Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp tại Luận Văn Việt

tunglvviet

Thành viên
Tham gia
6/2/2018
Bài viết
0
Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên viết thuê luận án tiến sĩ xin trình bày đến bạn khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, nguồn gốc và cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp.

1. Khái niệm văn hóa
Có thể nói những khái niệm như văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh hay văn hóa làng… được nhắc đến không ít trong cuộc sống hiện nay. Nhắc đến nhiều nhưng không có nghĩa là người ta hiểu nhiều về Văn hóa, bởi những khái niệm có phần trừu tượng từ trước đến giờ vẫn luôn là vấn đề tranh luận nóng hổi trong xã hội. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, phải tìm hiểu về Văn hóa trước thì chúng ta mới có thể hiểu thế nào là Văn hóa doanh nghiệp. Lịch sử phát triển đã chứng minh Văn hoá là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, cá thể này với cá thể khác, nhóm người này với nhóm người khác…

Văn hoá khẳng định sự phát triển, thể hiện sức mạnh của xã hội và dân tộc mà nó đại diện. Vai trò to lớn của Văn hóa đã được ghi nhận khắp nơi trên thế giới. Chẳng hạn, tại bảo tàng Kabul, Afganistan – một đất nước bị chiến tranh tàn phá liên miên, hàng chục năm nay vẫn luôn khắc dòng chữ “Một dân tộc sống, nếu văn hoá của dân tộc đó sống”. Còn theo Rabin Dranath Tagore, nhà văn Ấn Độ (1861-1941): “trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới”, ông cho rằng nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong và sẽ không được lịch sử tha thứ. Bản thân vấn đề Văn hóa rất đa dạng và phức tạp, do đó khi nghiên cứu tiếp cận dưới những góc độ khác nhau sẽ dẫn đến nhiều khái niệm khác nhau xung quanh nội dung của Văn hóa.

Theo nghĩa gốc của từ, thuật ngữ “Văn hoá” xuất phát từ tiếng La Tinh: “Cultus” có nghĩa là trồng trọt, chăm bón cây cối. Sau đó, từ “Cultus” được mở rộng nghĩa sang lĩnh vực xã hội, hàm ý vun xới tinh thần, giáo dục đào tạo con người theo hướng tốt đẹp hơn.

Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển. Các giá trị vật chất có thể kể đến như đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sản phẩm Văn hóa truyền thống, chẳng hạn tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài tứ thân… Còn giá trị tinh thần được thể hiện ở các phong tục tập quán, các làn điệu dân ca hay chuẩn mực đạo đức của một dân tộc…Văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người cho dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử hay những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội…

Theo phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, Văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người. Trong phạm vi này, Văn hóa khoa học (toán học, vật lý, hóa học…) và Văn hóa nghệ thuật (điện ảnh, văn học, âm nhạc…) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống Văn hóa.

Theo phạm vi hẹp hơn nữa, Văn hóa được xem như một ngành – ngành Văn hóa nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế – kỹ thuật khác. Cách hiểu này thường kèm theo cách đối xử sai lệch về Văn hóa: coi Văn hóa là lĩnh vực hoạt động đứng ngoài kinh tế, sống được là nhờ trợ cấp của Nhà nước và “ăn theo” nền kinh tế.

Các tài liệu nghiên cứu, sách vở, báo chí đã chỉ ra rất nhiều định nghĩa về Văn hóa, đặc biệt phải kể đến ấn phẩm xuất bản năm 1952 “Văn hóa: Đánh giá một cách toàn diện về các khái niệm và định nghĩa” được biên soạn bởi Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn, cuốn sách đã trình bày 164 định nghĩa về Văn hóa. Chắc chắn rằng đến thời điểm hiện tại, con số ấy hẳn phải lớn hơn nhiều. Vậy định nghĩa nào về Văn hóa là phổ biến nhất, được thừa nhận nhiều nhất?

Khi nói đến Văn hóa, chắc chắn người ta sẽ nhắc ngay đến định nghĩa ngắn gọn, xúc tích rất nổi tiếng của Édouard Herriot (1872 – 1957), một chính trị gia lỗi lạc người Pháp: “Văn hóa là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả”. Như vậy Văn hóa là bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không ai có thể dễ dàng quên được.Tuy nhiên định nghĩa này mới chỉ thể hiện được tầm quan trọng và mức độ bao trùm của Văn hóa mà lại thiếu đi tính cụ thể.

Xét về mức độ cụ thể của Văn hóa thì hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu xã hội học tán thành định nghĩa về Văn hóa của Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”1.

Văn hóa là một vấn đề vừa trừu tượng vừa hữu hình, vừa có tính vững bền lại không ngừng thay đổi. Thống nhất quan niệm về Văn hóa sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận Văn hóa doanh nghiệp. Qua những tìm hiểu ở trên, có thể rút ra một khái niệm về Văn hóa như sau: “Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển”.

Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , viết luận văn bằng tiếng anh , làm tiểu luận thuê

2. Văn hóa doanh nghiệp
2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Một đất nước sẽ không phát triển và dẫn đến suy vong nếu không bảo tồn được nền văn hóa truyền thống dân tộc. Một gia đình sẽ không thể hạnh phúc và hưng thịnh nếu không có gia phong – một lĩnh vực thuộc văn hóa gia đình. Cũng như vậy, một doanh nghiệp sẽ không bảo vệ được sự nghiệp của mình nếu không có một nền văn hóa đặc thù của ngành nghề gọi là Văn hóa doanh nghiệp.

Vậy Văn hóa doanh nghiệp là gì? Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả cũng như các doanh nghiệp. Nhìn chung các quan điểm đều khẳng định Văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng, nhưng thực tế lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về vấn đề ấy. Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay Văn hoá kinh doanh như cách nghĩ thông thường. Văn hoá doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp, đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những điều doanh nghiệp mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác với “Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?”. Là một bộ phận của Văn hóa kinh doanh và Văn hóa xã hội như đã được phân tích ở mục 2, Văn hóa doanh nghiệp cũng có rất nhiều cách hiểu.

Ông Georges de Saite Marie – chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị, các quan điểm triết học và đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”2. Có thể thấy định nghĩa này mới chỉ tóm gọn những nhân tố cấu thành Văn hóa doanh nghiệp chứ chưa đề cập đến mối quan hệ qua lại bên trong doanh nghiệp.

Một số quan niệm khác thì cho rằng cách đơn giản nhất khi nghĩ về Văn hóa doanh nghiệp đó là một trường năng lượng quyết định cách tư duy, hành động và quan sát thế giới xung quanh của các thành viên trong doanh nghiệp. Ban đầu, phần nhiều các giá trị Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua các nguyên tắc, quy định có tính chất bắt buộc, nhưng một khi đã được chấp nhận rộng rãi thì chúng lại trở thành những giá trị, chuẩn mực và nguyên tắc bất thành văn chi phối hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Khi đó, Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò như một “hệ điều hành” có tác động điều chỉnh từ các hoạt động thường nhật, sự phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận cho đến việc hoạch định cơ cấu tổ chức hay lựa chọn chiến lược hoạt động… của mỗi doanh nghiệp.

Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào về Văn hóa doanh nghiệp được chính thức công nhận, nhưng có một định nghĩa khá phổ biến là định nghĩa của chuyên gia người Mỹ Edgar H. Schein: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc mà các thành viên của doanh nghiệp thu nhận được trong quá trình giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong doanh nghiệp”3. Những quy tắc và thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. Các thành viên của doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu.

Nói tóm lại, dù được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tại các thời điểm khác nhau, nhưng có thể thống nhất một định nghĩa về Văn hóa doanh nghiệp như sau: “Văn hóa doanh nghiệp chính là hệ thống các giá trị, quan niệm và nguyên tắc hành vi được chia sẻ bên trong doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và cách thức hành động của các thành viên trong quá trình theo đuổi và thực hiện những mục tiêu chung, tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp”.

2.2. Nguồn gốc của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn chính:

Niềm tin, giá trị và quan niệm của sáng lập viên và lãnh đạo doanh nghiệp

Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên Văn hóa doanh nghiệp, đồng thời tạo nên nét đặc thù của Văn hóa doanh nghiệp. Xét từ một khía cạnh nào đó, doanh nghiệp cũng giống như con người, thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng thời gian hình thành nhân cách. Trong thời kỳ này, người sáng lập có nhiệm vụ lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động mà các thành viên sẽ tham gia vào doanh nghiệp… Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, cá tính và triết lý riêng của bản thân các sáng lập viên, có tác động không nhỏ trong việc kiểm soát hành vi của nhân viên. Một ví dụ như tập đoàn công nghệ thông tin nổi tiếng HP (Hewlett & Packard), các nhà sáng lập đóng một vai trò quan trọng trong việc xác lập tư tưởng, cách làm việc cũng như hành vi của mọi thành viên trong tổ chức. Nhà sáng lập Bill Hewlett đã nói về người bạn thân David Packard khi Packard qua đời năm 1996 như sau: “Di sản to lớn nhất ông để lại cho chúng ta là một bộ các quy tắc về đạo đức công ty, được biết đến với cái tên Đường lối HP”4.

Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên Văn hóa doanh nghiệp.

Kinh nghiệm học hỏi được của các thành viên doanh nghiệp trong quá trình phát triển

Có những giá trị Văn hóa doanh nghiệp không phải do sáng lập viên hay nhà lãnh đạo tạo ra mà là do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, hay còn gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Hình thức của những giá trị học hỏi được thường rất phong phú, phổ biến là: những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp (kinh nghiệm có được khi xử lý những vấn đề chung bao gồm kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng hay kinh nghiệm khi ứng phó với sự thay đổi…); những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác (kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, của chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp…); các giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác (thông qua việc gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo ở nước ngoài) hay là những xu hướng và trào lưu xã hội…

Niềm tin và những giá trị của các thành viên mới và lãnh đạo mới

Không chỉ người sáng lập, nhân viên cũ mà thậm chí các nhân viên mới hay nhà lãnh đạo mới cũng góp phần hình thành Văn hóa doanh nghiệp. Cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những thực thể hữu hình và những giá trị quan điểm, nguyên tắc mang tính ổn định tương đối, vì thế bất cứ giá trị mong muốn nào mà lãnh đạo mới muốn đưa vào đều là nguồn gốc làm nên Văn hóa doanh nghiệp.

