Phụ cảnh 1. Cuộc đời phù liễm (phần này chỉ có tính dẫn giải)
Có những dòng sông đã chảy suốt bao đời, nó chảy từ đời này qua đời khác, từ đời ông tới đời cha, rồi tới đời con thì dừng lại, chỉ vì con là đứa trẻ hư. Nay thân con sống như trơ trọi giữa đời, đứng lặng trước cảnh họa tàng nan ẩn, mà ngậm lòng tưởng lại. lòng dù sơ ngộ nhưng tội thời cấp bách cũng đành rủ buông. con có cha mà không dám cầu cha, con có nhà mà chẳng đường quay lại, lẽ bởi “có những thứ chỉ khi mất đi ta mới nhận ra mình đã từng có nó” – Giàng A Shan, đông chí 2017.
Gia lâm, Hà nội, hạ tuần tháng 8, mùa thu năm 2002.
Xe khách đường dài Hà – Yên tọa lại trong bến khách gia lâm, A Shan thích thú ngắm nhìn thế giới mới, đôi mắt nó tròn vo đen nhánh, cặp mày cong vút căng đầy như sống cung, đôi môi ngờ nghệch cứ trực thời há rộng. Nó lấy làm lạ lẫm, ngạc nhiên và thán phục trước những ngôi nhà lớn trùng trùng kín lối, trước những dòng xe cộ chảy mãi không ngơi, trước cảnh người người cùng nhau xuống phố. Vợ chồng dĩnh xét lại số đồ dưới đất cẩn thận, rồi mới quay ra nhìn Shan.
- Shan đang ngắm gì vậy? – Ông dĩnh hỏi với lại, giọng ông chắc nịch mà vẫn toát lên vẻ ân cần, nhã nhặn cần thiết của một người cha đối với con trẻ.
- Shan ngắm thành phố ạ.
- Shan này giỏi quá! Mới tới thành phố mà không thấy mệt mỏi nữa.
- Shan mệt lắm. Nhưng thành phố lạ quá cha ơi.
- Thành phố có gì lạ chứ, Shan xem trên tivi rồi mà không nhớ sao.
- Shan nhớ rồi. Trong Tivi thành phố bé hơn.
- Ừ đúng rồi. Tại vì tivi nhà mình bé, nếu có cái tivi to thật to, Shan sẽ thấy thành phố to như thế này.
- Vậy cha mua cho Shan cái tivi to thật to nhé.
- Ừ! Cha sẽ mua cho Shan, nhưng Shan phải ngoan, bây giờ tới đây cầm tay mẹ Thào, cả nhà mình cùng về nhà mới nào.
- Vâng ạ.
Từ bến xe khách gia lâm vào trong nội thành, gia đình Shan phải bắt thêm 2 tuyến xe buýt nữa. xuống trạm bên bờ kim ngưu, họ rảo bộ theo con đường nhỏ dẫn vào khu đất vìa lĩnh nam. Shan tuy còn bé nhưng rất mực biết điều, thấy cha mẹ mang nhiều đồ nặng bên mình, cũng xin cha được xách cái túi nhỏ, Dĩnh thấy Shan có lòng thương cha mẹ lấy làm mừng lắm, nhưng con trẻ vẫn còn nhỏ, trẻ thời non sức lại mới đi xa mà đâm nghĩ tội, ông lấy hết đồ ra chuyển qua bên túi lớn, chỉ chừa lại một cuốn chuyện “cổ tích việt nam” nhỏ, mới đưa cho Shan mang vào. Shan được giao nhiệm vụ, lấy làm khoái lắm, nó vừa nói cười, vừa tung tăng chạy lên dẫn đầu, tiếng cười nói rộn ràng của nó khiến vợ chồng dĩnh xóa tan mệt nhọc, chẳng mấy chốc mà đã tới nơi.
Căn nhà dĩnh mua không lớn lắm, chỉ nhỏ chừng hai mươi tư mét vuông, nằm trong hẻm nhỏ cuối nhánh đường trục dẫn vào lĩnh nam, xây cất đơn giản một trệt đổ mái bằng chắc chắn, đúc vuông khối rồi phân làm hai gian, đồ đạc trong nhà thì chỉ vẹn có một bộ bàn bằng gỗ xà cừ khảm trai đặt ngoài gian trước, và một chiếc gi.ường ở gian trong. Cánh cửa vừa mở ra, Shan háo hứng ùa vào cười nói râm ran, nó đâu ngờ rằng, cũng từ phút này cuộc đời nó đã bước qua trang mới. Vợ chồng Dĩnh bước vào sau, anh tuy mang nặng đầy người, nhưng chẳng hề hấn gì, đỡ đồ cho vợ xong hết, mới tự mình bỏ đồ hạ xuống. Dĩnh không cho vợ xắp đồ luôn, anh nở nụ cười tươi tắn khoác vai vợ mà đẩy cô tới ngồi lên ghế, còn anh vào trong gian nhà sau lấy quạt.
