bemai94
Thành viên
- Tham gia
- 17/9/2024
- Bài viết
- 52
(PLO)- Cồng kềnh, chồng chéo, thiếu hiệu quả nên cần một cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và điều này cần gắn liền với việc loại trừ các căn nguyên, trong đó có tình trạng lạm dụng điều chỉnh bằng pháp luật.
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được triển khai một cách quyết liệt trong toàn bộ hệ thống chính trị và trên phạm vi cả nước. Không chỉ các cơ quan, tổ chức thuộc diện sáp nhập, giải thể mà bất cứ tổ chức nào cũng phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của mình.
Quá trình ấy đòi hỏi việc rà soát, đánh giá diện rộng hệ thống pháp luật, không chỉ ở khía cạnh văn bản mà cả ở công tác tổ chức thi hành. Đây là cơ hội để tiếp tục nhận thức về vai trò của pháp luật, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong nhiệm vụ chung xây dựng nhà nước pháp quyền.
Hoạt động biểu quyết thông qua luật của Quốc hội. Ảnh: QH
Tổng Bí thư Tô Lâm khi nhấn mạnh thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn” đã có nhận xét rất xác đáng là chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi. Các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân.
Một nguyên nhân có lẽ là tình trạng lạm dụng điều chỉnh.
Pháp luật điều chỉnh hành vi và chúng ta đã “ngấm” quan điểm: Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền thì phải có đầy đủ pháp luật. Vì vậy, một thời gian dài, chúng ta đã cố gắng kế hoạch hóa hoạt động xây dựng pháp luật, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Hơn thế nữa, mỗi khi đối mặt với những vướng mắc, khó khăn trong quản lý, trong vận hành xã hội thì ý kiến, phát biểu đầu tiên ở nhiều cấp, nhiều ngành đều là cần phải ban hành pháp luật để xử lý.
Hậu quả là các quy phạm khi được ban hành theo cách đó bộc lộ nhiều hạn chế, cản trở sự phát triển. Điều này có thể thấy qua việc nhiều dự án đầu tư công bị ách tắc, chậm giải ngân do những ràng buộc của các quy định.
Không chỉ vậy, cán bộ công chức không dám quyết, không mặn mà thúc đẩy công việc… và Bộ Chính trị phải ban hành Kết luận 14-KL/TW bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Chưa hết, việc lạm dụng điều chỉnh còn gây ra hệ quả là chi phí tuân thủ, chi phí thi hành… càng cao, có thể lên đến hai con số của GDP!
Theo đó, cần chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.
Các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, không luật hóa các quy định của nghị định và thông tư.
Vậy để khắc phục tình trạng lạm dụng điều chỉnh, có lẽ chúng ta phải thấy được tầm quan trọng của tự do và trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị này, cần minh định lại sứ mệnh của các thiết chế có liên quan.
Chẳng hạn, trong quy trình lập pháp, cần thấy rõ Chính phủ là cơ quan thúc đẩy việc ban hành pháp luật, còn Quốc hội phải là cơ quan kiểm soát việc ban hành pháp luật, chứ không phải ngược lại.
TS Nguyễn Sĩ Dũng.
Tự do là điều kiện cho sáng tạo và phát triển nhưng tuyệt đối hóa tự do có thể dẫn tới tình trạng vô chính phủ và bất ổn. Điều chỉnh giúp đảm bảo trật tự và ổn định nhưng lạm dụng điều chỉnh sẽ gây tốn kém và trói buộc sự phát triển. Đây là một phép cân đối động.
Chúng ta phải xây dựng năng lực thể chế bao gồm hệ thống các thiết chế, các quy trình, mà pháp luật dù rất quan trọng cũng chỉ là một bộ phận, một công cụ điều chỉnh, nhằm đảm bảo sự cân đối này.
Cuộc tổng rà soát hệ thống pháp luật nhằm phục vụ cho mục tiêu tinh gọn bộ máy thiết nghĩ cần đặt phi điều chỉnh hóa là yêu cầu trọng tâm.
Hơn hai năm trước, khi cùng thảo luận, góp ý để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, bộ trưởng Bộ Tư pháp khi đó cũng đã đề nghị phải tiến hành một công cuộc đơn giản hóa hệ thống pháp luật.
Ở nước ta, kể cả các luật gia, luật sư cũng khó có thể cập nhật được hết các loại văn bản quy phạm pháp luật. Vậy nên ưu tiên thực hiện tổng rà soát và bãi bỏ các văn bản do cơ quan không có thẩm quyền ban hành hoặc các văn bản không còn cần thiết, không còn phù hợp. Việc này có thể tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc, một quốc gia Đông Bắc Á có hệ thống luật thành văn như chúng ta, từng trải qua giai đoạn có đến 17.000 văn bản nhưng sau tổng rà soát đã giảm còn 5.000.
Nhưng kể cả đã thanh lọc được rừng luật ấy, quan trọng hơn cả, chúng ta phải trang bị cho mình sự hiểu biết và vận dụng lý thuyết lập pháp, kỹ thuật lập pháp và quy trình lập pháp thật sự khoa học. Thiếu đầu tư vật lực, nhân lực chất lượng cao cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên sâu thì cố gắng mấy, làm kỹ mấy cũng khó cải thiện được tình hình.
Tất cả chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vận động, sáng tạo, phát triển của đất nước, của dân tộc…•
Ý kiến (*)
Ông NGUYỄN TIẾN DĨNH, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ:
Phân cấp, phân quyền phải triệt để
Nếu không phân cấp, phân quyền thì không thể tinh gọn được bộ máy và ngược lại. Phân cấp, phân quyền phải dựa trên phân định nhiệm vụ, thẩm quyền của các cấp. Cải cách hành chính đều nói Trung ương tập trung vào việc xây dựng thể chế, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách và kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, kiểm tra, giám sát là hậu kiểm thôi, còn người ta đang làm mà vào là ngáng việc.
Quan trọng hơn, phải phân cấp, phân quyền triệt để. Phân cấp, phân quyền nhưng không triệt để dẫn đến người ta ỷ lại hoặc có độ trễ, tạo lên lực cản cho sự phát triển và cũng trở thành cơ chế xin - cho. Chỉ có phân cấp, phân quyền triệt để chúng ta mới có thể xác định được trách nhiệm. Nếu cứ phải xin ý kiến thì trách nhiệm là chung tất cả, toàn bộ như nhau.
.........
PGS-TS LÊ MINH THÔNG, nguyên trợ lý Chủ tịch Quốc hội:
Mở nhưng phải kiểm soát được
Đại hội XIII của Đảng đề cập đến câu chuyện quản trị quốc gia. Do đó, tôi nghĩ phải bàn chuyện phân quyền trên nền quản trị quốc gia chứ không phải trên nền tảng quản lý nhà nước như trước đây thì mới ra vấn đề được. Rõ ràng muốn phân quyền cho đúng thì phải biết mình có bao nhiêu quyền.
Cần thống nhất rõ những việc gì dứt khoát nhà nước phải làm, còn lại chuyển giao cho xã hội làm. Làm cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy thì làm cả cách mạng trong tư duy, nếu không sẽ rất khó định hình về bộ máy.
Nhà nước nên tập trung vào những điểm xã hội không tự làm được hoặc làm không tốt. Phân quyền mà không biết quyền đó có phải của mình không sẽ kìm h.ãm xã hội phát triển.
Chúng ta cần dứt khoát quan điểm Trung ương làm những việc liên quan đến toàn quốc; còn lại địa phương làm việc của địa phương, những việc của địa phương, địa phương tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm.
Ba việc quan trọng nhất của Nhà nước là làm thể chế, tổ chức thi hành thể chế và bảo vệ thể chế. Thể chế ở đây là thể chế vĩ mô, liên quan đến toàn quốc. Địa phương cũng làm thể chế của địa phương.
Chúng ta cũng cần có tổng kết thấu đáo các quyền năng thực sự hiện nay của địa phương là gì? Thực tế họ đã có quyền gì và thực hiện quyền đó ra sao.
Phân quyền không thể phân ồ ạt được mà là phân có điều kiện, tránh khả năng cát cứ. Mở nhưng phải kiểm soát được.
.........
Ông NGUYỄN VĂN THUẬN, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội:
Nội bộ cũng phải phân quyền cho rõ ràng
Chúng ta đều thống nhất phân quyền là một trong những nguyên tắc của tổ chức quyền lực nhà nước. Vì thế, phân quyền luôn luôn gắn với cấp chính quyền.
Lâu nay, chúng ta bàn về phân quyền là phân quyền ngang và phân quyền theo chiều dọc nhưng chưa bàn đến phân quyền trong nội bộ. Phân quyền ngang là lập pháp, hành pháp, tư pháp; phân quyền dọc là chính quyền Trung ương, địa phương.
Trong nội bộ chính quyền cũng phải phân quyền cho rõ ràng. Chính phủ hiện nay mọi việc hầu như dồn lên Thủ tướng hết. Đó là chưa kể địa phương có việc cũng hỏi thẳng Thủ tướng mà không hỏi bộ trưởng.
(*) Các ý kiến được phát biểu tại Hội thảo “Phân quyền, phân cấp trong cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy” do Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức hôm 5-12.
TS NGUYỄN SĨ DŨNG
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được triển khai một cách quyết liệt trong toàn bộ hệ thống chính trị và trên phạm vi cả nước. Không chỉ các cơ quan, tổ chức thuộc diện sáp nhập, giải thể mà bất cứ tổ chức nào cũng phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của mình.
Quá trình ấy đòi hỏi việc rà soát, đánh giá diện rộng hệ thống pháp luật, không chỉ ở khía cạnh văn bản mà cả ở công tác tổ chức thi hành. Đây là cơ hội để tiếp tục nhận thức về vai trò của pháp luật, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong nhiệm vụ chung xây dựng nhà nước pháp quyền.
Hoạt động biểu quyết thông qua luật của Quốc hội. Ảnh: QH
Pháp luật phải khơi thông nguồn lực trong dân
Nhà nước pháp quyền là nhà nước của pháp luật nhưng không có nghĩa là phải ban hành thật nhiều pháp luật.Tổng Bí thư Tô Lâm khi nhấn mạnh thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn” đã có nhận xét rất xác đáng là chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi. Các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân.
Một nguyên nhân có lẽ là tình trạng lạm dụng điều chỉnh.
Pháp luật điều chỉnh hành vi và chúng ta đã “ngấm” quan điểm: Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền thì phải có đầy đủ pháp luật. Vì vậy, một thời gian dài, chúng ta đã cố gắng kế hoạch hóa hoạt động xây dựng pháp luật, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Hơn thế nữa, mỗi khi đối mặt với những vướng mắc, khó khăn trong quản lý, trong vận hành xã hội thì ý kiến, phát biểu đầu tiên ở nhiều cấp, nhiều ngành đều là cần phải ban hành pháp luật để xử lý.
Hậu quả là các quy phạm khi được ban hành theo cách đó bộc lộ nhiều hạn chế, cản trở sự phát triển. Điều này có thể thấy qua việc nhiều dự án đầu tư công bị ách tắc, chậm giải ngân do những ràng buộc của các quy định.
Không chỉ vậy, cán bộ công chức không dám quyết, không mặn mà thúc đẩy công việc… và Bộ Chính trị phải ban hành Kết luận 14-KL/TW bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Chưa hết, việc lạm dụng điều chỉnh còn gây ra hệ quả là chi phí tuân thủ, chi phí thi hành… càng cao, có thể lên đến hai con số của GDP!
Hàn Quốc, một quốc gia có hệ thống luật thành văn như chúng ta, từng trải qua giai đoạn có đến 17.000 văn bản nhưng sau tổng rà soát đã giảm còn 5.000.
Chỉ đạo ở cấp cao nhất…
Tổng Bí thư Tô Lâm khi phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 21-10 và tiếp đó là trong dịp Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11 đã nhấn mạnh việc đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp.Theo đó, cần chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.
Các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, không luật hóa các quy định của nghị định và thông tư.
Vậy để khắc phục tình trạng lạm dụng điều chỉnh, có lẽ chúng ta phải thấy được tầm quan trọng của tự do và trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị này, cần minh định lại sứ mệnh của các thiết chế có liên quan.
Chẳng hạn, trong quy trình lập pháp, cần thấy rõ Chính phủ là cơ quan thúc đẩy việc ban hành pháp luật, còn Quốc hội phải là cơ quan kiểm soát việc ban hành pháp luật, chứ không phải ngược lại.
TS Nguyễn Sĩ Dũng.
… Đến cân đối động giữa tự do và điều chỉnh
Chúng ta cũng cần cân đối giữa tự do và điều chỉnh, để sửa đổi hệ thống pháp luật phù hợp với các chuẩn mực của Nhà nước pháp quyền.Tự do là điều kiện cho sáng tạo và phát triển nhưng tuyệt đối hóa tự do có thể dẫn tới tình trạng vô chính phủ và bất ổn. Điều chỉnh giúp đảm bảo trật tự và ổn định nhưng lạm dụng điều chỉnh sẽ gây tốn kém và trói buộc sự phát triển. Đây là một phép cân đối động.
Chúng ta phải xây dựng năng lực thể chế bao gồm hệ thống các thiết chế, các quy trình, mà pháp luật dù rất quan trọng cũng chỉ là một bộ phận, một công cụ điều chỉnh, nhằm đảm bảo sự cân đối này.
Cuộc tổng rà soát hệ thống pháp luật nhằm phục vụ cho mục tiêu tinh gọn bộ máy thiết nghĩ cần đặt phi điều chỉnh hóa là yêu cầu trọng tâm.
Hơn hai năm trước, khi cùng thảo luận, góp ý để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, bộ trưởng Bộ Tư pháp khi đó cũng đã đề nghị phải tiến hành một công cuộc đơn giản hóa hệ thống pháp luật.
Ở nước ta, kể cả các luật gia, luật sư cũng khó có thể cập nhật được hết các loại văn bản quy phạm pháp luật. Vậy nên ưu tiên thực hiện tổng rà soát và bãi bỏ các văn bản do cơ quan không có thẩm quyền ban hành hoặc các văn bản không còn cần thiết, không còn phù hợp. Việc này có thể tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc, một quốc gia Đông Bắc Á có hệ thống luật thành văn như chúng ta, từng trải qua giai đoạn có đến 17.000 văn bản nhưng sau tổng rà soát đã giảm còn 5.000.
Nhưng kể cả đã thanh lọc được rừng luật ấy, quan trọng hơn cả, chúng ta phải trang bị cho mình sự hiểu biết và vận dụng lý thuyết lập pháp, kỹ thuật lập pháp và quy trình lập pháp thật sự khoa học. Thiếu đầu tư vật lực, nhân lực chất lượng cao cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên sâu thì cố gắng mấy, làm kỹ mấy cũng khó cải thiện được tình hình.
Tất cả chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vận động, sáng tạo, phát triển của đất nước, của dân tộc…•
Ý kiến (*)
Ông NGUYỄN TIẾN DĨNH, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ:
Phân cấp, phân quyền phải triệt để
Nếu không phân cấp, phân quyền thì không thể tinh gọn được bộ máy và ngược lại. Phân cấp, phân quyền phải dựa trên phân định nhiệm vụ, thẩm quyền của các cấp. Cải cách hành chính đều nói Trung ương tập trung vào việc xây dựng thể chế, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách và kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, kiểm tra, giám sát là hậu kiểm thôi, còn người ta đang làm mà vào là ngáng việc.
Quan trọng hơn, phải phân cấp, phân quyền triệt để. Phân cấp, phân quyền nhưng không triệt để dẫn đến người ta ỷ lại hoặc có độ trễ, tạo lên lực cản cho sự phát triển và cũng trở thành cơ chế xin - cho. Chỉ có phân cấp, phân quyền triệt để chúng ta mới có thể xác định được trách nhiệm. Nếu cứ phải xin ý kiến thì trách nhiệm là chung tất cả, toàn bộ như nhau.
.........
PGS-TS LÊ MINH THÔNG, nguyên trợ lý Chủ tịch Quốc hội:
Mở nhưng phải kiểm soát được
Đại hội XIII của Đảng đề cập đến câu chuyện quản trị quốc gia. Do đó, tôi nghĩ phải bàn chuyện phân quyền trên nền quản trị quốc gia chứ không phải trên nền tảng quản lý nhà nước như trước đây thì mới ra vấn đề được. Rõ ràng muốn phân quyền cho đúng thì phải biết mình có bao nhiêu quyền.
Cần thống nhất rõ những việc gì dứt khoát nhà nước phải làm, còn lại chuyển giao cho xã hội làm. Làm cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy thì làm cả cách mạng trong tư duy, nếu không sẽ rất khó định hình về bộ máy.
Nhà nước nên tập trung vào những điểm xã hội không tự làm được hoặc làm không tốt. Phân quyền mà không biết quyền đó có phải của mình không sẽ kìm h.ãm xã hội phát triển.
Chúng ta cần dứt khoát quan điểm Trung ương làm những việc liên quan đến toàn quốc; còn lại địa phương làm việc của địa phương, những việc của địa phương, địa phương tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm.
Ba việc quan trọng nhất của Nhà nước là làm thể chế, tổ chức thi hành thể chế và bảo vệ thể chế. Thể chế ở đây là thể chế vĩ mô, liên quan đến toàn quốc. Địa phương cũng làm thể chế của địa phương.
Chúng ta cũng cần có tổng kết thấu đáo các quyền năng thực sự hiện nay của địa phương là gì? Thực tế họ đã có quyền gì và thực hiện quyền đó ra sao.
Phân quyền không thể phân ồ ạt được mà là phân có điều kiện, tránh khả năng cát cứ. Mở nhưng phải kiểm soát được.
.........
Ông NGUYỄN VĂN THUẬN, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội:
Nội bộ cũng phải phân quyền cho rõ ràng
Chúng ta đều thống nhất phân quyền là một trong những nguyên tắc của tổ chức quyền lực nhà nước. Vì thế, phân quyền luôn luôn gắn với cấp chính quyền.
Lâu nay, chúng ta bàn về phân quyền là phân quyền ngang và phân quyền theo chiều dọc nhưng chưa bàn đến phân quyền trong nội bộ. Phân quyền ngang là lập pháp, hành pháp, tư pháp; phân quyền dọc là chính quyền Trung ương, địa phương.
Trong nội bộ chính quyền cũng phải phân quyền cho rõ ràng. Chính phủ hiện nay mọi việc hầu như dồn lên Thủ tướng hết. Đó là chưa kể địa phương có việc cũng hỏi thẳng Thủ tướng mà không hỏi bộ trưởng.
(*) Các ý kiến được phát biểu tại Hội thảo “Phân quyền, phân cấp trong cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy” do Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức hôm 5-12.
TS NGUYỄN SĨ DŨNG
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM