- Tham gia
- 16/10/2013
- Bài viết
- 36
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Người làng quê tôi bao đời chỉ biết quanh quẩn với ruộng vườn hoặc lên rừng đốt than để mưu sinh… Nhà ông bà ngoại tôi, nhờ mấy ao cá, mà có tiền cho mẹ tôi và các cậu dì ăn học. Mẹ tôi tốt nghiệp ra trường đi dạy học rồi gặp bố tôi, giảng viên của một trường Cao Đẳng.
Tôi học hết cấp 1, bố mẹ tôi chuyển cả gia đình ra thành phố, vì muốn anh em tôi có điều kiện học tập tốt hơn. Mẹ tôi lúc nào cũng khuyên các con phải cố gắng học hành, mẹ bảo : “ Phải học mới thoát nghèo”, còn bố tôi thì kể câu chuyện về cuộc đời của bố “ …11 tuổi, bố mới được đi học, nếu không có các thầy cô giáo ở trường Nghệ Thuật Việt Bắc lặn lội về quê đưa đi học , thì cuộc đời bố đã gắn chặt với nương rẫy, bản làng heo hút ở tận núi rừng Tây Bắc…”.
Vâng lời bố mẹ, tôi chăm chỉ học tập. Nhưng, mỗi lần về quê, nhìn đàn cá nhà ngoại lao xao đớp mồi tôi lại mê mẩn. Những lúc không phải học, tôi thích vào mạng, đọc báo, đọc sách nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá rồi áp dụng cho ao cá của nhà Ngoại. Ở lớp, tôi có Thu, cô bạn cùng quê cũng có chung sở thích như tôi, chúng tôi thường kể cho nhau nghe những câu chuyện làm giàu từ cá . Có hôm, tôi còn nằm mơ thấy, ao cá nhà ngoại dầy đặc những con cá bằng vàng.
Tôi học lớp 10, bố mẹ đã hướng cho tôi thi vào ngành du lịch, vì theo bố mẹ, tôi vừa có ngoại hình lại khéo tay, phù hợp với công việc ở nhà hàng, khách sạn…nhưng thâm tâm tôi biết, tôi không đủ khả năng vào đại học, mặc dầu kết quả học tập của tôi năm nào cũng được các thầy cô xếp loại tiên tiến. Hết lớp 10, tôi quyết định nghỉ học . Đám bạn nghe tin nhao lên, đứa nào cũng muốn tôi phải học xong 12, thi đại học.
Tôi hỏi : “ Học xong 12, thi đại học trượt sẽ làm gì?” . Nhiều bạn trả lời : “ Nếu cùng lắm mình sẽ đi làm hoặc học một cái nghề gì đó…”. Tôi đáp : “ Mình tự biết sức học của mình, chắc chắn mình sẽ không đậu đại học, vậy tại sao mình phải chịu thêm hai năm, ngồi trong lớp học vô ích, rồi còn tốn kém thêm cho chuyện thi đại học…Sao không nghỉ học, làm công việc mình yêu thích…”. Thu cũng đồng tình với suy nghĩ của tôi, nhưng vẫn phải cố bám lấy trường lớp vì bố mẹ Thu phản đối quyết liệt.
Mẹ tôi nghe tin, bà thảng thốt như trời sắp sập, giận dữ mắng “ Tuổi con là tuổi học, nghỉ làm gì? Phải học cho có cái chữ mới khá được ”. Tôi xin : “ Mẹ ơi! Học cho có cái chữ thì con đã học rồi, con biết khả năng con không thể học cao hơn được nữa, học mà không có kết quả thì học làm gì …chi bằng mẹ cho con nghỉ học để con được làm công việc con yêu thích…” Bố tôi vội hỏi : “ Con muốn làm gì?” Tôi thưa: “ Con muốn về quê giành thời gian tìm hiểu, học hỏi thêm về nghề nuôi cá, con tin con sẽ thành công”. Mẹ tôi rưng rưng nước mắt. Bố lặng im một lúc rồi nói: “ Thôi được! Nếu con thích thì con phải cố gắng mà làm, có gì khó khăn bố mẹ sẽ giúp”.