Phải mất ròng hai tháng, gia đình Shan mới đi vào ổn định. Đúng vào dịp tựu trường đi học, Dĩnh phải lo chạy xin đủ loại giấy tờ cho Shan đi học. Trên giàng B, Shan đã học hết lớp ba, nhưng sợ vì kiến thức nền cơ sở miền núi không theo được với thành phố, anh quyết định xin cho Shan theo học lớp ba lại từ đầu. Ngày nhập học cho Shan, Anh lại nghe người ta (những người bán nước, những người lái xe, những người phụ huynh đưa đón con) kháo con trẻ thị thành đứa nào cũng khôn ranh mà lấy làm lo lắng. Rồi lo lắng ấy chuyển sang thứ cảm nghĩ mơ hồ như một linh cảm mờ nhạt về ngày mai, một chuyện gì không hay sẽ đến trong đời.
Shan đi học được cô giáo khen, được bạn bè tán thưởng thì về nhà luôn miệng kheo với cha mẹ. vợ chồng dĩnh yêu con lắm, mỗi lần như vậy lại ngồi xúm bên nhau nghe nó kể, cảnh gia đình quây quần ấm lòng vui vẻ biết bao.
Rồi một sớm cận tết, khi bình minh ư sầu mờ nhạt và chậm chạp như kẻ ốm nặng phải cố bước giữa mùa đông hà nội. Cánh cò đơn độc một thân giữa nền trời buốt lạnh, mạch cánh duỗi thẳng rồi đổ mình lao đi về phương đông. Ngoài nơi đó, sông hồng đang cạn dòng tĩnh nước qua một đêm bỗng ắp đầy thân đê, mạch dòng cuộn đi ào ạt đổ về hướng đông nam. A thào vừa mới bán xong xe rau sớm. Về tới nhà, chị toan dọn dẹp, chuẩn bị bữa trưa sớm hơn. chợt có người khách lạ tới chờ trước cửa, thào không dám mở cửa, chỉ đứng trong nhà hỏi với ra:
- Anh tìm ai?
- Chào chị! (hắn cúi người lễ độ chào gia chủ vẻ mặt nghiêm nghị trịnh trọng nói lời nhịp phách cứng chắc như thép đúc thành chữ) Tôi là quân mãnh, người canh giữ di sản và di thư cuối cùng của ông trần. Tôi đã tìm gia chủ từ lâu lắm mà không sao thấy được. May thay, mới ngày hôm trước, có người lạ báo tin cho biết. Tôi không dám chậm trễ, sớm nay phải tới luôn.
- Xin lỗi anh! Tôi không biết chuyện này. chồng tôi đi làm quá trưa mới về, ông lui lại sau đi.
- Vâng! Chị cứ tự nhiên đi, coi như tôi không có ở ngoài này. Tôi sẽ đứng ngoài này chờ cũng xong.
- Hy vọng trần gia có người nối dõi. – Hắn thầm nghĩ.
A thào vào trong nhà, chị làm hết cả công việc nhà cửa, cơm nước chu đáo tươm tất. Quay ra cửa trước, vẫn thấy hắn đứng lặng, nghiêm chỉnh, nước da đỏ gắt, ánh mắt đăm đăm như mấy hình tượng chấn cửa vào chùa thánh, chỉ khác về sắc phục, tóc kiểu, và không có thanh long đao mà thôi.
Vốn mang bản tính căn thiện, nhìn cảnh người gia khách đứng lặng hồi lâu mà lấy làm tội nghiệp lắm. Mủn lòng thương, chị mới mở cửa ra ngoài.
- Anh vào nhà đi. Tôi sợ kẻ gian tới phá, không giám tùy tiện cho người khác vào nhà đâu.
- Cám ơn chị. – hắn nói rồi khẽ cúi đầu như kẻ dưới, lễ độ và tôn kính với người trên.
