Tìm hiểu về lá bài truyền thống Nhật Bản-Karuta(カルタ)

Diephn

Thành viên
Tham gia
22/6/2016
Bài viết
1
Bài Karuta (カルタ) thường được người Nhật chơi vào dịp tết. Người Nhật Bản cũng có bộ bài riêng và trước kia chỉ được giới quý tộc chơi nhưng vào khoảng thế kỷ XVI khi Francisco Xavie đặt chân đến Nhật Bản mang theo bộ bài tây, từ đó từ Karuta được sử dụng để gọi chung cho tất cả các bộ bài. . Karuta được biến âm từ từ Bài (carte) trong tiếng Bồ Đào Nha.

Bài Karuta có thể chia thành 3 loại chính với cấu trúc bộ bài và cách chơi khác nhau

Bộ thứ nhất: uta garuta(歌ガルタ) hay còn được gọi là Thơ bài

t%E1%BA%A3i-xu%E1%BB%91ng-3.jpg

Một vài lá trong bộ uta garata

Cấu trúc bộ bài: Trên lá bài được in các bài thơ trong tập 小倉百人一首 hay còn gọi là tập Bách nhân nhất thủ. Là tập thơ cổ được soạn ra từ những năm 1235, gồm 100 bài thơ của các nhà thơ khác nhau sống trong khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ XII. Tất cả các bài thơ đều được làm theo thể Tanka hay còn gọi là thể đoản ca dài 5 câu với 35 âm tiết.

Cách chơi: Những người chơi bài Uta Karuta sẽ được chia làm 2 nhóm ngồi trên chiếu Tatami(畳). Người làm cái sẽ là người điều khiển trò chơi, giữ trong tay đầy đủ 100 lá bài in tất cả các bài thơ. Một bộ bài nữa cũng gồm 100 lá có in 2 câu cuối của 1 bài thơ và bộ bài này sẽ được chia đều cho 2 nhóm chơi. Người làm cái sẽ đọc 3 câu đầu của 1 lá bài. Người chơi có nhiệm vụ tìm trong các lá bài của mình được bày ra trước mặt, nếu thấy có 2 câu nối tiếp đúng với 3 câu vừa đọc thì trình ra. Nếu trong phần bài của mình không có 2 câu nối tiếp thì có thể xem trong phần bài của phía bạn. Phía nào đến khi kết thúc tìm được nhiều lá bài hơn là người chiến thắng.

Đây là bộ bài đòi hỏi công phu, người chơi phải thuộc và nắm cũng các bài thơ được in trên lá bài. Vậy nên nhờ tính trí tuệ của bộ bài người chơi càng biết thêm nhiều về các câu thơ hoặc thành ngữ. Đến giữa thế kỉ 19 chơi bài karuta còn là 1 hình thức đểhọc ngoại ngữ. Những thể bài karuta trở thành 1 công cụ giáo dục hiệu quả dành cho trẻ em và trở thành 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật.

Bộ thứ hai: iroha garuta

t%E1%BA%A3i-xu%E1%BB%91ng-1-1.jpg

Bộ bài iroha garuta

Cấu trúc bộ bài:bộ bài gồm 48 cây, được in tương ứng với bài vè Iroha giúp trẻ em học bảng chữ cái Hiragana.

Cách chơi: cách chơi bộ bài iroha garuta khá đơn đơn giản, 1 người được chỉ định là người đọc sẽ có 1 quân bài và phải đọc những gì viết trên đó, trong khi những người xung quanh sẽ rải bộ bài từ kí tự đầu tiên hay 1 số từ cùng với 1 bức ảnh. Khi người chỉ định đọc những gì ghi trên bài thì các đối thủ phải tìm quân bài tương ứng. Ai là người tìm ra trước sẽ thắng vòng đó và được nhận quân bài đó. Chung cuộc người nào có nhiều bài nhất sẽ thắng. Iroha garuta ra đời vào thời Edo

Bộ thứ ba: hana fuda (花札) hay còn gọi là Bài hoa

Cấu trúc bộ bài: thay vì các bài thơ, bộ bài này được in hình các loài hoa, cây tương ứng với 12 tháng trong năm. Mỗi tháng 4 quân. Mỗi quân được vẽ cách điệu theo loài cây của mỗi mùa. Có 3 loại bài trong mỗi bộ là các lá Thường, một Đẹp, và một lá Đặc biệt.

Tháng Hoa Điểm và ý nghĩa Lá bài
Tháng giêng Matsu (松, rừng thông) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp (5 điểm) một lá Đặc biệt Hạc và mặt trời (20 điểm)
Kintengu_01c-1.png
Kintengu_01d-1.png
Kintengu_01h-1.png
Kintengu_01s-1.png

Tháng 2 Ume (梅, hoa mận) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp (5 điểm) một lá Đặc biệt là Chim chích trên cây (10 điểm)
Kintengu_02c-1.png
Kintengu_02d-1.png
Kintengu_02h-1.png
Kintengu_02s-1.png

Tháng 3 Sakura (桜, hoa anh đào) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp (5 điểm) một lá Đặc biệt là Dải anh đào (20 điểm)
Kintengu_03c-1.png
Kintengu_03d-1.png
Kintengu_03h-1.png
Kintengu_03s-1.png

Tháng 4 Fuji (藤, cây đậu tía) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp đỏ (5 điểm) một lá Đặc biệt là Chim cuckoo trên cây (10 điểm)
Kintengu_04c-1.png
Kintengu_04d-1.png
Kintengu_04h-1.png
Kintengu_04s-1.png

Tháng 5 Ayame (菖蒲, hoa diên vĩ, Iris) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp đỏ (5 điểm) một lá Đặc biệt là Hoa diên vĩ dưới cầu (10 điểm)
Kintengu_05c-1.png
Kintengu_05d-1.png
Kintengu_05h-1.png
Kintengu_05s-1.png

Tháng 6 Botan (牡丹, hoa mẫu đơn) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp tím (5 điểm) một lá Đặc biệt là Những cánh bướm (10 điểm)
Kintengu_06c-1.png
Kintengu_06d-1.png
Kintengu_06h-1.png
Kintengu_06s-1.png

Tháng 7 Hagi (萩, hoa dại) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp đỏ (5 điểm) một lá Đặc biệt là Lợn lòi (10 điểm)
Kintengu_07c-1.png
Kintengu_07d-1.png
Kintengu_07h-1.png
Kintengu_07s-1.png

Tháng 8 Susuki (薄, cỏ hoang Nhật Susuki) Hai lá Thường (1 điểm), hai lá đặc biệt là Vịt trời trú đông (10 điểm), Rằm tháng Tám (20 điểm)
Kintengu_08c-1.png
Kintengu_08d-1.png
Kintengu_08h-1.png
Kintengu_08s-1.png

Tháng 9 Kiku (菊, hoa cúc) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp tím (5 điểm) một lá Đặc biệt là Bát rượu quý (10 điểm)
Kintengu_09c-1.png
Kintengu_09d-1.png
Kintengu_09h-1.png
Kintengu_09s-1.png

Tháng 10 Momiji (紅葉, cây gỗ thích) Hai lá Thường (1 điểm), một lá Đẹp tím (5 điểm) một lá Đặc biệt là Hươu vàng bên gốc cây phong (10 điểm)
Kintengu_10c-1.png
Kintengu_10d-1.png
Kintengu_10h-1.png
Kintengu_10s-1.png

Tháng 11 Yanagi (柳, cây liễu) Một lá Đẹp đỏ (5 điểm) và ba lá Đặc biệt là Ánh chớp (1 điểm), chim nhạn (10 points), Người đi trong mưa(20 điểm)
Kintengu_11c-1.png
Kintengu_11d-1.png
Kintengu_11h-1.png
Kintengu_11s-1.png

Tháng 12 Kiri (桐, cây thường xuân) Ba lá Thường (1 điểm), một lá Đặc biệt là Phượng hoàng (20 điểm)
Kintengu_12c-1.png
Kintengu_12d-1.png
Kintengu_12h-1.png
Kintengu_12s-1.png



Cách chơi: cách chơi bài hana fuda khá phức tạp chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở chuyên mục sau nhé.

Ngày nay không chỉ giới quý tộc mà việc chơi bài Karuta đã trở nên phổ biến với tất cả người dân Nhật Bản, nhất là vào dịp lễ tết, đầu năm mới. Ở Nhật còn thường xuyên tổ chức cuộc thi để tìm ra người vô địch trong trò chơi Karuta. Việc đánh bài thường xuyên giúp người chơi dần đạt được sự linh hoạt và nhanh nhẹn. Ở cuộc thi như thế vầy, thời gian được tính bằng phầm trăn giây và đó cũng là sự khác biệt của người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Vì lẽ đó mà chơi bài Karuta còn được người nhật xem như 1 hình thức của võ thuật. Các cuộc tranh tài Karuta vẫn tiếp tục được duy trì từ hàng tram năm qua. Không chỉ giới hạn trong nước mà Karuta còn được thế giới biết đến. Người Nhật cảm thấy tự hào vì phát minh ra một hình thức chơi bài vừa thư giãn lý thú, vừa có thể giáo dục được các em học sinh.



—————————————————————
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬTKOSEI

Cơ sở 1: Số 11 Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 3 – Ngõ 6, Phố Đặng Thùy Trâm, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Facebook/Nhatngukosei
Email: nhatngukosei@gmail.com
Hotline: 0966 026 133 – 046 6868 362
 
×
Quay lại
Top Bottom