hoabattu1298
Thành viên
- Tham gia
- 11/4/2014
- Bài viết
- 7
Hồ Chí Minh đang nóng ....và chiều nay đã có mưa nhưng vẫn quá nóng. mưa lũ cũng gần đến thế nên các bạn sinh viên mong sẽ có tip nhỏ nhưng lại rất ấn tượng!
Vậy là Hà Nội lại chuẩn bị bước sang một mùa mưa nữa và cứ đến thời điểm này thì tình trạng "Hà Lội" lại tiếp tục diễn ra mặc cho những cố gắng cải thiện tình hình của hệ thống cấp thoát nước thành phố. Và cứ mỗi khi tình trạng ngập úng này xảy ra là một số dịch vụ như sửa xe, kéo xe lại nở rộ do có rất nhiều những xe ô tô, xe máy bị chết máy khi đi qua những đoạn đường ngập.
Một số người nghĩ khi lái xe đi qua chỗ ngập phải phóng thật nhanh để nước khỏi vào ống xả làm chết máy, tuy nhiên nhiều người khác lại cho rằng khi đi qua những đoạn đường ngập phải đi thật chậm, về số nhỏ và giữ ga lớn mới không để nước vào ống xả. Vậy sự thật thì bí kíp để vượt qua những đoạn đường ngập mà không bị chết máy là như thể nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra chết máy khi đi qua những đoạn đường ngập cao. Về nguyên nhân gây ra chết máy thì theo một số thợ sửa xe cho biết, có ba nguyên nhân chính:
Thứ nhất là do nước ngập ống xả, nếu tài xế nhấn ga ở tốc độ quá thấp hoặc không nhấn ga, khí đẩy ra chậm, thì nước sẽ chui vào ống xả làm tắc đường thoát dẫn đến khả năng chết máy. Trường hợp thứ 2 là do nước vào ống hút gió, khi đó nước sẽ xuống chế hòa khí hòa với xăng làm xe không thể nổ được.
Ống hút gió trên các loại xe số thường có vị trí cao.
Vị trí ống hút gió trên các loại xe ga thường thấp hơn xe số, do đó khả năng bị nước vào cũng cao hơn.
Thứ ba là do bugi bị nước vào. Bugi là bộ phận đánh lửa của động cơ, nếu sử dụng lâu ngày Bugi sẽ bị ám muội đen khiến lửa đánh yếu đi dần. Bọc ngoài và trên Bugi là "tẩu". Tẩu làm nhiệm vụ che chắn cho Bugi khỏi bị nước bùn hay chất bẩn vào. Nhưng nếu sử dụng lâu ngày, tẩu che chắn không tốt, gặp đường ngập hoặc mưa lớn, nước sẽ dễ dàng vào Bugi, càng khiến Bugi đánh lửa yếu không đủ làm nổ động cơ.
Những người đi xe lâu năm có một vài kinh nghiệm khi vượt qua những đoạn đường ngập cao, đó là cho xe chạy ở số thấp và giữ ga đều giúp khí xả ra liên tục và nước không thể tràn vào. Tuy nhiên với những đoạn đường đã bị ngập còn bị tắc đường hoặc có đông người, khiến bạn không thể đi liên tục mà phải dừng lại thì có một mẹo nhỏ khác đối với các loại xe số. Đó cho xe về số "0" (lúc này ga lớn bao nhiêu cũng chẳng sợ xe chạy), giữ đều tay ga, xuống xe hoặc chống chân, từ từ dắt qua.
Còn đối với xe tay ga thì tốt nhất là không nên đi vào đoạn đường ngập nước cao hơn ống xả. Trường hợp bất khả kháng, buộc phải lội thì hãy nhắm thời điểm ít xe lội nhất và đảm bảo có thể phóng một mạch qua mà không phải giảm ga lần nào.
Nếu như xe của bạn đã bị chết máy khi đi qua đoạn đường ngập, có một số cách giúp khắc phục nhanh chóng. Đối với trường hợp nghi bugi bị nước vào, bạn hãy tìm vị trí Bugi, rút tẩu ra (rút được bằng tay không), lau hoặc thổi bugi cho khô rồi lắp lại và khởi động máy. Việc này nhằm giảm bớt nước trong tẩu và Bugi để lửa không còn bị đánh ra ngoài.
Còn nếu bị nước vào chế hòa khí thì phức tạp hơn một chút, bạn sẽ phải dùng tua vít 2 cạnh mang sẵn trong cốp xe, vặn mở hẳn vít xăng ở chế hòa khí. Vị trí vít này tùy từng loại xe không giống nhau nên mỗi người cần tự tìm hiểu để xác định trước. Lúc này xăng có hòa nước mưa sẽ theo đó chảy ra ngoài. Hãy cho chảy một tý thì vặn chặt vít lại. Như vậy sẽ giảm bớt lượng nước vào trong máy và có thể giúp việc khởi động máy dễ dàng hơn.
Việc khắc phục sau khi một chiếc xe bị nước vào máy cũng là điều rất quan trọng, bởi một số bộ phận trong xe như xích, các trục nối và lò xo của hệ thống phanh, dây ga, dây công-tơ-mét, chân chống, chân phanh, cần khởi động ... có thể bị nước mưa làm rỉ sét. Bên cạnh đó, việc thay dầu máy cũng rất cần thiết, bởi vì nước đã lọt vào máy sẽ làm cho dầu bị hỏng trong vòng vài ngày (dầu bị mất hết độ nhớt).