- Thực ra chồng tôi ngày trước có từng kể về gia đình anh dưới hà nội, nhưng tôi không biết tên họ thật của anh ấy, vì chuyện xưa kia có nhiều nỗi buồn nên sau này tôi không dám hỏi anh ấy nữa, chúng tôi cùng lớn lên ở suối giàng, văn chấn. Cưới nhau đã gần 10 năm nay, luôn ân cần yêu thương gia đình, và chưa bao giờ tôi thấy anh lớn tiếng mắng chửi hay nạt lộ ai. Ba tháng trước, cha Im bỏ đất về trời, trước khi chết ông thác lại cho gia đình tôi phải về hà thành phụng dưỡng ba đẻ của chồng. Chồng tôi rất mực kính trọng cha mà phải theo lời di ngôn, rời yên bái xuống hà nội ở. Mới xuống nơi này được gần ba tháng, mọi thứ công việc cũng chưa sắp xếp ổn định được, nên chưa thể nào tìm ba chồng để tiện bề phụng dưỡng. Nay ông tới tôi mới hay tin.
- Anh chị có con chưa?
- Có, chúng tôi chỉ có một mình thằng Shan thôi
- Thật may! Vậy là trần gia đã có phúc trường hậu rồi. Xin hỏi, cháu nhà đã lớn chưa?
- Năm nay Shan lên chín.
- chín tuổi! Vậy phải đợi thêm ròng chín năm nữa, Shan mới đầy mười tám.
- Tôi không hiểu ông muốn gì ở nó?
- Ông nhà mất từ hai tháng trước rồi! Trước ngày ông mất, ông có ủy thác lại cho tôi giúp ông giữ lấy bức di trúc và toàn bộ khối di sản của ông. Nhưng hiềm lỗi, di trúc này chỉ được mở khi con chị đủ mười tám. khiến tôi đây thật lòng khó nghĩ.
- Tội nghiệp ông ấy quá, chúng tôi rời xuống hà nội, những mong sẽ phụng dưỡng cho ông ít năm, cho thằng Shan theo học thành tài rồi sau cùng sẽ lại về quê hương yên bái, chúng tôi đã tới quá trễ rồi.
- Chị đừng nghĩ tới vậy mà buồn, ông ra đi cũng thanh thản lắm, sống một đời yêu thương, dung hòa, nhân ái. Dẫu cuối ngày chiều tàn xế bóng, có hơi cô đơn nhưng vẫn còn có lũ người dưới trung thành như chúng tôi đây.
Câu chuyện cũng chừng đã rõ mười mươi, ý mình đã tỏ, lòng người cũng hay, chợt đâu có tiếng con trẻ kêu nói cười đùa vang lên trước cửa. A thào ngóng ra ngoài cửa, Shan đứng trước cửa vẫn vẻ hoạt bát, huyên náo, rộn ràng – nó hét lớn “MẸ! MẸ! Con về rồi, mở cửa cho con nhanh nên! ” A thào bước ra ngoài, kéo nhẹ cánh cửa vẫn còn hé mở từ khi người khách lạ lui tới. “cha Dĩnh đâu? Sao chỉ thấy mình con về vậy?”– “bí mật! Mẹ thào gé tai xuống, con nói nhỏ cho hay lắm”– “Shan này! lại hét toáng lên như hôm trước là mẹ đánh đòn đấy”– “Không! Shan không trêu mẹ nữa, mẹ lại giận Shan thì Shan chơi với ai” – ghé sát tai xuống bên Shan, chị nghe thấy giọng nó nhỏ nhẹ thật vui “cha dừng ngoài ngõ, mua lợn về cho Shan ăn, mẹ thào cũng được ăn nữa” thấy bí mật của Shan ngộ nghĩnh quá, chị bỗng phì cười “thôi nào! Shan vào nhà mẹ tắm cho, đến trường lại nghịch ngợm quá, bẩn hết quần áo rồi.”– “Không! Shan không nghịch” – Shan bám chặt vào tay mẹ, để mẹ kéo nó đi, vào tới bàn trà, nó không khỏi giật mình trước người lạ, nó đúng chững lại, ánh mắt tròn to đen nhánh vẻ tò mò, nó vội nấp vòng sau lưng mẹ Thào vừa nói nhỏ, vừa kéo áo mẹ “ông mặt đỏ này là ai vậy mẹ? Sao lại ngồi trong nhà mình?” kéo Shan lên đứng trước, quàng tay ôm lấy nó, A thào dặn “Bác ấy anh em với ông Shan! Shan ngoan! Chào bác đi con” vẻ hoạt bát hơn, nó khoanh tay lại rồi hơi cúi người lễ phép chào “con chào bác!” Người gia khách vui mừng khôn siết, ông vội bước tới, đỡ Shan mà rằng “Cháu thời còn nhỏ! Mà lễ độ quá, bác mừng lắm. Trần gia quả là có hậu phúc rồi” bất chợt, trước tướng mạo Shan, người gia khách thoáng chút băn khoăn mà thầm nghĩ “tướng mạo nó tối quá! E ngày sau sẽ là kẻ u nhược mất” Shan quá bất ngờ trước phản ứng nhiệt tình của người gia khách, nó vội chạy vòng lại sau lưng mẹ, ôm chặt lấy mẹ trong ánh mắt khiếp sợ. A Thào cũng thấy bất ngờ, chị kéo Shan vào gian phòng trong, nhưng không quên lời dặn cho người gia khách “bác ngồi lại uống nước, chồng tôi đang về rồi” – “Shan ngoan! Vào trong tắm nào! Mẹ sắp cơm đợi cha về rồi cùng ăn” người gia khách ngồi lại bên ngoài, ánh mắt ông chứa đầy tâm sự, phải chăng ông đã thấy một ngày không xa, người mà ông đang đặt hết hy vọng vào nó, sẽ gặp nhiều trắc trở.
Tối hôm ấy, Dĩnh về nhà nghe chuyện người gia khách thuật lại mà lòng buồn thương da diết, anh đã thầm gào khóc trước sự ra đi quá đột ngột của ba mình. Nhẩm tính ngày mất, khớp lại với ngày cha Im mất, chỉ lệch nhau vài canh giờ ác. Hai người đàn ông vĩ đại, những người đã cho ông được sống, tới khi ông vừa khôn lớn thành người, lại lỡ lòng cùng nhau.
Nỗi buồn dập xé tan nát cõi lòng, lại khi có người gia khách. Dĩnh xách vò rượu đinh lăng cắt chén giãi bầu tâm sự, dẫu mới ngày gặp mặt, trong cuộc rượu dài mãi canh khuya, họ đã như những kẻ thâm tình trường biệt. Tan cuộc rượu, dĩnh có lòng muốn giữ người gia khách lưu lại, nhưng ông không ở, mà cáo biệt xin về. Dĩnh đóng cửa nhà cẩn thận, theo chân tiễn người gia khách tới ngoài trục đường lớn. Hai người từ biệt, không quên hẹn ngày gặp lại.
Một năm sau, cuộc sống gia đình Shan vẫn êm đềm trôi, tưởng như mọi thứ đã vào guồng êm nhịp, Dĩnh làm trong xưởng cơ khí ô tô tay nghề kinh nghiệm cứng cáp. Lại có lối sống nhiệt tình, dung hòa, nhường nhẫn với mọi người trong xưởng nên được đôn từ anh công nhân lên làm quản đốc phụ, tuy có danh chức nhưng anh hoàn toàn không mấy khác, giao thiệp hài hòa, thân thiện và dễ gần, mọi người càng lúc càng nể phục hơn. Trong xưởng, Có một người quê gốc thành nam (nam định), tên là nhất Quận, thân người cao lớn, tướng mạo khôi ngô, sắc cạnh, ánh mắt sáng ngời, mũi thuôn, môi hồng nhạt, răng trắng chắc đều như hạt bắp, ý chí hơn người, tâm hướng sự nghiệp lớn, nhưng nhất nhất luôn kín tiếng kiệm lời, ngầm định một ngày thời cơ chín muồi tức thì chớp lấy.
Một ngày nắng đẹp, đang khi dĩnh ngồi góc xưởng vuốt lại khung ngoài cánh cửa trước của chiếc Toyota progres, thì thấy Quận mang ca nước mát tới mời dĩnh cùng uống. Dĩnh tạm dừng tay, hỏi thăm chuyện hắn trước, như bắt được thời cơ, nhìn thấy kẻ chí cường hợp ý, có thể đường xa sát cánh bên nhau, hắn nói ngay với anh về chuyện gia đình, chuyện xã hội, chuyện thế thời đương đại, hậu thế ngày sau. Câu chuyện trên xưởng chưa tới hồi kết, họ lại hẹn tới đêm xuống cùng tiếp câu chuyện.
Trăng rằm sáng đục, cái lạnh hơi thẳm, một đêm mùa Thu đang chấm dần tiết khí đông tàng. Một dải sông hồng mênh mông dìu dật, trường sóng nước gối nhau đuổi tới mãi bờ xa. Giữa mạch sông, một thuyền cá nhỏ đứng lặng tựa như mỏm núi ngàn năm chìm mình chắc nịch. Bên mạn thuyền, trăng đổ bóng mờ, gió nhẹ miên miên, hai người trẻ ôn tồn cười nói, cắt chén mở lòng cùng bầu rượu đắng.
Quận uống cạn cốc, nhìn dĩnh mà hay rằng:
- Đời ta sống, có người mệnh ngắn, cũng kẻ mệnh dài. Nhưng con đường đi rõ ràng rất khác. Tôi và anh, nếu chỉ dừng ở một góc trời này, khi ngày phải lo toan bao phần việc xưởng, đợi đêm về vun vén phúc phận gia đình. chẳng phải, ngày tháng năm trôi dần rồi tan biến đi như người trên phố. Tôi hay thấy cảnh người than ngáp, chen chân, chồng gối lên nhau, ánh mắt họ nhạt nhẽo vô tình mà lấy làm thương hại, chỉ trách giận chính mình sống đời kém cỏi, không thể nào làm khác được sao?
- Mỗi người, sống tốt cho chính mình trước, rồi dành yêu thương, lo toan quan tâm khác cho người. Tôi thấy, tất cả mọi việc vẫn luôn xuôn xẻ, vui vẻ mà, anh cũng nên nghĩ thoáng ra cho tâm hồn thoải mái.
Quận cười nhạt, hắn uống gần cạn cốc rượu, rồi giơ cho dĩnh xem.
- Anh nhìn đi, một chút này dành cho hai ta vẫn còn vương lại nửa phần hương vị, nhưng sông hồng sâu thẳm, dài rộng mênh mông mà mang ví với đời nay, thì hai ta chẳng như đã chết rồi sao. – nói đoạn Quận cầm cốc rượu cạn, dải xuống mặt sông hồng mà than – ta là con của những người hùng yếu đuối đã ngàn năm không thể nào thay khác, ta muốn ôm lấy nụ cười con trẻ, vòng tay ấm êm vợ hiền, giữ chặt mái nhà để nhìn ra bên ngoài thế giới. Nơi những nguy cơ vô cùng hiểm ác đang rập rình chụp lấy chúng ta.
Dĩnh ngồi yên, một khoảng lặng suy tư, chiêm nghiệm nào đó đang choán lấy cõi lòng anh. Quận tiếp lời:
- Đã hàng ngàn năm được sống, chúng ta vẫn đợi nhận lấy đòn đánh chết người, mới gồng mình chống lại. Nếu người không may đó là anh, là tôi, hay con em hai ta, chẳng phải đó là nỗi đau ngu xuẩn nhất mà hai ta cam nhận đó sao.
- Nhưng chúng ta chỉ là người xuất thân tầm thường, am hiểu chuyện đời còn ít, nói chi tới chuyện lớn hơn cả một dân tộc như vậy.
- Chúng ta không thể tiến thân trên quan trường, quyền thế, vương nghiệp quốc gia. Nhưng đường thương nghiệp vẫn còn để ngỏ, nếu nuôi chí nghiệp lớn, dựng nghĩa lớn hơn, tất sự phải thành.
- Anh quả có chí hơn người, tôi tiếc chí mình nhỏ mọn tài mình yếu kém, không biết giúp anh thế nào cho được.
- Hơn năm năm nay, tôi đã bôn ba qua khắp chốn đất trời, mong được thấy một người tài chí đức độ để nối kết thân tình, cùng xây nghiệp lớn, hiềm nỗi chưa có phúc duyên gặp mặt. Chợt một lần, tới sửa xe ở xưởng, thấy cảnh đối nhân xử thế của anh mà tôi mười phần phục lắm. Từ đó, tôi như mở cờ trong bụng, quyết xin bằng được công việc trong xưởng để hiểu rõ hơn về anh. Và ngày nay, tôi thực sự nhận ra, anh chính là người trong đời mà tôi bấy lâu vẫn cầu mong tìm kiếm.
- Anh quá khen rồi, tôi chỉ là kẻ ngu xi, nghèo khó, vì không thể bon chen với ai, nên đem lòng nhu mềm đối đáp với đời, mong người thương hại mà nể giúp thôi.
- Người anh em, ngày nay, đất nước đang hưng suy không thật rõ ràng, chúng ta không thể chỉ dựa vào cái xưởng cơ khí nhỏ mọn này mà đi lên được, tôi đã có lòng, chỉ mong có một tâm giao kiến nghiệp như anh cùng kết làm bạn trường cam tuyệt kiếp.
- Lời anh nói làm tôi xúc động lắm, nếu anh không chê bai kẻ ngu xi như tôi, xin anh nhận tôi là anh em kết nghĩa. – Dĩnh ngẫm một lúc, rồi mới tỏ rõ lòng mình.
- Tuyệt! Ngay bây giờ, chúng ta hãy kết nghĩa anh em, cùng chung tay dựng nghiệp. – ánh mắt long lanh, tâm can thỏa nguyện, quận khẽ run người hạnh phúc, đưa bàn tay bám chặt lấy vai dĩnh chắc nịch.
- Tuyệt! Anh hơn tôi một năm, nhưng chậm lại một mùa, vậy anh vẫn là cả, em xin theo anh. – Dĩnh sáng rực ánh mắt, nhiệt huyết cao chồng như núi.
- Uống!
- Em kính anh! Uống!
2 giờ sáng, dải trũng, bờ đê tả sông hồng, gia lâm, hà nội, ngày tháng năm.
Cập thuyền bên bờ đất trống, tay giữ nhang hương, cùng quỳ gối đất, mặt hướng về sông, hai người trẻ cùng nhau khắc tạc lời thề, một nạy xuống đất, quận thưa:
- Phúc trùng phùng, duyên chi ngộ, giữa đời mênh mông, mệnh người như gió, nay gặp tri kỷ, một lòng không xa. Tôi tên nhất quận, tự là tàng phủ, nguyện kết nghĩa anh em với chấn này.
- Đường khúc muôn hình, giao rồi nối mãi. Phúc gặp tri kỷ, không gì vui hơn. Tôi dương chấn, tự là phù liễm, nguyện kết nghĩa anh em với nhất quận này, và kính nhất quận này là đại ca.
- Chúng tôi thề một lòng phúc họa cùng cam, nghiệp cao cùng bước, đường xa trùng trùng quyết không trùn chân, dẫu chết không từ với người anh em. kính đất kính trời kính thần sông nước kính các vương hoàng ngàn năm phù chứng tấm lòng thanh nhất của hai kẻ hèn tôi.
Nạy tạ đất trời sông nước xong, liễm đỡ phủ dậy, còn mình cúi nạy với phủ thêm 2 nạy. Phủ đỡ liễm đứng trước bờ sông lòng như gió mát, họ cười với nhau rất sảng khoái.
Đêm ấy, họ cùng ngồi lại uống rượu đến tận canh khuya, mờ sáng. Khi bình minh sớm, họ tạm biệt nhau rồi chia tay về nhà nghỉ ngơi. Sau ngày ấy, phủ xin nghỉ làm ở xưởng, bắt đầu chuỗi ngày mưu đồ thương nghiệp cùng liễm, mong ngày cùng nhau chạm tới ngọn đỉnh vinh quang. Liễm vẫn muốn tiếp tục làm trong xưởng, nhưng anh phải xin làm phần việc ít hơn, sau đó ít ngày, anh cũng xin nghỉ.
1 năm sau.
Văn Đức, bờ tả sông hồng, văn đức, gia lâm, hà nội. Thuyền cát cập bờ từ sớm, đám người làm dăng ống, bơm chuyển cát lên bãi. Liễm ngồi trước mũi thuyền tranh thủ nghiền ngẫm hết mớ tài liệu kinh doanh, chốc chốc lại quay ra đốc thúc người làm khẩn trương hơn nữa. Đêm xuống, lo thuyền cát xong, Liễm lại lên bờ, theo xe vật liệu trở vào thành phố. Vừa tới đất lĩnh nam, anh lại chuyển xe, tới các văn phòng môi giới nhà đất, xác nhận sổ sách, ký nhận. Lên xe, qua các văn phòng, chuỗi cửa hàng ăn. Qua hết các phường, quận trong thành phố, công việc chồng xếp bộn bề, nhưng tới đâu, anh cũng nhã nhặn, cẩn thận tập trung xử lý xong xuôi. Phải mãi khuya muộn mới được trở về mái ấm. Cũng là lúc Shan con đã ngủ say, A thào vẫn còn thao thức mãi.
- Anh vất vả quá rồi! anh ăn chưa? anh tắm chưa? công việc hôm nay suôn xẻ không? Hôm nay ở nhà… Shan nó mong anh lắm!
A thào lo cho anh lắm, những tâm sự đó đã đi đều suốt một năm qua. Liễm dù bộn bề công việc, những tâm sự giản đơn, thường ngày tới chuyện công việc đều giãi bày cho vợ. A thào bởi đó, càng tin yêu chồng hơn, lo chăm nuôi, dạy đức Shan chu đáo lắm.
Vào mỗi sớm, Liễm lại chở Shan con đi học, dặn dò Shan con gắng học khôn ngoan để sớm trưởng thành.
Rồi một ngày, Người xưa tìm đến, bắt đầu bằng một ánh mắt lạnh căm như mùa đông đổ gió, hắn đứng lặng bên kia con đường, nhìn dòng người đang hối hả trong mưa. Khẽ nhắm mắt, mọi chuyển động chậm đông cứng như thước phim tua chậm, Liễm vẫn vội vã chở Shan đi học, vẫy tay chào trước cổng trường kia, rồi theo guồng quay thời gian lo công việc sớm. Hắn đứng lại đợi chờ trước cổng, tay cầm ô đứng chắc như trụ đá, miệng ngậm chặt điếu thuốc, rồi hững hờ thả khói, trời vẫn mưa, mưa đổ rào rào.
Mưa tạnh, xe tới xe lui, người đi người lại, kẻ đứng kẻ ngồi, đúng giờ tan ca, Shan hớt hả chạy vội qua cổng trường, tiếng người bảo vệ quát mắng, lẫn tiếng la ó rào rào của cả bầy con trẻ đang cố túa ra khỏi cổng. Hai thằng nhóc vẻ đầy ranh mãnh, luồn chọc giữa đám học sinh lúc nhúc, cũng vượt lên trước, chạy tuột ra khỏi cổng. Shan nghệt mặt nhìn chúng, toan chạy trái, chạy phải, rồi chạy qua lề trái, ngược đường người đi trên phố. Hai thằng nhóc ranh kia cùng đuổi theo sau, cùng la quát bắt đánh Shan. Trong hai thằng, thằng gầy hơn chạy rất nhanh, nó vượt trước. Gần bắt kịp Shan, nó với tay túm áo kéo giật lại. Shan vừa cố chạy vừa xoay người ngả lao về trước, tay thằng nhóc (gầy) quá sức giữ, đành phải buông tuột. Shan ngã nhào về trước. Thằng béo kia chạy theo sau cũng vừa tới kịp. Shan bị sước hết mặt, vai đau nhức, nhưng vì khiếp sợ, nó gồng sức vực dậy, tính toan chạy tiếp thời chẳng còn kịp nữa, thằng gầy ôm chặt lấy rồi. Shan dằng giật vùng vẫy, đạp dật mong thoát nổi vòng tay xiết chặt, mắt nó đỏ nhức, mồ hôi nhễ nhại túa chảy. Trong lúc vùng vẫy, gối chân Shan thúc ngay hạ bộ thằng gầy, khiến nó đau tê dại, buốt thấu tận đầu, khóc thét “Á A”. Nó thả thằng Shan khỏi vòng tay, vừa khi thằng béo đã sấn tới cận kề. Shan cả mừng cả khiếp hoảng hơn, nó rối chân, nhắm mắt lao ào xuống đường… chiếc xe lao tới với vận tốc khủng khiếp, còi xe rú dài rợn não, hàng trăm ánh mắt căng cuồng nín lặng, cả thế giới người nơi đó dồn hết vào Shan… vù vụt… chiếc xe lao vụt qua, người ta mới kịp nghe được tiếng phanh “két xít” vạc mòn vành thép bạc, nốp xe chết cứng vẫn trượt đà dư cháy thành vệt đen khét thối, kéo xiết trên đường. Shan tròn xeo con mắt kinh hãi, thất thần chân tay mềm rũ, run rẩy. Tiếng người xung quanh ồn ào huyên náo hẳn, họ vây lại gần hỏi thăm đủ chuyện… Shan đã nằm gọn trên đôi tay vạm vỡ chắc chịch ấy từ bao giờ. Là hắn, kẻ có nước da đỏ gắt, ánh mắt đăm đăm, tóc xoăn môi dày, tai to mặt lớn, cao chừng m8, nặng cả trăm cân. Hắn đặt Shan xuống, quay qua nhìn hai thằng nhóc đuổi Shan khi nãy, mắt trợn trừng uy tướng dữ tợn. Một bước tới dài cả nhịp cầu, hai bước tới vượt qua thằng gầy guộc, vụt cúi người, hắn nhắc cắp thằng nhóc ngang hông, chạy thêm hai bước cắp luôn thằng béo. Bắt xong hai thằng, hắn bước từng bước lẫm liệt oai phong, quay lại chỗ Shan. Hắn thả trượt hai thằng nhóc hai bên hông hạ xuống vìa đường.
- Xin lỗi nó! – hắn quát lớn, tựa như sư tử hống giữa bình nguyên.
Thực tướng đã uy, nghe tiếng càng uy. Khiến hai thằng nhóc sợ đái, chân tay run cầm cập, nước mắt nước mũi xụt xùi ròng tận xuống cằm. Đám người xung quanh, chứng kiến cảnh ấy dẫu không phải chuyện mình, cũng 9 phần kinh hãi.
- Cháu xin lỗi thằng Shan ạ! – thằng béo dạn mồm hơn, thằng gầy ăn lời, cũng lẩm bẩm theo sau. Hai thằng vừa liếc nhìn hắn, vừa nhí nhố nói lời xin lỗi.
- Xin lỗi thằng Shan! Không phải là tao! Nói lại! – hắn lại quát.
- Em xin lỗi anh Shan! – lần này hai thằng khoanh tay, khiếp tuyệt mếu máo xụt xịt, đồng thanh nói lời xin lỗi thằng Shan.
Giữa đám đứng ngoài, có kẻ bất bình bất nhẫn đứng ra quát nạt.
- Thằng chó! Sao mày to đầu còn bắt nạt lũ con nít hả. Nhục quá! Cái loại như mày không bằng chó nữa.
- Bậy bạ! Con trẻ ở nhà nuôi dạy chưa đủ, phải mang tới trường gửi gắm cho trường dậy bảo, trường dậy chưa đủ, bậc làm anh, làm chú hay những người lớn hơn phải giúp chúng hiểu biết đủ điều, đúng phải theo, sai phải sửa, nay chúng nó suýt gây tai nạn ngoài đường, ta không thể dạy dỗ nó, ngày sau sẽ sinh họa chết người. – hắn nói lẽ lời phân giải tận tường.
- Mày! Mày định lừa miệng đời hả! mày…
- Bậy bạ! Trước mặt con trẻ, xung quanh có mọi người, ngươi ăn nói tục tĩu, nạt lộ ta là có lý gì. Muốn dạy đạo đức người khác, trước hết đạo đức mình phải tốt, còn ngươi xem qua lời nói đã biết là kẻ bất học bất nhẫn, hãy câm mồm rồi cút đi.
- Tao phải đánh chết mày!
Kẻ lạ bất nhẫn kia lao vào, trực thời đấm đá cho hả tức, chân tay xung loạn bổ nhào vào đối thủ. Hắn nhíu mày, khối người cúi vụt xuống, xoay vòng nửa nhịp, với tay túm lấy cánh tay lẻ lạ vật ngã nhào xuống đất. Quyết không nhượng bộ, hắn lao tới, một tay sốc ngược kẻ bất nhẫn kia, nhấc bổng khỏi mặt đất, mặt điềm tĩnh tại không biến sắc, cơ bắp nổi cuộn gối xếp đan nhau, gân chỉ to như đàn giun bò lên lổm ngổm dưới lớp da đỏ cháy. Hắn nhìn Shan và hỏi:
- Shan! Ngày sau này, gặp những kẻ này, cháu tuyệt bỏ, nhớ chưa!
- Dạ! – thằng Shan nhỏ bé được bác giúp, thời phấn chấn hẳn, dáng vẻ oai sỹ, ánh mắt sáng lạn, lời nói mạnh mẽ hẳn lên.
Kẻ chạy xe hỗn bạo khi nãy, mới kịp đứng ngoài nhìn theo, đã khiếp sợ im re, răng liền răng chặn chặt sóng lưỡi, môi kín bặp tựa đã kịp khâu đủ 9 lớp chỉ se, ngoảnh mặt làm ngơ, rồi chuồn mất hút.
Trước cổng trường, Shan ngồi lại bên bác, dường như nó đã kịp nhớ lại cái ngày cách đây một năm, có người gia khách đến nhà uống rượu chuyện trò suốt đêm thâu với cha nó. Nó buột miệng hỏi:
- Bác đến nhà cháu rồi nhỉ?
- Đúng! Hơn một năm trước, bác đã đến thăm nhà cháu rồi.
- Sao bác không đến nữa?
- Bác phải lo thu xếp nhiều chuyện lắm! Vả lại, cháu còn nhỏ quá, chưa thể hiểu được những chuyện lớn hơn. Tạm thời bác chưa muốn xuất hiện, sợ làm ảnh hưởng tới cháu.
- Bác tốt với cháu. Cháu thích bác.
- Tất nhiên rồi, cháu là cháu của bác, bác nhất định quan tâm hết mức tới cháu rồi. Thôi, cháu ngồi đợi mẹ thào đi. Bác đi đây, ngày mai bác lại tới.
- Vâng! Cháu chào bác.
Hắn nói, rồi vẫy tay chào Shan. Qua bên đường, vẫn còn cố ngoái đầu nhìn lại. từng bước, từng bước, hắn rời đi rồi mất dạng trong mắt nhìn của Shan. Shan ngồi lại trước cổng trường, mặt nó sán lạn rạng rỡ khác thường. Nó bắt đầu cảm nhận được tình cảm chân thành đến từ người trong cuộc sống