2.3. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân chia Văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác nhau như vật thể, phi vật thể, các giá trị… Nhưng cách phân chia nổi tiếng và được thừa nhận, áp dụng nhiều nhất là cách của Edgar H. Schein. Có thể dễ dàng bắt gặp mô hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp của ông trong rất nhiều công trình nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp. Ông có một cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, giúp chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành văn hóa đó. Ông đã chia Văn hóa doanh nghiệp thành ba lớp, mà dựa vào đó ta có thể vẽ được một sơ đồ lớp cắt như sau:

v%C4%83n-h%C3%B3a-doanh-nghi%E1%BB%87p.png

văn hóa doanh nghiệp

Đi từ ngoài vào trong, yếu tố đầu tiên của Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị và cấu trúc hữu hình dễ dàng quan sát được.

Những giá trị và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp: Giá trị hữu hình của Văn hóa doanh nghiệp là những đặc điểm nhìn thấy và nghe thấy được về doanh nghiệp đó, là tất cả những gì thể hiện trên bề nổi của doanh nghiệp. Những nét đặc trưng hữu hình này bao gồm:

Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm: Đây là một đặc điểm nhận dạng nổi bật của doanh nghiệp. Cách bài trí đặc trưng, kiến trúc ấn tượng của doanh nghiệp thể hiện tư tưởng của nhà lãnh đạo, trình độ thẩm mỹ, và cả năng lực tài chính của doanh nghiệp đó. Người ta có thể dễ dàng nhận ra những hiệu ăn nhanh của McDonald’s qua kiến trúc bề ngoài đặc trưng, phong cách bố trí nội thất của hãng trong sự kết hợp giữa màu vàng tươi, màu đỏ và màu xanh rêu. Đây cũng là một cách để doanh nghiệp khẳng định uy thế trước đối thủ, khắc ghi hình ảnh của mình trong tâm trí đối tác và khách hàng.

Thương hiệu, lô gô, khẩu hiệu và các tài liệu quảng cáo khác của doanh nghiệp: Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực, những lợi thế rõ rệt trên thương trường. Đó là khả năng tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới. Lô gô có tác dụng làm cho thương hiệu của doanh nghiệp nổi bật và ấn tượng hơn, tạo ra sự nhận biết rất mạnh bằng thị giác, nhờ đó có thể được ghi nhớ lâu hơn trong tâm trí đối tác và khách hàng. Chẳng hạn như hình vẽ quả táo khuyết một góc sẽ được tiếp nhận dễ dàng và nhanh hơn dòng chữ Apple.

Cơ cấu tổ chức phòng ban của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức phòng ban là khác nhau ở mỗi công ty. Nó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc tính của sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp, phụ thuộc vào tính chất của khách hàng và rất nhiều yếu tố khác. Việc tổ chức phòng ban một cách hợp lý sẽ có ảnh hưởng tích cực tới tinh thần làm việc và trách nhiệm của tập thể cán bộ công nhân viên đối với công ty.

Các văn bản ấn định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp: Tập hợp các văn bản này có thể là các giấy tờ xác nhận quyền hoạt động kinh doanh, xác định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có thể là văn bản quy định và điều chỉnh hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, quy định chế độ lao động, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với mọi thành viên trong công ty.

Ngôn ngữ, trang phục, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, ứng xử của đội ngũ nhân viên: Đây là những yếu tố thể hiện một cách trực tiếp tới khách hàng về nền văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp đó. Phong thái ứng xử, cách biểu lộ cảm xúc của đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc dành cảm tình và sự gắn bó lâu dài của khách hàng. Các yếu tố khác như ngôn ngữ, trang phục giúp xây dựng hình tượng về mặt bằng văn hóa chung của doanh nghiệp đó.

Những huyền thoại về doanh nghiệp: Những câu chuyện huyền thoại về doanh nghiệp được lưu truyền qua các thế hệ thành viên bằng cách kể lại. Những huyền thoại đó giúp xây dựng niềm tin trong lòng các thành viên vào sức mạnh của doanh nghiệp.

Lễ nghi, lễ kỷ niệm và lễ hội hàng năm: Đây là những hoạt động không thể thiếu để bồi đắp niềm tin cho mọi người vào sức mạnh của doanh nghiệp. Các lễ kỷ niệm sẽ làm tôn vinh những giá trị Văn hóa doanh nghiệp. Những sự kiện này thường được tổ chức công khai và đều đặn hàng năm, có tác dụng nhắc nhở cho các thành viên về truyền thống của doanh nghiệp.

#luan_van_viet, #luận_văn_việt, #LVV , #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp, #làm_thuê_đồ_án_tốt_nghiệp_xây_dựng, #làm_thuê_luận_án_tiến_sĩ

Xem thêm: https://luanvanviet.com/khai-niem-van-hoa-va-van-hoa-doanh-nghiep/
 
×
Quay lại
Top