Còn để đảm bảo tốt nhất cho chiếc xe của mình, bạn nên đem ra các tiệm sửa xe uy tín để họ kiểm tra. Hi vọng với một số bí kíp hữu ích ở trên sẽ giúp bạn vượt qua được mùa ngập lụt này.
Vậy là Hà Nội lại chuẩn bị bước sang một mùa mưa nữa và cứ đến thời điểm này thì tình trạng "Hà Lội" lại tiếp tục diễn ra mặc cho những cố gắng cải thiện tình hình của hệ thống cấp thoát nước thành phố. Và cứ mỗi khi tình trạng ngập úng này xảy ra là một số dịch vụ như sửa xe, kéo xe lại nở rộ do có rất nhiều những xe ô tô, xe máy bị chết máy khi đi qua những đoạn đường ngập.
Một số người nghĩ khi lái xe đi qua chỗ ngập phải phóng thật nhanh để nước khỏi vào ống xả làm chết máy, tuy nhiên nhiều người khác lại cho rằng khi đi qua những đoạn đường ngập phải đi thật chậm, về số nhỏ và giữ ga lớn mới không để nước vào ống xả. Vậy sự thật thì bí kíp để vượt qua những đoạn đường ngập mà không bị chết máy là như thể nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra chết máy khi đi qua những đoạn đường ngập cao. Về nguyên nhân gây ra chết máy thì theo một số thợ sửa xe cho biết, có ba nguyên nhân chính:
Thứ nhất là do nước ngập ống xả, nếu tài xế nhấn ga ở tốc độ quá thấp hoặc không nhấn ga, khí đẩy ra chậm, thì nước sẽ chui vào ống xả làm tắc đường thoát dẫn đến khả năng chết máy. Trường hợp thứ 2 là do nước vào ống hút gió, khi đó nước sẽ xuống chế hòa khí hòa với xăng làm xe không thể nổ được.
Ống hút gió trên các loại xe số thường có vị trí cao.
Vị trí ống hút gió trên các loại xe ga thường thấp hơn xe số, do đó khả năng bị nước vào cũng cao hơn.
Thứ ba là do bugi bị nước vào. Bugi là bộ phận đánh lửa của động cơ, nếu sử dụng lâu ngày Bugi sẽ bị ám muội đen khiến lửa đánh yếu đi dần. Bọc ngoài và trên Bugi là "tẩu". Tẩu làm nhiệm vụ che chắn cho Bugi khỏi bị nước bùn hay chất bẩn vào. Nhưng nếu sử dụng lâu ngày, tẩu che chắn không tốt, gặp đường ngập hoặc mưa lớn, nước sẽ dễ dàng vào Bugi, càng khiến Bugi đánh lửa yếu không đủ làm nổ động cơ.
Những người đi xe lâu năm có một vài kinh nghiệm khi vượt qua những đoạn đường ngập cao, đó là cho xe chạy ở số thấp và giữ ga đều giúp khí xả ra liên tục và nước không thể tràn vào. Tuy nhiên với những đoạn đường đã bị ngập còn bị tắc đường hoặc có đông người, khiến bạn không thể đi liên tục mà phải dừng lại thì có một mẹo nhỏ khác đối với các loại xe số. Đó cho xe về số "0" (lúc này ga lớn bao nhiêu cũng chẳng sợ xe chạy), giữ đều tay ga, xuống xe hoặc chống chân, từ từ dắt qua.
Còn đối với xe tay ga thì tốt nhất là không nên đi vào đoạn đường ngập nước cao hơn ống xả. Trường hợp bất khả kháng, buộc phải lội thì hãy nhắm thời điểm ít xe lội nhất và đảm bảo có thể phóng một mạch qua mà không phải giảm ga lần nào.
Nếu như xe của bạn đã bị chết máy khi đi qua đoạn đường ngập, có một số cách giúp khắc phục nhanh chóng. Đối với trường hợp nghi bugi bị nước vào, bạn hãy tìm vị trí Bugi, rút tẩu ra (rút được bằng tay không), lau hoặc thổi bugi cho khô rồi lắp lại và khởi động máy. Việc này nhằm giảm bớt nước trong tẩu và Bugi để lửa không còn bị đánh ra ngoài.
Còn nếu bị nước vào chế hòa khí thì phức tạp hơn một chút, bạn sẽ phải dùng tua vít 2 cạnh mang sẵn trong cốp xe, vặn mở hẳn vít xăng ở chế hòa khí. Vị trí vít này tùy từng loại xe không giống nhau nên mỗi người cần tự tìm hiểu để xác định trước. Lúc này xăng có hòa nước mưa sẽ theo đó chảy ra ngoài. Hãy cho chảy một tý thì vặn chặt vít lại. Như vậy sẽ giảm bớt lượng nước vào trong máy và có thể giúp việc khởi động máy dễ dàng hơn.
Việc khắc phục sau khi một chiếc xe bị nước vào máy cũng là điều rất quan trọng, bởi một số bộ phận trong xe như xích, các trục nối và lò xo của hệ thống phanh, dây ga, dây công-tơ-mét, chân chống, chân phanh, cần khởi động ... có thể bị nước mưa làm rỉ sét. Bên cạnh đó, việc thay dầu máy cũng rất cần thiết, bởi vì nước đã lọt vào máy sẽ làm cho dầu bị hỏng trong vòng vài ngày (dầu bị mất hết độ nhớt).
Còn để đảm bảo tốt nhất cho chiếc xe của mình, bạn nên đem ra các tiệm sửa xe uy tín để họ kiểm tra. Hi vọng với một số bí kíp hữu ích ở trên sẽ giúp bạn vượt qua được mùa ngập lụt này.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: