NguyênVi2596
Thành viên
- Tham gia
- 21/4/2017
- Bài viết
- 5
CHƯƠNG I: Thanh mai trúc mã
Tháng ba hoa gạo nở đỏ kinh thành Thăng Long. Ở ven bờ hồ Nguyệt Viên thanh mát vang lên tiếng hát cao vút trong trẻo. Hứa Mỹ Ngọc ríu rít hỏi chàng trai bên cạnh nàng:
- A Minh, chàng thấy bài vừa rồi em hát thế nào?
Dương Minh xoa đầu nàng, âu yếm nói:
- Nàng hát bài gì cũng hay!
Mỹ Ngọc là mỹ nhân nổi tiếng kinh thành, lúc này hai mắt nàng cong như vành trăng non, khuôn miệng nhỏ nhắn cười rạng rỡ, hai má ráng hồng hơn cả hoa gạo nở.
Nhà họ Hứa tuy là phú thương kinh thành, nhưng xã hội lại trọng văn khinh thương. Thương nhân tuy giàu có nhưng lại không có địa vị, cũng không được coi là danh gia. Hứa lão gia sinh được một nam một nữ, tâm nguyện cả đời chỉ mong trưởng tử Hứa Thừa Lâm đỗ đạt khoa cử, vinh hiển tổ tông. Về phần thứ nữ Hứa Mỹ Ngọc, Hứa lão gia ngay từ nhỏ đã định hôn ước cho nàng với con trai viên quan ngũ phẩm họ Dương phủ kế bên. Dương Minh văn võ đều tỏ ra vượt trội, lại lễ phép hữu nghĩa, đặc biệt rất hòa hợp với Hứa Mỹ Ngọc. Hứa lão gia nhìn Dương Minh lớn lên từ nhỏ, vô cùng hài lòng với vị con rể này.
Nhưng biến cố xảy ra không ai ngờ, tám năm trước, năm Dương Minh tròn mười tuổi thì Dương lão gia lao lực đột tử. Dương phu nhân vì thương tâm quá độ nên ốm nặng, không lâu sau cũng qua đời. Dương lão gia làm quan liêm khiết, bổng lộc hàng năm vốn không dư dả gì, Dương Minh hai lần đại tang, lại là độc đinh ba đời, tám năm qua sống cũng thật vất vả. Không đủ tiền mua sách và đi học, chàng đành nén bỏ giấc mơ đèn sách, chỉ chuyên tâm luyện thành thạo các bài võ đã học. Hứa lão gia thấy gia cảnh họ Dương sa sút, sợ Hứa Mỹ Ngọc gả cho Dương Minh chịu khổ, bèn có ý lảng tránh hôn sự này. Dần dần, ông cấm Mỹ Ngọc không được gặp Dương Minh. Mỹ Ngọc ngang bướng cãi lại, bèn bị cha giam lỏng mấy lần. Về sau, nhờ có đại ca Hứa Thừa Lâm giúp, nàng bèn thỉnh thoảng trốn từ tường sau nhà đến gặp Dương Minh.
Mỹ Ngọc từ bé đã thích ngâm nga theo các giai điệu. Nhưng Hứa lão gia cho rằng xướng ca không phải là hành vi của một hoàng hoa khuê nữ mà là của dạng nữ tử lầu xanh hoặc con hát thấp kém, nên cấm Mỹ Ngọc không được hát. Mỹ Ngọc tính tình ngang bướng từ nhỏ. Cha không cho hát thì nàng lén hát. Những người nghe nàng hát cũng chỉ có Dương Minh. Để hát thành thục bài này, nàng đã tập mấy ngày, lại không dám hát to, chỉ dám ngâm nga khe khẽ trong miệng, cũng chỉ để đổi lấy lời khen của Dương Minh.
Dương Minh bỗng xoay người lại đối diện với Mỹ Ngọc, chàng cầm tay nàng, đôi mắt chứa bao nhiêu nhu tình nhìn nàng:
- Ta muốn thông báo cho nàng một việc. Ta đã quyết định tòng quân.
