
Tên: An
Tên đầy đủ: Lê An
Tên hay “ được” gọi: Phù thủy đại gia
Tuổi: 24
Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Đang tìm việc
Tình trạng hôn nhân: FA.
Châm ngôn: Độc thân rất tốt.
~~~~~~~~~~~
Là một cô gái được sinh ra ở thế kỉ hai mươi, sống và làm việc ở thế kỉ hai mươi mốt, tôi luôn tự hào bản thân là người độc thân vui vẻ.
Tôi luôn tự hỏi, độc thân có gì không tốt?
Không phải vì sở thích của người khác mà làm những điều bản thân chẳng thích. Không phải vì một ai đó mà lo nghĩ đêm ngày. Không phải vì lời nói vô tâm mà đau khổ. Không phải chia vốn thời gian ít ỏi trong ngày cho việc nhớ nhung một người mà vài ngày trước có lẽ chỉ là người xa lạ.
Khi tôi độc thân, tôi có thể dành thời gian cho những buổi lang thang khám phá khắp phố phường. Có thể đi du lịch, thăm thú nhiều nơi với một chiếc ba lô và chiếc máy ảnh nhỏ mà nếu như khi đang yêu sẽ là những buổi lượn lờ mua sắm, đắn đo nên mua váy này hay váy kia, dù rằng tôi chẳng thích mặc váy chút nào.
Khi tôi độc thân, tôi có thể nằm dài trên chiếc ghế kê dưới dàn hoa giấy mà “ ngấu nghiến” một cuốn tiểu thuyết hay một cuốn sách chuyên về du lịch thay cho những giờ phút tỉ mẩn trang điểm, và cau mày lựa chọn giữa tóc thẳng hay tóc xoăn.
Khi tôi độc thân, thay cho những buổi hẹn hò xem phim trong rạp hay đi ăn ngoài quán, tôi có thể ôm gối xem phim cùng gia đình kèm vài món ăn vặt tự mày mò chế biến hay vài buổi trà chanh, nói chuyện phiếm với lũ bạn thân.
Và tỉ tỉ lý do nữa có thể tìm thấy để chứng minh độc thân không có gì không tốt, mà ngược lại độc thân rất tốt, giống như phương châm sống của tôi vậy.
Và dĩ nhiên, cũng giống như có ban ngày sẽ có ban đêm, có màu đen sẽ có màu trắng, có người tốt thì cũng tồn tại kẻ xấu, dù suy nghĩ của tôi là vậy nhưng không phải ai cũng đồng ý với nó. Tiêu biểu như là… người mẹ đang ngồi trước mặt tôi đây.
“ Tối mai cùng mẹ đi tới nhà một người bạn. Ăn mặc cho nó tử tế, đoan trang vào. Con gái con lứa gì mà suốt ngày quần rách, áo thì rộng như cái bao tải, tóc tai thì chỗ trắng, chỗ vàng. Lông con Ngốc cũng mới có hai màu thôi, con định tranh phần nó à?”
Tôi liếc mắt nhìn con chó đang nằm bẹp nơi góc nhà. Rõ ràng là ba màu đen, trắng, vàng, không hiểu mẹ tôi nhận định kiểu gì mà thành hai. Tôi có nên nhuộm phần lông trắng kia thành màu đỏ cho mẹ tôi thấy rõ không nhỉ?
“ Tối mai con có hẹn với Dương và Nhung rồi. Con…”
“ Không có hẹn hò gì cả. Chiều mai, à không, từ sáng mai cô phải đi với tôi. Quần áo, dày dép phải chọn vài bộ, đầu tóc cũng phải sửa lại hết. Cô xem, có bà mẹ nào khổ như tôi không? Gần năm mươi tuổi đầu mà con cái vẫn lông bông, không chịu ổn định. Cô xem, bà A cuối xóm đã có cháu thứ hai rồi, bà B đầu xóm vừa đưa thiệp mời sáng nay, cả bà C cạnh nhà nữa, con gái cũng đã có mấy mối ngấp nghé đứng cổng rồi. Còn tôi, cái thân già này…”
Được rồi, tôi thừa nhận, khả năng ăn nói và diễn kịch của tôi là được thừa hưởng từ mẹ già trăm phần trăm. Chả thế mà, trong cuộc thi chào mừng ngày hai mươi tháng mười một năm tôi lớp mười , vai diễn lão phù thủy tôi đóng đã giật giải “ Diễn viên xuất sắc nhất”. Độ nổi tiếng còn át cả cô nàng học sinh thanh lịch năm ấy, đã trở thành một huyền thoại được lưu truyền qua các đời học sinh.
