Quy định thế nào về việc ly thân?

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5
Quy định thế nào về việc ly thân?

Ly thân là một cụm từ không còn quá xa lạ trong cuộc sống hôn nhân hiện nay, nhất là đối với những gia đình không còn hạnh phúc.

Quy định chung của pháp luật về ly thân​

Ly thân là gì?​

Hiện nay, pháp luật về hôn nhân và gia đình chưa đề cập đến khái niệm về ly thân. Do đó, khái niệm này chỉ được đặt ra trong vấn đề nghiên cứu của các nhà phân tích và bình luận pháp luật. Theo đó, ly thân được hiểu là việc vợ chồng chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân với nhau, tức chưa được pháp luật thừa nhận chấm dứt về quyền và nghĩa vụ của người vợ hoặc người chồng nhưng hai bên không còn sống chung với nhau trên thực tế (dọn ra ở riêng).

Quy định pháp luật hôn nhân về ly thân​

Như đã đề cập bên trên pháp luật hôn nhân chưa quy định về vấn đề ly thân nên thuật ngữ này không có giá trị pháp lý về mặt pháp luật. Vì vậy, nếu thực tế, vợ chồng chung sống không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào yêu cầu đó mà quyết định tình trạng hôn nhân của vợ chồng cũng như các vấn đề về tài sản, nợ chung và con cái (nếu có).

Ngược lại nếu vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly thân thì Tòa sẽ bác bỏ yêu cầu vì không có căn cứ để giải quyết. Tuy nhiên, nếu vợ chồng muốn sống riêng và yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì Tòa án sẽ chấp thuận dựa trên cơ sở quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để giải quyết yêu cầu này.
Tìm hiểu thêm tại: Luật hôn nhân và gia đình

Thủ tục ly thân​


Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân, cũng như không có bất kỳ các quy định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Do đó, thủ tục ly thân trên thực tế là việc vợ chồng cùng nhau thỏa thuận các vấn đề cần phải giải quyết giữa hai vợ chồng, Tòa án sẽ không can thiệp giải quyết việc ly thân này.

Đặc biệt, vợ/chồng trong mối quan hệ ly thân này cũng cần phải hiểu việc ly thân không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn vì hiện nay pháp luật không thừa nhận vấn đề ly thân giữa hai vợ chồng.

Khi pháp luật không thừa nhận vấn đề ly thân thì cũng đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng với nhau trong mối quan hệ hôn nhân đã được xác lập thực hiện trước đó cũng không chấm dứt. Nghĩa là mặc dù hai bên không còn sống chung, ngủ chung, sinh hoạt chung nhưng vẫn có quyền và nghĩa vụ đầy đủ đối với nhau và với con cái chung (nếu có). Nếu trong quá trình không sống chung mà một trong hai bên có những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với bên còn lại dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được thì bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn hoặc cả hai bên cùng tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật.

Như vậy, thủ tục ly thân hoàn toàn do vợ chồng sẽ thỏa thuận, thống nhất với nhau về các vấn đề hai bên cần giải quyết.
Xem thêm: mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Ly thân bao lâu thì được ly hôn?​

Ly thân bao lâu thì được ly hôn? Vợ, chồng có bắt buộc phải ly thân khi ly hôn không? Đây là những câu hỏi được đặt ra khi cuộc sống hôn nhân không còn được hạnh phúc giữa hai vợ chồng. Bên cạnh đó, cũng là những câu hỏi được đặt ra khi còn có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm “ly thân” và “ly hôn”.

Vậy ly hôn gì và ly thân là gì?

Khái niệm ly thân là một khái niệm mang tính xã hội, tức vấn đề được xảy ra trong xã hội được cộng đồng ghi nhận và bàn luận dựa trên những lý luận và kiến thức pháp lý để hình thành nên khái niệm nhưng về góc độ pháp lý thì chưa được pháp luật quy định. Khái niệm này cũng được người viết trình bày phía trên. Do đó, chúng ta sẽ cùng làm rõ khái niệm ly hôn là gì?

Ly hôn là thuật ngữ pháp lý được ghi nhận tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, luật quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Việc chấm dứt quan hệ vợ chồng có nghĩa là vợ, chồng không còn ràng buộc nghĩa vụ pháp lý với nhau như: Thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau...cũng như không còn quyền đối với nhau.

Do đó, khi được Tòa án công nhận ly hôn thì các bên có thể kết hôn với một người khác và xây dựng cuộc sống gia đình mới. Tuy nhiên, vợ/chồng vẫn cần phải thực hiện nghĩa vụ được Tòa án giải quyết trong quá trình yêu cầu ly hôn (nếu có).

Vậy ly thân bao lâu thì được ly hôn?

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy, pháp luật không đặt ra thời gian ly thân để có thể tiến hành ly hôn mà chỉ đặt ra những căn cứ để vợ/chồng có thể yêu cầu ly hôn. Do đó, nếu vợ/chồng có những căn cứ trên thì có thể làm đơn xin ly hôn kèm theo những tài liệu kèm theo để chứng minh yêu cầu trên thì được Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu ly hôn.
Nội dung khác: bằng chứng để giành quyền nuôi con

gia%CC%89i-quye%CC%81t-va%CC%81n-de%CC%80-cho%CC%83-o%CC%89-cu%CC%89a-vo%CC%A3-va%CC%80-con-sau-ly-hon--47307.jpg
 
Quay lại
Top Bottom