Thật ra Dương Minh đã suy nghĩ việc này rất lâu. Chàng hiện giờ không tiền không thế. Mặc dù chàng yêu Mỹ Ngọc tha thiết nhưng với hoàn cảnh hiện giờ chắc chắn Hứa lão gia sẽ không gả nàng cho chàng. Mà cho dù chàng có cưới được Mỹ Ngọc thì cũng không thể cho nàng một cuộc sống sung túc. Chàng cùng Mỹ Ngọc lớn lên, thấy nàng được nâng niu chiều chuộng từ bé. Chàng quyết không thể để nàng chịu khổ được.
Nếu có thể, Dương Minh rất muốn yết bảng khoa cử. Nhưng thời gian dài lo chuyện cơm áo gạo tiền đã làm tài hoa của chàng mai một, khó mà cạnh tranh được với những nhân tài được rèn giũa trong trường lớp. Ngược lại, võ công của chàng lại tiến bộ không ngừng. Hiện giờ ở biên giới phía tây đang xảy ra tranh chấp ngày càng gay gắt, chàng muốn tòng quân rồi phấn đấu trở thành võ tướng, trở về đường đường chính chính cho Mỹ Ngọc một cuộc sống hạnh phúc.
Nhưng Mỹ Ngọc chưa nghĩ được nhiều như vậy. Nàng sửng sốt:
- Chàng không thể đi tòng quân được! Em nghe nói chiến trường nguy hiểm biết bao nhiêu!
Dương Minh đem suy nghĩ của mình giải thích cho nàng. Chàng nói thêm, ánh mắt vô cùng nhu hòa:
- Mỹ Ngọc, đợi ba năm nữa nàng mười tám tuổi, ta trở về liền đem kiệu tám người khiêng đến rước nàng.
Mỹ Ngọc sống mũi cay cay. Nàng úp mặt vào tấm lưng của Dương Minh, dịu dàng nói:
- Em không cần chàng đem kiệu lớn đến đón, chỉ cầu chàng bình an trở về. Ba năm sau bất kể chàng có công danh hay không, em đều gả cho chàng.
Năm ấy ra đi Dương Minh ra đi, Mỹ Ngọc bị cha giam lỏng ở nhà không đi đưa tiễn chàng được. Nàng đâu biết sau này gặp lại, năm năm đã trôi qua.
Tháng ba hoa gạo nở đỏ kinh thành Thăng Long. Ở ven bờ hồ Nguyệt Viên thanh mát vang lên tiếng hát cao vút trong trẻo. Hứa Mỹ Ngọc ríu rít hỏi chàng trai bên cạnh nàng:
- A Minh, chàng thấy bài vừa rồi em hát thế nào?
Dương Minh xoa đầu nàng, âu yếm nói:
- Nàng hát bài gì cũng hay!
Mỹ Ngọc là mỹ nhân nổi tiếng kinh thành, lúc này hai mắt nàng cong như vành trăng non, khuôn miệng nhỏ nhắn cười rạng rỡ, hai má ráng hồng hơn cả hoa gạo nở.
Nhà họ Hứa tuy là phú thương kinh thành, nhưng xã hội lại trọng văn khinh thương. Thương nhân tuy giàu có nhưng lại không có địa vị, cũng không được coi là danh gia. Hứa lão gia sinh được một nam một nữ, tâm nguyện cả đời chỉ mong trưởng tử Hứa Thừa Lâm đỗ đạt khoa cử, vinh hiển tổ tông. Về phần thứ nữ Hứa Mỹ Ngọc, Hứa lão gia ngay từ nhỏ đã định hôn ước cho nàng với con trai viên quan ngũ phẩm họ Dương phủ kế bên. Dương Minh văn võ đều tỏ ra vượt trội, lại lễ phép hữu nghĩa, đặc biệt rất hòa hợp với Hứa Mỹ Ngọc. Hứa lão gia nhìn Dương Minh lớn lên từ nhỏ, vô cùng hài lòng với vị con rể này.
Nhưng biến cố xảy ra không ai ngờ, tám năm trước, năm Dương Minh tròn mười tuổi thì Dương lão gia lao lực đột tử. Dương phu nhân vì thương tâm quá độ nên ốm nặng, không lâu sau cũng qua đời. Dương lão gia làm quan liêm khiết, bổng lộc hàng năm vốn không dư dả gì, Dương Minh hai lần đại tang, lại là độc đinh ba đời, tám năm qua sống cũng thật vất vả. Không đủ tiền mua sách và đi học, chàng đành nén bỏ giấc mơ đèn sách, chỉ chuyên tâm luyện thành thạo các bài võ đã học. Hứa lão gia thấy gia cảnh họ Dương sa sút, sợ Hứa Mỹ Ngọc gả cho Dương Minh chịu khổ, bèn có ý lảng tránh hôn sự này. Dần dần, ông cấm Mỹ Ngọc không được gặp Dương Minh. Mỹ Ngọc ngang bướng cãi lại, bèn bị cha giam lỏng mấy lần. Về sau, nhờ có đại ca Hứa Thừa Lâm giúp, nàng bèn thỉnh thoảng trốn từ tường sau nhà đến gặp Dương Minh.
Mỹ Ngọc từ bé đã thích ngâm nga theo các giai điệu. Nhưng Hứa lão gia cho rằng xướng ca không phải là hành vi của một hoàng hoa khuê nữ mà là của dạng nữ tử lầu xanh hoặc con hát thấp kém, nên cấm Mỹ Ngọc không được hát. Mỹ Ngọc tính tình ngang bướng từ nhỏ. Cha không cho hát thì nàng lén hát. Những người nghe nàng hát cũng chỉ có Dương Minh. Để hát thành thục bài này, nàng đã tập mấy ngày, lại không dám hát to, chỉ dám ngâm nga khe khẽ trong miệng, cũng chỉ để đổi lấy lời khen của Dương Minh.
Dương Minh bỗng xoay người lại đối diện với Mỹ Ngọc, chàng cầm tay nàng, đôi mắt chứa bao nhiêu nhu tình nhìn nàng:
- Ta muốn thông báo cho nàng một việc. Ta đã quyết định tòng quân.
Thật ra Dương Minh đã suy nghĩ việc này rất lâu. Chàng hiện giờ không tiền không thế. Mặc dù chàng yêu Mỹ Ngọc tha thiết nhưng với hoàn cảnh hiện giờ chắc chắn Hứa lão gia sẽ không gả nàng cho chàng. Mà cho dù chàng có cưới được Mỹ Ngọc thì cũng không thể cho nàng một cuộc sống sung túc. Chàng cùng Mỹ Ngọc lớn lên, thấy nàng được nâng niu chiều chuộng từ bé. Chàng quyết không thể để nàng chịu khổ được.
Nếu có thể, Dương Minh rất muốn yết bảng khoa cử. Nhưng thời gian dài lo chuyện cơm áo gạo tiền đã làm tài hoa của chàng mai một, khó mà cạnh tranh được với những nhân tài được rèn giũa trong trường lớp. Ngược lại, võ công của chàng lại tiến bộ không ngừng. Hiện giờ ở biên giới phía tây đang xảy ra tranh chấp ngày càng gay gắt, chàng muốn tòng quân rồi phấn đấu trở thành võ tướng, trở về đường đường chính chính cho Mỹ Ngọc một cuộc sống hạnh phúc.
Nhưng Mỹ Ngọc chưa nghĩ được nhiều như vậy. Nàng sửng sốt:
- Chàng không thể đi tòng quân được! Em nghe nói chiến trường nguy hiểm biết bao nhiêu!
Dương Minh đem suy nghĩ của mình giải thích cho nàng. Chàng nói thêm, ánh mắt vô cùng nhu hòa:
- Mỹ Ngọc, đợi ba năm nữa nàng mười tám tuổi, ta trở về liền đem kiệu tám người khiêng đến rước nàng.
Mỹ Ngọc sống mũi cay cay. Nàng úp mặt vào tấm lưng của Dương Minh, dịu dàng nói:
- Em không cần chàng đem kiệu lớn đến đón, chỉ cầu chàng bình an trở về. Ba năm sau bất kể chàng có công danh hay không, em đều gả cho chàng.
Năm ấy ra đi Dương Minh ra đi, Mỹ Ngọc bị cha giam lỏng ở nhà không đi đưa tiễn chàng được. Nàng đâu biết sau này gặp lại, năm năm đã trôi qua.