Tìm hiểu về công ty TNHH hai thành viên

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Tìm hiểu về công ty TNHH hai thành viên



I, Quy định về công ty TNHH 2 thành viên
1. Theo quy định tại điều 47 – Luật Doanh nghiệp số Luật số 68/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2015, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là Doanh nghiệp, trong đó:


a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp số Luật số 68/2014/QH13;

c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp số Luật số 68/2014/QH13.


2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần.


II, Lưu ý khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Thành lập công ty trách nhiệm hai thành viên đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm, vì không phải ai cũng có thể nắm bắt được tất cả các thủ tục này. Ngoài các thủ tục cơ bản, thương nhân còn cần phải chuẩn bị các thông tin cụ thể về người đại diện, về bảo hiểm vốn góp cho công ty, thương hiệu và nhãn hiệu của công ty,....vv...v… Do vậy, để tránh cho thương nhân gặp phải những vấn đề rắc rối, tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và cá nhân xin đưa ra những lưu ý cơ bản như sau:

1. Thông tin của người đại diện pháp luật và các thành viên góp vốn.

• CMND sao y công chứng không quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm của người đại diện pháp luật và của các thành viên góp vốn ( thành viên góp vốn là cá nhân);


• Địa chỉ hộ khẩu thường trú của các thành viên góp vốn và người đại diện pháp luật ( thành viên góp vốn là cá nhân);


• Địa chỉ chỗ ở hiện tại của các thành viên góp vốn và người đại diện pháp luật ( thành viên góp vốn là cá nhân);


• Tỷ lệ góp vốn của các thành viên;


2. Tên công ty dự kiến đặt

Tên công ty phải viết được bằng tiếng việt, phải có tối thiểu hai thành tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng.



Tên công ty không được trùng lặp với tên công ty đã có trước đó ( Áp dụng trên toàn quốc)


3. Địa chỉ trụ sở công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.



4. Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…).


5. Vốn điều lệ đăng ký

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.


Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:


Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;


Vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.



Trên đây là nội dung tư vấn luật về công ty TNHH hai thành viên. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn về doanh nghiệp, đất đai và các thủ tục pháp lý liên quan xin vui lòng liên hệ về Công ty TNHH Tư vấn Luật LawKey hoặc tổng đài tư vấn đất đai để được tư vấn chi tiết.
 
×
Quay lại
Top