Tìm hiểu về bản cáo trạng

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Trong tố tụng hình sự, có rất nhiều những quy trình nghiêm ngặt mà những đối tượng tham gia vào quá trình tố tụng đó phải tuân thủ. Để đưa ra những quyết định, căn cứ để truy tố một người trước tòa, viện kiểm sát phải đưa ra tập hợp những thông tin, bằng chứng, gọi là bản cáo trạng. Vậy những quy định của pháp luật về bản cáo trạng này là gì?

  1. Khái niệm
Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 thì

Bản cáo trạng là quyết định của Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án. Bản cáo trạng là một văn bản tố tụng do viện kiểm sát lập, trong đó, "bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra để nêu rõ: ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội, thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can."



  1. Đặc điểm của bản cáo trạng
Thứ nhất, bản cáo trạng thuộc về Viện Kiểm sát

Thứ hai, đối tượng của bản cáo trạng: là những hành vi vi phạm pháp luật của bị can.

Thứ ba, về nội dung, bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra, trong đó ghi rõ:

1. Phần một- Thông tin cơ bản của bản cáo trạng:
  • Thời gian: ngày, tháng, năm xảy ra vụ việc

  • Địa điểm: nơi xảy ra tội phạm

  • Chủ thể: ai là người thực hiện hành vi phạm tội
2. Phần hai- Nội dung bản cáo trạng:
  • Thủ đoạn: có hay không thủ đoạn đê hèn, có tính chất man rợ,..

  • Mục đích phạm tội: do tư thù cá nhân hay do vật chất,..

  • Hậu quả của tội phạm để lại: đây là dấu hiệu cơ bản và đặc biệt quan trọng để xác định một người có hay không có tội theo quy định pháp luật.

  • Những tình tiết quan trọng khác như mối quan hệ cá nhân của bị can, người giúp sức cùng phạm tội,..

  • Chứng cứ, bằng chứng: tang vật, giấy tờ,...xác định tội trạng của bị can.

  • Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

  • Nhân thân của bị can: sinh trưởng trong gia đình như nào, mối quan hệ với người dân địa phương, có tiền án- tiền sự hay không?,...
3. Phần ba- Kết luận:
Phần kết của bản cáo trạng cần nêu rõ:

  • Tội danh: tên tội danh.

  • Điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng

  • Và cuối cùng bản cáo trạng phải được giao cho bị can: chủ thể chính tại phiên tòa.
Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề cáo trạng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm,. vui lòng liên hệ.

Xem thêm >>> https://lawkey.vn/ho-so-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien-tro-len/
 
Quay lại
Top Bottom