- Tham gia
- 29/10/2011
- Bài viết
- 4.586
Hôm trước mình mới đọc bộ truyện này nhưng không biết post vào đâu cho đúng nên post tạm mục này.Mình thấy bộ truyện này rất có ích cho giớ trẻ đặc biệt là học sinh đó.
Mình không thấy tên tác giả chỉ có 2 chủ biên là Chu Nsm Chiêu và Tôn Vân Hiểu
Học cách làm người
Chuơng 1: Cảm nhận tình yêu thương
Một mục tiêu không đổi của giáo dục là bồi dưỡng tình cảm,đặc biệt là tình cảm giữa người với người.
Khi trách người khác không hiểu mình,trước hết hãy nhìn lại bản thân.Có danh ngôn: "Khi đang khóc bạn không thể nhìn thấy những vì sao lấp lảnh". Thấu hiểu là một cây cầu,là những viên đá lấp đầy hố sâu, làm cho những đườngthawngrr song song xích lại gần nhau.
Giáo dục tình yêu thương giúp con người nhận thức được từ đâu mà có và trưởng thành như thế nào, hiểu được những sự giúp đỡ hi sinh của người khác. Quá trình nhận thức về mình và hiểu về người khác là quá trình trưởng thành của con người.
Hiểu được tình yêu thương giống như một thứ năng lực theo ta suốt đời. Tình yêu thương là thứ được vun đáp khi chúng ta biết hi sinh vì người khác. Càng hi sinh bao nhiêu thì càng được bù đắp nhiều về mặt tinh thần bấy nhiêu và càng cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu thương.
1.Thấu hiểu là yêu thương :Lắng nghe tiếng lòng
Một em học sinh mê phim khoa học giả tưởng,em xem đi xem lại những bộ phim đó bao nhiêu lần mà không biết chán. Có lần em say sưa kể về tình tiết bộ phim giả tưởng mới a lò, ai ngờ bố em buông một câu: "Trời, đúng là phim của mấy đứa dở hơi cho mấy đứa dở hơi xem". Người bố đã vô tình dội một gáo nước lạnhbuoostt vào cô con gái. Cô con gái có lẽ sẽ cảm thấy bố mình rất đáng thương, vì "Bố chưa bao giờ cảm nhận được cảm giác bay bổng trong thế giới giả tưởng".
Nếu người bố trong câu chuyện trên thông cảm và hiểu con gái, chịu khó tìm hiểu thế giới khoa học viễ tưởng, hoặc ít ra biết cách cổ vũ con gái đi theo con đường mình thích thì có lẽ hai bố con họ sẽ chia sẻ được với nhau nhiều hơn, giúp nhau bù đắp những điểm còn thiếu sót. Họ sẽ không chỉ là bố con mà còn là hai người bạn thân. Ai cũng cần tiếng nói chung với mọi người xung quanh để không trở nên cô độc. Thông cảm và thấu hiểu sẽ tạo ra tiếng nói chung, giúp con người chia sẻ suy nghĩ trong lòng với nhau.
Trong cuộc sống, khi đối mặt với cùng một sự việc, có người nhìn bằng ánh mắt cảm thông, nhưng cũng có người hoàn toàn vô cảm, thậm chí có người xét nét, bới móc. Cái mà họ nhìn được không giống nhau nên kết luận chúng khác nhau rất nhiều. Nhưng chúng ta nên nhớ một điều rằng: Mỗi người đều có một thế giới tình cảm riêng, chúng ta không nên chà đạp nên "mảnh vườn nhỏ" của người khác.
Hiểu và cảm thông có sức mạnh nhường nào thì không hiểu và không thông cảm sẽ gây tổn thương nhường ấy. Bạn muốn người khác hiểu mình, muốn vậy thì trước tiên phải mở rộng lòng mình để hiểu người khác. Người chỉ chăm chăm chờ người khác hiểu mình sẽ không bao giờ đạt được mong ước. Hiểu là yêu thương, và tình yêu chân thành phải đến từ hai phía. Khi bạn trách người khác không hiểu bạn, trước tiên hãy nhìn lại bản thân.
Mình không thấy tên tác giả chỉ có 2 chủ biên là Chu Nsm Chiêu và Tôn Vân Hiểu
Học cách làm người
Chuơng 1: Cảm nhận tình yêu thương
Trích từ "Học cách tồn tại-
thế giới giáo dục hôm nay và ngày mai"
thế giới giáo dục hôm nay và ngày mai"
Khi trách người khác không hiểu mình,trước hết hãy nhìn lại bản thân.Có danh ngôn: "Khi đang khóc bạn không thể nhìn thấy những vì sao lấp lảnh". Thấu hiểu là một cây cầu,là những viên đá lấp đầy hố sâu, làm cho những đườngthawngrr song song xích lại gần nhau.
Giáo dục tình yêu thương giúp con người nhận thức được từ đâu mà có và trưởng thành như thế nào, hiểu được những sự giúp đỡ hi sinh của người khác. Quá trình nhận thức về mình và hiểu về người khác là quá trình trưởng thành của con người.
Hiểu được tình yêu thương giống như một thứ năng lực theo ta suốt đời. Tình yêu thương là thứ được vun đáp khi chúng ta biết hi sinh vì người khác. Càng hi sinh bao nhiêu thì càng được bù đắp nhiều về mặt tinh thần bấy nhiêu và càng cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu thương.
1.Thấu hiểu là yêu thương :Lắng nghe tiếng lòng
Một em học sinh mê phim khoa học giả tưởng,em xem đi xem lại những bộ phim đó bao nhiêu lần mà không biết chán. Có lần em say sưa kể về tình tiết bộ phim giả tưởng mới a lò, ai ngờ bố em buông một câu: "Trời, đúng là phim của mấy đứa dở hơi cho mấy đứa dở hơi xem". Người bố đã vô tình dội một gáo nước lạnhbuoostt vào cô con gái. Cô con gái có lẽ sẽ cảm thấy bố mình rất đáng thương, vì "Bố chưa bao giờ cảm nhận được cảm giác bay bổng trong thế giới giả tưởng".
Nếu người bố trong câu chuyện trên thông cảm và hiểu con gái, chịu khó tìm hiểu thế giới khoa học viễ tưởng, hoặc ít ra biết cách cổ vũ con gái đi theo con đường mình thích thì có lẽ hai bố con họ sẽ chia sẻ được với nhau nhiều hơn, giúp nhau bù đắp những điểm còn thiếu sót. Họ sẽ không chỉ là bố con mà còn là hai người bạn thân. Ai cũng cần tiếng nói chung với mọi người xung quanh để không trở nên cô độc. Thông cảm và thấu hiểu sẽ tạo ra tiếng nói chung, giúp con người chia sẻ suy nghĩ trong lòng với nhau.
Trong cuộc sống, khi đối mặt với cùng một sự việc, có người nhìn bằng ánh mắt cảm thông, nhưng cũng có người hoàn toàn vô cảm, thậm chí có người xét nét, bới móc. Cái mà họ nhìn được không giống nhau nên kết luận chúng khác nhau rất nhiều. Nhưng chúng ta nên nhớ một điều rằng: Mỗi người đều có một thế giới tình cảm riêng, chúng ta không nên chà đạp nên "mảnh vườn nhỏ" của người khác.
Hiểu và cảm thông có sức mạnh nhường nào thì không hiểu và không thông cảm sẽ gây tổn thương nhường ấy. Bạn muốn người khác hiểu mình, muốn vậy thì trước tiên phải mở rộng lòng mình để hiểu người khác. Người chỉ chăm chăm chờ người khác hiểu mình sẽ không bao giờ đạt được mong ước. Hiểu là yêu thương, và tình yêu chân thành phải đến từ hai phía. Khi bạn trách người khác không hiểu bạn, trước tiên hãy nhìn lại bản thân.