Thế là, tôi nghỉ học về quê “tầm sư” học nghề nuôi cá rô phi, các anh khuyến nông ở tỉnh cũng cho tôi biết cá rô phi dễ nuôi và cho năng suất cao. Ông bà ngoại cũng ủng hộ tôi hết mình. Tôi đi khắp làng, tìm hiểu các mô hình nuôi cá đang hoạt động , sau đó mới quyết định áp dụng mô hình liên kết cá – heo để khởi nghiệp. Với cách thức đó, tôi không phải lo nhiều về nguồn thức ăn cho cá, chuồng trại cũng sạch sẽ, không sợ ô nhiễm. Mẹ về quê thăm tôi, bà xót xa khi thấy tôi vất vả, bàn tay với những chiếc móng tay ngày nào được gọt dũa, chau chuốt giờ đã cắt cụt, thô ráp, nhưng khi nhìn thấy cơ ngơi của tôi thì mẹ yên lòng.
Gần chục năm qua, nay tôi đã 25 tuổi, giấc mơ “ cá vàng” ngày nào đã thành sự thật với ba ao cá có diện tích gần 2 ha và một đàn heo hơn trăm con, tạo công việc làm cho hàng chục lao động quanh làng . Thỉnh thoảng bố mẹ tôi về thăm quê, nghe người làng gọi tôi là cô Thiện “cá rô”, bố mẹ lại phì cười …
Tôi chỉ thương cho Thu, bạn tôi vẫn còn long đong chưa có công ăn việc làm ổn định với tấm bằng phổ thông và hai năm đại học dang dở…Giá như ngày ấy, Bố Mẹ Thu cũng ủng hộ quyết định của Thu như bố mẹ tôi, chắc hẳn Thu cũng đã có thành quả như tôi ngày hôm nay. Tôi cảm ơn bố mẹ và ông bà ngoại rất nhiều, những người đã cùng tôi dám thay đổi để thành công.
Nguồn SSVN
Tôi học hết cấp 1, bố mẹ tôi chuyển cả gia đình ra thành phố, vì muốn anh em tôi có điều kiện học tập tốt hơn. Mẹ tôi lúc nào cũng khuyên các con phải cố gắng học hành, mẹ bảo : “ Phải học mới thoát nghèo”, còn bố tôi thì kể câu chuyện về cuộc đời của bố “ …11 tuổi, bố mới được đi học, nếu không có các thầy cô giáo ở trường Nghệ Thuật Việt Bắc lặn lội về quê đưa đi học , thì cuộc đời bố đã gắn chặt với nương rẫy, bản làng heo hút ở tận núi rừng Tây Bắc…”.
Vâng lời bố mẹ, tôi chăm chỉ học tập. Nhưng, mỗi lần về quê, nhìn đàn cá nhà ngoại lao xao đớp mồi tôi lại mê mẩn. Những lúc không phải học, tôi thích vào mạng, đọc báo, đọc sách nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá rồi áp dụng cho ao cá của nhà Ngoại. Ở lớp, tôi có Thu, cô bạn cùng quê cũng có chung sở thích như tôi, chúng tôi thường kể cho nhau nghe những câu chuyện làm giàu từ cá . Có hôm, tôi còn nằm mơ thấy, ao cá nhà ngoại dầy đặc những con cá bằng vàng.
Tôi học lớp 10, bố mẹ đã hướng cho tôi thi vào ngành du lịch, vì theo bố mẹ, tôi vừa có ngoại hình lại khéo tay, phù hợp với công việc ở nhà hàng, khách sạn…nhưng thâm tâm tôi biết, tôi không đủ khả năng vào đại học, mặc dầu kết quả học tập của tôi năm nào cũng được các thầy cô xếp loại tiên tiến. Hết lớp 10, tôi quyết định nghỉ học . Đám bạn nghe tin nhao lên, đứa nào cũng muốn tôi phải học xong 12, thi đại học.