À quên, cái tên thân mật cũng vì sự kiện đó mà xuất hiện. Ban đầu lũ bạn cũng chỉ réo tên tôi rồi “ tiện thể” gắn thêm phần đuôi vào thành “ Anh lão phù thủy” nhưng không biết bạn “ thần đồng” nào ghép câu cửa miệng trong lời thoại của phù thủy vào, cuối cùng đổi thành “ phù thủy đại gia”. Và cái tên ấy đã bám theo tôi qua ba năm cấp ba, vượt vũ môn tiến vào bốn năm đại học vẫn không rời.
“ Tôi mang nặng đẻ đau, nuôi con hơn hai chục năm nay nào có mong gì nó cho tôi chim công, chả phượng, vàng bạc châu báu. Ước nguyện của tôi chỉ là mong nó có việc làm ổn định, sớm lấy chồng sinh con, vậy là người mẹ này có thể an tâm hưởng tuổi già rồi. Vậy mà, vậy mà…khụ khụ, khụ khụ”.
Tôi vội vã rót một cốc nước, tay trái nâng lên cho mẹ, tay phải vuốt xuôi sống lưng bà. Dù rằng, cứ dăm bữa nửa tháng mẹ lại có một bài ca như này, từ ngữ, giọng điệu không có gì khác biệt, cả lần ho cũng y như nhau nhưng… bà đã gần năm mươi. Đứa con gái này dù có vô tâm vô tính nhưng vẫn luôn muốn mẹ được hài lòng.
“ Vâng, được rồi. Con hứa cả ngày mai sẽ trở thành con gái ngoan hiền của mẹ. Còn bây giờ con phải ra ngoài, mẹ không cần phải đợi cơm con đâu.”
Tôi vơ vội chiếc chìa khóa xe rồi chạy ra ngoài. Trước khi khuất sau cánh cửa, tôi còn kịp nhìn thấy ánh mắt hài lòng và nụ cười đắc ý của mẹ. Có lẽ, mẹ tôi sinh ra là để làm diễn viên. Đáng tiếc mẹ lại chọn làm một nhân viên công chức bình thường.
Đáng tiếc, thật đáng tiếc.
Hiệp 1: Mẹ già và con gái : 1-0.
Con xe cà – tàn lịch xịch đưa tôi chạy dọc con đường trung tâm. Bây giờ là cuối tháng tám, cũng chỉ còn nửa tháng nữa là tới Tết trung thu, thế nên hai bên phố xá bày dọc những chiếc đèn ông sao năm cánh, những chiếc đèn điện tử đủ loại hình thù, mũ cách cách, vương miện công chúa, trống bỏi hay những thanh gươm nhựa. Tất cả cùng tỏa ra một không khí vô cùng quen thuộc, đến nỗi bản thân tôi đã bất giác dừng xe và ngắm nghía chúng không rời.
Tôi còn nhớ khi còn bé, Tết trung thu luôn là niềm háo hức mong đợi của lũ trẻ con trong xóm. Chúng tôi khi ấy sẽ mất thời gian một tuần dành cho tiền trung thu và ba ngày cho hậu trung thu.
Những ngày trước đêm rằm, đó là lúc chúng tôi sẽ thảo luận xem mũ đội đầu năm nay nên theo phong cách nào, có nên chơi mặt nạ hay không, dùng đèn ông sao làm bằng giấy hay là đèn điện tử phát nhạc. Sau đó, những đứa có cùng lựa chọn sẽ quay sang cãi nhau, “ tớ chọn cái này trước rồi, cậu đội cái khác đi” hoặc “ tớ thích màu hồng, cậu lấy cái màu trắng ấy”. Và sau mỗi trận tranh cãi như thế là nghỉ chơi vài ngày hoặc vài giờ, nhưng nói chung, tới đêm rằm, khi ông mặt trăng tròn vành vạnh treo trên bầu trời cùng tiếng trống múa lân ngoài đường thì tất cả lại trở về như cũ, tay cầm tay, chân theo chân cùng nô đùa.
Buổi tối ấy, kẹo sẽ được phát cho tất cả trẻ em trong xóm, những “ ca sĩ nhí” cũng sẽ thay phiên nhau múa hát dưới ánh trăng, còn các bậc phụ huynh sẽ đứng một bên ngắm nhìn những nụ cười hồn nhiên rạng rỡ ấy.
Ba ngày sau đêm rằm là khoảng thời gian để chúng tôi “ xử lí” hết đống bánh kẹo, hoa quả trước đó. Những vật dụng giúp hóa trang cũng sẽ được tận dụng trong các buổi chơi trò chơi hay diễn kịch, thậm chí để tới sinh nhật hay bất kì một dịp nào khác cũng không bị lỗi thời. Chỉ là, chúng chưa bao giờ còn nguyên vẹn sau Tết trung thu một tuần.
Tuổi thơ của tôi, so với bất kì đứa trẻ nào khác cũng đều không thua kém. Chỉ tiếc là, vật chất thì đủ còn tinh thần vẫn luôn khuyết thiếu.
Tôi gửi xe rồi đi tới một hội chợ thương mại ở gần đó. Có vẻ vì là thứ bảy nên số lượng người lui tới đông hơn hẳn, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ và cũng vì vậy mà các xe bán đồ ăn vặt hay các quầy hàng đồ chơi cũng đắt khách hơn hẳn.
Bị màu sắc rực rỡ của mấy que kem kích thích, tôi cũng bước tới một chiếc xe đẩy cạnh đó. Một anh thanh niên với làn da rám nắng đang bận rộn lấy ra những cái vỏ ốc quế và xúc kem đặt vào trong. Tôi có thể nhận ra que kem đứa bé gái vừa ăn là vị dâu, có chút chua lại có cả vị ngọt, màu nâu của sô cô la vẫn còn đang dính trên môi của bé trai đang được bố cõng trên vai và cả…ánh mắt thèm muốn đang ngó chòng chọc vào que kem bạc hà trên tay tôi.
“ Em thích nó sao?”. Tôi ngồi xuống cạnh cậu bé.
Gật đầu. Đôi mắt nhìn tôi có vẻ ngẫm nghĩ và xa cách nhưng hơn hết vẫn là sự yêu thích khi liếc nhìn cây kem.
“ Vậy, nếu chị cho em que kem này, em sẽ làm gì cho chị nào?”. Tôi bỗng nổi lên hứng thú muốn trêu chọc cậu bé có khuôn mặt bầu bĩnh này.
Nhìn gương mặt non nớt đăm chiêu suy nghĩ, đôi môi lúc mở lúc bặm vào như đang tranh đấu một cách gay gắt tôi thật lòng muốn cười to. Ôi, đứa bé này đáng yêu quá. Mà tôi, cũng không thấy xấu hổ chút nào khi bắt nạt đứa trẻ kém mình tầm mười tuổi này.
“ Chụt”.
Âm thanh vang lên rõ ràng bên tai khiến tôi không thể nghĩ bản thân đang tưởng tượng. Cái đầu quay ngoắt chín mươi độ, nhìn chằm chằm vào thủ phạm bé nhỏ sau khi gây án đang thưởng thức que kem một cách ngon lành.
Nụ hôn đầu, à không, cái thơm đầu của tôi, thế mà lại bị thằng nhóc chừng mười tuổi cướp mất. Sau khi bị tổn thất về tinh thần lại tổn thất luôn về vật chất, mà người bị hại là tôi lại không thể nói nổi câu nào.
Dám chắc, biểu hiện trên mặt tôi lúc này chẳng khác gì một con ngốc. Đần thối đần nát.
“ Em muốn ăn vị sô cô la.”. Thằng bé thơm vào má bên phải tôi, dõng dạc nói.
“ Khụ, em, em… Ai dạy em trò này thế hả?”. Tôi dài mặt hỏi lại.
“ Tự học thành tài ạ. Cậu em toàn thơm mấy chị gái xinh đẹp như thế, và sau đó mấy chị ấy đã rất vui vẻ mà. Chị cũng thích mà, đúng không?”. Khuôn mặt ngây thơ hỏi tôi.
Hoàn toàn, tôi hoàn toàn không thể mở mồm nói được lời nào. Thì ra nhà dột từ nóc, bảo sao thằng bé lại có những suy nghĩ và hành động không hợp tuổi chút nào.
“ Em có thể ăn thêm một que nữa chứ?”. Lần này thì không những dùng miệng thơm mà còn kèm cả hai cánh tay ôm chặt lấy cổ tôi, đôi mắt lấp lánh nước nũng nịu.
Đừng nói cậu thằng bé dùng cả những hành động này với đám bạn gái của anh ta chứ. Ôi trời, chỉ cần tưởng tượng ra thôi cũng thấy sởn hết gai ốc rồi, không hiểu đầu người đàn ông ấy cấu tạo kiểu gì đây?
“ Em…”
“ An, cháu đang làm cái gì vậy?”.
Câu hỏi của tôi còn chưa thoát khỏi cuống họng đã bị một giọng nói đầy mạnh mẽ chen vào. Cánh tay đang ôm cổ tôi thoáng chốc cứng lại, rồi ngay sau đó buông thõng xuống. Trước khi thân hình bé nhỏ ấy bước ra phía sau, tôi còn kịp nhận ra biểu tình “ đã hi sinh” trên gương mặt mới quen đó.
“ An, trả lời cậu. Tại sao cháu lại ở đây?”. Giọng nói trầm trầm lại vang lên. Tôi không nghe thấy sự tức giận trong đó, nhưng bất giác lạnh sống lưng. Có lẽ đây gọi là, không giận cũng nghiêm.
“ Ờ, anh gì ơi.”. Tôi quay người lại, muốn giải thích đôi chút tình hình thay thằng bé. “ Anh không phiền nếu tôi…”.
“ Xin lỗi. Tôi rất phiền, vì vậy không rảnh để nói chuyện cùng cô. Rất tiếc nếu thằng bé đã làm phiền cô”. Người đàn ông cao lớn ấy bỏ lại cho tôi một câu như vậy trước khi nhấc bổng đứa bé lên, quay đầu rảo bước. Còn tôi, thì vẫn tiếp tục đứng nguyên tại chỗ, ngẩn ngơ nhìn theo hai dáng người, một lớn một nhỏ dần khuất trong đám đông qua lại.
Có ai nói giùm tôi, người đàn ông nam tính và cuốn hút kia cùng người đàn ông có những hành động sến nổi da gà tôi được nghe trước đó có phải là một người không?
Có ai nói giùm tôi, sao trên đời lại có người đàn ông bất lịch sự như vậy không?
Cuộc chạm trán đầy bất ngờ và bất lịch sự của tôi với hai cậu cháu kì lạ ở chợ thương mại không khiến tôi bận tâm quá lâu, ít nhất là chỉ tồn tại tới hết buổi tối ngày hôm đó. Bởi vì, còn có chuyện khiến tôi phải đau đầu hơn gấp bội vào ngay ngày hôm sau, buổi gặp mặt thảm họa, đến mức đã nửa tháng trôi qua vẫn khiến tôi có cảm giác như vừa xảy ra vài tiếng trước.
Chương một: Tôi không yêu. (P1)
~~~~~~~~~~~
Tên: An
Tên đầy đủ: Lê An
Tên hay “ được” gọi: Phù thủy đại gia
Tuổi: 24
Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Đang tìm việc
Tình trạng hôn nhân: FA.
Châm ngôn: Độc thân rất tốt.
~~~~~~~~~~~
Là một cô gái được sinh ra ở thế kỉ hai mươi, sống và làm việc ở thế kỉ hai mươi mốt, tôi luôn tự hào bản thân là người độc thân vui vẻ.
Tôi luôn tự hỏi, độc thân có gì không tốt?
Không phải vì sở thích của người khác mà làm những điều bản thân chẳng thích. Không phải vì một ai đó mà lo nghĩ đêm ngày. Không phải vì lời nói vô tâm mà đau khổ. Không phải chia vốn thời gian ít ỏi trong ngày cho việc nhớ nhung một người mà vài ngày trước có lẽ chỉ là người xa lạ.
Khi tôi độc thân, tôi có thể dành thời gian cho những buổi lang thang khám phá khắp phố phường. Có thể đi du lịch, thăm thú nhiều nơi với một chiếc ba lô và chiếc máy ảnh nhỏ mà nếu như khi đang yêu sẽ là những buổi lượn lờ mua sắm, đắn đo nên mua váy này hay váy kia, dù rằng tôi chẳng thích mặc váy chút nào.
Khi tôi độc thân, tôi có thể nằm dài trên chiếc ghế kê dưới dàn hoa giấy mà “ ngấu nghiến” một cuốn tiểu thuyết hay một cuốn sách chuyên về du lịch thay cho những giờ phút tỉ mẩn trang điểm, và cau mày lựa chọn giữa tóc thẳng hay tóc xoăn.
Khi tôi độc thân, thay cho những buổi hẹn hò xem phim trong rạp hay đi ăn ngoài quán, tôi có thể ôm gối xem phim cùng gia đình kèm vài món ăn vặt tự mày mò chế biến hay vài buổi trà chanh, nói chuyện phiếm với lũ bạn thân.
Và tỉ tỉ lý do nữa có thể tìm thấy để chứng minh độc thân không có gì không tốt, mà ngược lại độc thân rất tốt, giống như phương châm sống của tôi vậy.
Và dĩ nhiên, cũng giống như có ban ngày sẽ có ban đêm, có màu đen sẽ có màu trắng, có người tốt thì cũng tồn tại kẻ xấu, dù suy nghĩ của tôi là vậy nhưng không phải ai cũng đồng ý với nó. Tiêu biểu như là… người mẹ đang ngồi trước mặt tôi đây.
“ Tối mai cùng mẹ đi tới nhà một người bạn. Ăn mặc cho nó tử tế, đoan trang vào. Con gái con lứa gì mà suốt ngày quần rách, áo thì rộng như cái bao tải, tóc tai thì chỗ trắng, chỗ vàng. Lông con Ngốc cũng mới có hai màu thôi, con định tranh phần nó à?”
Tôi liếc mắt nhìn con chó đang nằm bẹp nơi góc nhà. Rõ ràng là ba màu đen, trắng, vàng, không hiểu mẹ tôi nhận định kiểu gì mà thành hai. Tôi có nên nhuộm phần lông trắng kia thành màu đỏ cho mẹ tôi thấy rõ không nhỉ?
“ Tối mai con có hẹn với Dương và Nhung rồi. Con…”
“ Không có hẹn hò gì cả. Chiều mai, à không, từ sáng mai cô phải đi với tôi. Quần áo, dày dép phải chọn vài bộ, đầu tóc cũng phải sửa lại hết. Cô xem, có bà mẹ nào khổ như tôi không? Gần năm mươi tuổi đầu mà con cái vẫn lông bông, không chịu ổn định. Cô xem, bà A cuối xóm đã có cháu thứ hai rồi, bà B đầu xóm vừa đưa thiệp mời sáng nay, cả bà C cạnh nhà nữa, con gái cũng đã có mấy mối ngấp nghé đứng cổng rồi. Còn tôi, cái thân già này…”
Được rồi, tôi thừa nhận, khả năng ăn nói và diễn kịch của tôi là được thừa hưởng từ mẹ già trăm phần trăm. Chả thế mà, trong cuộc thi chào mừng ngày hai mươi tháng mười một năm tôi lớp mười , vai diễn lão phù thủy tôi đóng đã giật giải “ Diễn viên xuất sắc nhất”. Độ nổi tiếng còn át cả cô nàng học sinh thanh lịch năm ấy, đã trở thành một huyền thoại được lưu truyền qua các đời học sinh.
À quên, cái tên thân mật cũng vì sự kiện đó mà xuất hiện. Ban đầu lũ bạn cũng chỉ réo tên tôi rồi “ tiện thể” gắn thêm phần đuôi vào thành “ Anh lão phù thủy” nhưng không biết bạn “ thần đồng” nào ghép câu cửa miệng trong lời thoại của phù thủy vào, cuối cùng đổi thành “ phù thủy đại gia”. Và cái tên ấy đã bám theo tôi qua ba năm cấp ba, vượt vũ môn tiến vào bốn năm đại học vẫn không rời.
“ Tôi mang nặng đẻ đau, nuôi con hơn hai chục năm nay nào có mong gì nó cho tôi chim công, chả phượng, vàng bạc châu báu. Ước nguyện của tôi chỉ là mong nó có việc làm ổn định, sớm lấy chồng sinh con, vậy là người mẹ này có thể an tâm hưởng tuổi già rồi. Vậy mà, vậy mà…khụ khụ, khụ khụ”.
Tôi vội vã rót một cốc nước, tay trái nâng lên cho mẹ, tay phải vuốt xuôi sống lưng bà. Dù rằng, cứ dăm bữa nửa tháng mẹ lại có một bài ca như này, từ ngữ, giọng điệu không có gì khác biệt, cả lần ho cũng y như nhau nhưng… bà đã gần năm mươi. Đứa con gái này dù có vô tâm vô tính nhưng vẫn luôn muốn mẹ được hài lòng.
“ Vâng, được rồi. Con hứa cả ngày mai sẽ trở thành con gái ngoan hiền của mẹ. Còn bây giờ con phải ra ngoài, mẹ không cần phải đợi cơm con đâu.”
Tôi vơ vội chiếc chìa khóa xe rồi chạy ra ngoài. Trước khi khuất sau cánh cửa, tôi còn kịp nhìn thấy ánh mắt hài lòng và nụ cười đắc ý của mẹ. Có lẽ, mẹ tôi sinh ra là để làm diễn viên. Đáng tiếc mẹ lại chọn làm một nhân viên công chức bình thường.
Đáng tiếc, thật đáng tiếc.
Hiệp 1: Mẹ già và con gái : 1-0.
Con xe cà – tàn lịch xịch đưa tôi chạy dọc con đường trung tâm. Bây giờ là cuối tháng tám, cũng chỉ còn nửa tháng nữa là tới Tết trung thu, thế nên hai bên phố xá bày dọc những chiếc đèn ông sao năm cánh, những chiếc đèn điện tử đủ loại hình thù, mũ cách cách, vương miện công chúa, trống bỏi hay những thanh gươm nhựa. Tất cả cùng tỏa ra một không khí vô cùng quen thuộc, đến nỗi bản thân tôi đã bất giác dừng xe và ngắm nghía chúng không rời.
Tôi còn nhớ khi còn bé, Tết trung thu luôn là niềm háo hức mong đợi của lũ trẻ con trong xóm. Chúng tôi khi ấy sẽ mất thời gian một tuần dành cho tiền trung thu và ba ngày cho hậu trung thu.
Những ngày trước đêm rằm, đó là lúc chúng tôi sẽ thảo luận xem mũ đội đầu năm nay nên theo phong cách nào, có nên chơi mặt nạ hay không, dùng đèn ông sao làm bằng giấy hay là đèn điện tử phát nhạc. Sau đó, những đứa có cùng lựa chọn sẽ quay sang cãi nhau, “ tớ chọn cái này trước rồi, cậu đội cái khác đi” hoặc “ tớ thích màu hồng, cậu lấy cái màu trắng ấy”. Và sau mỗi trận tranh cãi như thế là nghỉ chơi vài ngày hoặc vài giờ, nhưng nói chung, tới đêm rằm, khi ông mặt trăng tròn vành vạnh treo trên bầu trời cùng tiếng trống múa lân ngoài đường thì tất cả lại trở về như cũ, tay cầm tay, chân theo chân cùng nô đùa.
Buổi tối ấy, kẹo sẽ được phát cho tất cả trẻ em trong xóm, những “ ca sĩ nhí” cũng sẽ thay phiên nhau múa hát dưới ánh trăng, còn các bậc phụ huynh sẽ đứng một bên ngắm nhìn những nụ cười hồn nhiên rạng rỡ ấy.
Ba ngày sau đêm rằm là khoảng thời gian để chúng tôi “ xử lí” hết đống bánh kẹo, hoa quả trước đó. Những vật dụng giúp hóa trang cũng sẽ được tận dụng trong các buổi chơi trò chơi hay diễn kịch, thậm chí để tới sinh nhật hay bất kì một dịp nào khác cũng không bị lỗi thời. Chỉ là, chúng chưa bao giờ còn nguyên vẹn sau Tết trung thu một tuần.
Tuổi thơ của tôi, so với bất kì đứa trẻ nào khác cũng đều không thua kém. Chỉ tiếc là, vật chất thì đủ còn tinh thần vẫn luôn khuyết thiếu.
Tôi gửi xe rồi đi tới một hội chợ thương mại ở gần đó. Có vẻ vì là thứ bảy nên số lượng người lui tới đông hơn hẳn, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ và cũng vì vậy mà các xe bán đồ ăn vặt hay các quầy hàng đồ chơi cũng đắt khách hơn hẳn.
Bị màu sắc rực rỡ của mấy que kem kích thích, tôi cũng bước tới một chiếc xe đẩy cạnh đó. Một anh thanh niên với làn da rám nắng đang bận rộn lấy ra những cái vỏ ốc quế và xúc kem đặt vào trong. Tôi có thể nhận ra que kem đứa bé gái vừa ăn là vị dâu, có chút chua lại có cả vị ngọt, màu nâu của sô cô la vẫn còn đang dính trên môi của bé trai đang được bố cõng trên vai và cả…ánh mắt thèm muốn đang ngó chòng chọc vào que kem bạc hà trên tay tôi.
“ Em thích nó sao?”. Tôi ngồi xuống cạnh cậu bé.
Gật đầu. Đôi mắt nhìn tôi có vẻ ngẫm nghĩ và xa cách nhưng hơn hết vẫn là sự yêu thích khi liếc nhìn cây kem.
“ Vậy, nếu chị cho em que kem này, em sẽ làm gì cho chị nào?”. Tôi bỗng nổi lên hứng thú muốn trêu chọc cậu bé có khuôn mặt bầu bĩnh này.
Nhìn gương mặt non nớt đăm chiêu suy nghĩ, đôi môi lúc mở lúc bặm vào như đang tranh đấu một cách gay gắt tôi thật lòng muốn cười to. Ôi, đứa bé này đáng yêu quá. Mà tôi, cũng không thấy xấu hổ chút nào khi bắt nạt đứa trẻ kém mình tầm mười tuổi này.
“ Chụt”.
Âm thanh vang lên rõ ràng bên tai khiến tôi không thể nghĩ bản thân đang tưởng tượng. Cái đầu quay ngoắt chín mươi độ, nhìn chằm chằm vào thủ phạm bé nhỏ sau khi gây án đang thưởng thức que kem một cách ngon lành.
Nụ hôn đầu, à không, cái thơm đầu của tôi, thế mà lại bị thằng nhóc chừng mười tuổi cướp mất. Sau khi bị tổn thất về tinh thần lại tổn thất luôn về vật chất, mà người bị hại là tôi lại không thể nói nổi câu nào.
Dám chắc, biểu hiện trên mặt tôi lúc này chẳng khác gì một con ngốc. Đần thối đần nát.
“ Em muốn ăn vị sô cô la.”. Thằng bé thơm vào má bên phải tôi, dõng dạc nói.
“ Khụ, em, em… Ai dạy em trò này thế hả?”. Tôi dài mặt hỏi lại.
“ Tự học thành tài ạ. Cậu em toàn thơm mấy chị gái xinh đẹp như thế, và sau đó mấy chị ấy đã rất vui vẻ mà. Chị cũng thích mà, đúng không?”. Khuôn mặt ngây thơ hỏi tôi.
Hoàn toàn, tôi hoàn toàn không thể mở mồm nói được lời nào. Thì ra nhà dột từ nóc, bảo sao thằng bé lại có những suy nghĩ và hành động không hợp tuổi chút nào.
“ Em có thể ăn thêm một que nữa chứ?”. Lần này thì không những dùng miệng thơm mà còn kèm cả hai cánh tay ôm chặt lấy cổ tôi, đôi mắt lấp lánh nước nũng nịu.
Đừng nói cậu thằng bé dùng cả những hành động này với đám bạn gái của anh ta chứ. Ôi trời, chỉ cần tưởng tượng ra thôi cũng thấy sởn hết gai ốc rồi, không hiểu đầu người đàn ông ấy cấu tạo kiểu gì đây?
“ Em…”
“ An, cháu đang làm cái gì vậy?”.
Câu hỏi của tôi còn chưa thoát khỏi cuống họng đã bị một giọng nói đầy mạnh mẽ chen vào. Cánh tay đang ôm cổ tôi thoáng chốc cứng lại, rồi ngay sau đó buông thõng xuống. Trước khi thân hình bé nhỏ ấy bước ra phía sau, tôi còn kịp nhận ra biểu tình “ đã hi sinh” trên gương mặt mới quen đó.
“ An, trả lời cậu. Tại sao cháu lại ở đây?”. Giọng nói trầm trầm lại vang lên. Tôi không nghe thấy sự tức giận trong đó, nhưng bất giác lạnh sống lưng. Có lẽ đây gọi là, không giận cũng nghiêm.
“ Ờ, anh gì ơi.”. Tôi quay người lại, muốn giải thích đôi chút tình hình thay thằng bé. “ Anh không phiền nếu tôi…”.
“ Xin lỗi. Tôi rất phiền, vì vậy không rảnh để nói chuyện cùng cô. Rất tiếc nếu thằng bé đã làm phiền cô”. Người đàn ông cao lớn ấy bỏ lại cho tôi một câu như vậy trước khi nhấc bổng đứa bé lên, quay đầu rảo bước. Còn tôi, thì vẫn tiếp tục đứng nguyên tại chỗ, ngẩn ngơ nhìn theo hai dáng người, một lớn một nhỏ dần khuất trong đám đông qua lại.
Có ai nói giùm tôi, người đàn ông nam tính và cuốn hút kia cùng người đàn ông có những hành động sến nổi da gà tôi được nghe trước đó có phải là một người không?
Có ai nói giùm tôi, sao trên đời lại có người đàn ông bất lịch sự như vậy không?
Cuộc chạm trán đầy bất ngờ và bất lịch sự của tôi với hai cậu cháu kì lạ ở chợ thương mại không khiến tôi bận tâm quá lâu, ít nhất là chỉ tồn tại tới hết buổi tối ngày hôm đó. Bởi vì, còn có chuyện khiến tôi phải đau đầu hơn gấp bội vào ngay ngày hôm sau, buổi gặp mặt thảm họa, đến mức đã nửa tháng trôi qua vẫn khiến tôi có cảm giác như vừa xảy ra vài tiếng trước.