Salesonline
Thành viên
- Tham gia
- 16/10/2015
- Bài viết
- 10
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành hoàn toàn không có chế định về ly thân. Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi mới được ly hôn.
Ly thân và ly hôn khác nhau thế nào?
Ly thân, hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy định của luật pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau… để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản.
Mặt khác, nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng vẫn chứng nào tật nấy, không cảm thông, tha thứ cho nhau, không khắc phục lỗi lầm, không dung hòa… khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.
Ngược lại, tình trạng ly hôn là khá rõ ràng. Cặp vợ chồng nào thuận tình ly hôn thì phải qua ít nhất mấy lần hòa giải. Nếu không thành, hai đương sự sẽ ra trước một phiên xử dân sự để nghe pháp luật phân giải. Bản án dân sự về ly hôn phân định rõ ràng: tài sản chung có bao nhiêu, chia ra như thế nào, ai có bổn phận nuôi con, ai có nghĩa vụ chu cấp tiền bạc hằng tháng nuôi con, được đến thăm con cái, chở chúng đi học hay đi chơi thế nào…
Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó ly thân là cơ sở để tòa án xem xét giải quyết cho ly hôn.
Tóm lại, ly thân có thể dẫn đến chuyện ly hôn và cũng có thể không bao giờ có ly hôn nếu hai bên biết nhường nhịn nhau, biết hàn gắn tình cảm gia đình. Đưa ly thân vào luật Hôn nhân gia đình thành chế định chẳng khác nào làm khó cho cả đôi bên chồng vợ, làm khó cho cả cơ quan pháp luật của nhà nước. Nếu công nhận ly thân như một thực tế và thực thể trong đời sống lứa đôi là chỉ thêm một “quy hoạch treo”. Trước nay, người dân đã từng khổ sở với những quy hoạch treo về đất đai, nhà cửa thì nay ta cũng không nên “quy hoạch treo” đời sống hôn nhân gia đình.
Văn phòng luật sư tư vấn ly hôn – Luật The Light sẽ tư vấn hỗ trợ tốt nhất cho bạn về luật hôn nhân gia đìnhqua tổng đài tư vấn: 1900 0069 hoặc trực tiếp tại Trụ sở tầng 8 Tòa nhà CTM số 299 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ly thân và ly hôn khác nhau thế nào?
Ly thân, hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy định của luật pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau… để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản.
Mặt khác, nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng vẫn chứng nào tật nấy, không cảm thông, tha thứ cho nhau, không khắc phục lỗi lầm, không dung hòa… khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.
Ngược lại, tình trạng ly hôn là khá rõ ràng. Cặp vợ chồng nào thuận tình ly hôn thì phải qua ít nhất mấy lần hòa giải. Nếu không thành, hai đương sự sẽ ra trước một phiên xử dân sự để nghe pháp luật phân giải. Bản án dân sự về ly hôn phân định rõ ràng: tài sản chung có bao nhiêu, chia ra như thế nào, ai có bổn phận nuôi con, ai có nghĩa vụ chu cấp tiền bạc hằng tháng nuôi con, được đến thăm con cái, chở chúng đi học hay đi chơi thế nào…
Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó ly thân là cơ sở để tòa án xem xét giải quyết cho ly hôn.
Tóm lại, ly thân có thể dẫn đến chuyện ly hôn và cũng có thể không bao giờ có ly hôn nếu hai bên biết nhường nhịn nhau, biết hàn gắn tình cảm gia đình. Đưa ly thân vào luật Hôn nhân gia đình thành chế định chẳng khác nào làm khó cho cả đôi bên chồng vợ, làm khó cho cả cơ quan pháp luật của nhà nước. Nếu công nhận ly thân như một thực tế và thực thể trong đời sống lứa đôi là chỉ thêm một “quy hoạch treo”. Trước nay, người dân đã từng khổ sở với những quy hoạch treo về đất đai, nhà cửa thì nay ta cũng không nên “quy hoạch treo” đời sống hôn nhân gia đình.
Văn phòng luật sư tư vấn ly hôn – Luật The Light sẽ tư vấn hỗ trợ tốt nhất cho bạn về luật hôn nhân gia đìnhqua tổng đài tư vấn: 1900 0069 hoặc trực tiếp tại Trụ sở tầng 8 Tòa nhà CTM số 299 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.