Tôi hỏi : “ Học xong 12, thi đại học trượt sẽ làm gì?” . Nhiều bạn trả lời : “ Nếu cùng lắm mình sẽ đi làm hoặc học một cái nghề gì đó…”. Tôi đáp : “ Mình tự biết sức học của mình, chắc chắn mình sẽ không đậu đại học, vậy tại sao mình phải chịu thêm hai năm, ngồi trong lớp học vô ích, rồi còn tốn kém thêm cho chuyện thi đại học…Sao không nghỉ học, làm công việc mình yêu thích…”. Thu cũng đồng tình với suy nghĩ của tôi, nhưng vẫn phải cố bám lấy trường lớp vì bố mẹ Thu phản đối quyết liệt.
Mẹ tôi nghe tin, bà thảng thốt như trời sắp sập, giận dữ mắng “ Tuổi con là tuổi học, nghỉ làm gì? Phải học cho có cái chữ mới khá được ”. Tôi xin : “ Mẹ ơi! Học cho có cái chữ thì con đã học rồi, con biết khả năng con không thể học cao hơn được nữa, học mà không có kết quả thì học làm gì …chi bằng mẹ cho con nghỉ học để con được làm công việc con yêu thích…” Bố tôi vội hỏi : “ Con muốn làm gì?” Tôi thưa: “ Con muốn về quê giành thời gian tìm hiểu, học hỏi thêm về nghề nuôi cá, con tin con sẽ thành công”. Mẹ tôi rưng rưng nước mắt. Bố lặng im một lúc rồi nói: “ Thôi được! Nếu con thích thì con phải cố gắng mà làm, có gì khó khăn bố mẹ sẽ giúp”.
Thế là, tôi nghỉ học về quê “tầm sư” học nghề nuôi cá rô phi, các anh khuyến nông ở tỉnh cũng cho tôi biết cá rô phi dễ nuôi và cho năng suất cao. Ông bà ngoại cũng ủng hộ tôi hết mình. Tôi đi khắp làng, tìm hiểu các mô hình nuôi cá đang hoạt động , sau đó mới quyết định áp dụng mô hình liên kết cá – heo để khởi nghiệp. Với cách thức đó, tôi không phải lo nhiều về nguồn thức ăn cho cá, chuồng trại cũng sạch sẽ, không sợ ô nhiễm. Mẹ về quê thăm tôi, bà xót xa khi thấy tôi vất vả, bàn tay với những chiếc móng tay ngày nào được gọt dũa, chau chuốt giờ đã cắt cụt, thô ráp, nhưng khi nhìn thấy cơ ngơi của tôi thì mẹ yên lòng.
Gần chục năm qua, nay tôi đã 25 tuổi, giấc mơ “ cá vàng” ngày nào đã thành sự thật với ba ao cá có diện tích gần 2 ha và một đàn heo hơn trăm con, tạo công việc làm cho hàng chục lao động quanh làng . Thỉnh thoảng bố mẹ tôi về thăm quê, nghe người làng gọi tôi là cô Thiện “cá rô”, bố mẹ lại phì cười …
Tôi chỉ thương cho Thu, bạn tôi vẫn còn long đong chưa có công ăn việc làm ổn định với tấm bằng phổ thông và hai năm đại học dang dở…Giá như ngày ấy, Bố Mẹ Thu cũng ủng hộ quyết định của Thu như bố mẹ tôi, chắc hẳn Thu cũng đã có thành quả như tôi ngày hôm nay. Tôi cảm ơn bố mẹ và ông bà ngoại rất nhiều, những người đã cùng tôi dám thay đổi để thành công.
Nguồn SSVN
Hiệu chỉnh bởi quản lý: