Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 12/11 - 18/11

_yul_

X = XI + I
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/5/2012
Bài viết
2.973
1. Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý III

japan_rich_490.jpg
Tiêu dùng quý III của Nhật Bản giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2009. Ảnh: Bloomberg

Theo Văn phòng thống kê Nhật Bản, GDP quý III nước này đã giảm 3,5% so với cùng kỳ và 0,9% so với quý trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ thảm họa kép động đất - sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái.
Trong quý III, xuất khẩu của Nhật Bản đến các thị trường Á, Âu và Mỹ đều giảm. Đặc biệt là Trung Quốc khi làn sóng tẩy chay hàng Nhật Bản sau tranh chấp lãnh thổ vẫn gia tăng. Bên cạnh đó, chi tiêu của người dân cũng thấp đi, gây áp lực kích thích lên ngân hàng trung ương và ảnh hưởng đến hình ảnh của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda khi ông đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới.
Ông Masaaki Kanno - nhà kinh tế trưởng tại JPMorgan Securities Japan nhận định Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể công bố gói kích thích mới trong cuộc họp ngày 19/12 - 20/12 nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng có động thái tương tự ngày 11/12 - 12/12.

2. Trung Quốc khó cải tổ mạnh với lãnh đạo mới

Ngày 15/11 vừa qua, sau Đại hội Đảng lần thứ 18, Trung Quốc đã bầu ra 7 thành viên Thường trực Bộ Chính trị nước này. Trong đó, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Lý Khắc Cường sẽ kế nhiệm Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Theo giới quan sát, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc có khả năng ủng hộ các biện pháp cải tổ kinh tế thận trọng và khó thực thi những thay đổi chính sách triệt để. Biện pháp tiến lên từ từ Trung Quốc áp dụng đã hỗ trợ nước này rất nhiều trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn cho rằng Trung Quốc cần nhiều chính sách mạnh mẽ hơn nữa để giữ nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
Theo nhà bình luận của nhà phân tích Willy Lam trên CNN, về góc độ kinh tế, sự kế nhiệm của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường rất tích cực. Ông cho biết: "Họ là những người ủng hộ cải tổ tài chính. Vì thế, chúng ta có thể hy vọng Trung Quốc sẽ tự do hóa đồng NDT, cho phép các công ty nước ngoài tham gia mạnh hơn vào lĩnh vực tài chính. Nước này cũng có thể sẽ hỗ trợ các công ty tư nhân và giúp học có nhiều sân chơi trước các doanh nghiệp nhà nước".

3. Hong Kong là trung tâm bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới

Hãng môi giới bất động sản Cushman & Wakefield (Mỹ) cho biết, so với năm ngoái, giá thuê trung bình một năm ở Causeway Bay (Hong Kong, Trung Quốc) đã tăng 35% lên 28.309 USD mỗi m2 trong tháng 6. Theo đó, Hong Kong đã chính thức vượt Đại lộ số 5 (Fifth Avenue) tại Manhattan (New York) để đứng đầu danh sách 326 địa điểm bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới. Xếp thứ ba là Đại lộ Champs-Elysees tại Paris (Pháp). Fifth Avenue đã đứng ở vị trí này trong suốt 11 qua.
Các nhãn hàng xa xỉ và thời trang quốc tế đều đặt cửa hàng lớn ở Hong Kong để khai thác lượng du khách Trung Quốc giàu có tại đây. Quận Central và Tsim Sha Tsui được dự đoán là hai địa điểm bán lẻ có giá thuê mặt bằng đắt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do bất động sản tại đây luôn thiếu hụt.

4. Mỹ sẽ là nước sản xuất dầu mỏ số một thế giới

Theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Mỹ sẽ vượt Ảrập Xêút thành nước sản xuất dầu mỏ số một thế giới trước năm 2020, và sẽ hoàn toàn độc lập về năng lượng trong 10 năm tới. Trong báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới, IEA nhận định sự tăng tốc về sản lượng dầu mỏ, khí đốt và nỗ lực cải thiện hệ thống giao thông đang làm thay đổi đáng kể thị trường năng lượng nước này.
Cơ quan này cho biết: "Mỹ hiện nhập khẩu 20% năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, nước này sẽ sớm có thể tự cung tự cấp". Ngành công nghiệp dầu mỏ tại Mỹ đang bùng nổ, phần lớn nhờ giá thế giới cao và nhiều công nghệ khai thác mới.
5. Eurozone lại rơi vào suy thoái

Theo số liệu của Eurostat, GDP của khối 17 nước thành viên eurozone tiếp tục sụt giảm 0,1% trong quý III, sau khi đã giảm 0,2% vào quý II. Trái với tốc độ tăng trưởng 0,2% của Pháp và Đức, các quốc gia khác như Hà Lan và Áo đều không đạt được mục tiêu này.
Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha tiếp tục chìm sâu hơn vào khủng hoảng nợ công. Chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ các nước này đều vấp phải sự phản đối từ phía người dân, dẫn đến cuộc biểu tình thứ Tư vừa qua.
Các nhà phân tích dự đoán Pháp và Đức có thể đi vào suy thoái trong những tháng sắp tới do ảnh hưởng từ một số quốc gia yếu ở phía Nam eurozone. Đa số đều cho rằng, khu vực đồng tiền chung sẽ tăng trưởng âm trong quý IV năm nay.
Hà Thu(tổng hợp)
 
Không duy trì được xung lực tăng mạnh của tuần trước, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm nhẹ trong tuần này. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND

Ngày 17/11/2012
Không duy trì được xung lực tăng mạnh của tuần trước, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm nhẹ trong tuần này. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND có thêm một tuần ổn định.

Lúc hơn 10h trưa nay, giá vàng SJC tại thị trường Tp.HCM theo niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 46,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,98 triệu đồng/lượng (bán ra), bằng với mức giá áp dụng cuối giờ chiều qua. So với sáng thứ Bảy tuần trước, giá vàng SJC hiện đã giảm 70.000 đồng/lượng.

Tại Hà Nội cùng thời điểm trên, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý báo giá vàng SJC ở mức 46,89 triệu đồng/lượng và 46,99 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán.

Giá vàng đã có một tuần biến động không rõ xu hướng quanh ngưỡng 47 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng miếng giao dịch khá chậm do giá kém hấp dẫn.

Câu chuyện được chú ý nhiều trong tuần này là cuộc trả lời chất vấn trước Quốc hội của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
về vấn đề quản lý thị trường vàng. Thống đốc Bình đã nêu chủ trương không dùng ngoại tệ để nhập vàng hay kéo giá vàng trong nước về sát thế giới vì “vàng không thuộc diện bình ổn giá”.

So với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng trong nước hiện đang cao hơn xấp xỉ 3,9 triệu đồng/lượng.

Giá USD tự do tại Hà Nội phổ biến ở mức 20.840 đồng (mua vào) và 20.860 đồng (bán ra), bằng với mức giá vào sáng thứ Bảy tuần trước. Trong tuần này, giá USD tự do gần như chỉ đi ngang, duy trì xu thế ổn định của những tuần trước.

Giá vàng thế giới đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Chốt phiên đêm qua tại New York, giá vàng giảm 2,4 USD/oz, còn 1.714,7 USD/oz, tương đương khoảng 43,1 triệu đồng/lượng.

Trong tuần này, giá vàng quốc tế giảm khoảng 1%, đánh dấu tuần giảm thứ 5 trong vòng 6 tuần trở lại đây. Như một tài sản rủi ro, vàng mất giá trong tuần này sau khi thống kê cho thấy bức tranh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu.

GDP của Nhật bất ngờ giảm mạnh trong quý 3, khối Eurozone đã rơi vào suy thoái, Mỹ có một số dữ liệu kinh tế không khả quan như dự báo, trong khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đưa ra nhận định kém lạc quan về triển vọng của thị trường địa ốc. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, kinh tế u ám sẽ khiến lạm phát khó tăng, trong khi vàng là một kênh đầu tư chống lạm phát hàng đầu.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong tuần cũng khiến nhiều nhà đầu tư phải bán vàng ra để bù lỗ.

Tuy nhiên, vai trò kênh đầu tư an toàn có thể được phát huy nếu Quốc hội Mỹ không thống nhất được các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách, dẫn tới sự xuất hiện của “vực thẳm ngân sách” vào đầu năm sau. Ngoài ra, vàng còn đang được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông giữa Israel và Palestine.

Mặc dù vậy, số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố trong tuần này cho thấy, nhu cầu vàng toàn cầu đã giảm 11% trong quý 3 năm nay từ mức kỷ lục vào cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nhu cầu đầu tư vào vàng vẫn đang ở mức cao.

Cụ thể, tính đến hôm qua (16/11), quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đang nắm giữ khối lượng vàng cao kỷ lục là 1.342,6 tấn. Trong phiên hôm qua, quỹ này đã mua vào 3 tấn vàng.
(VnEco)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Giá vàng tuần tới: Nỗ lực trụ mốc 1.700 USD/oz

Giá vàng tuần tới có khả năng sẽ bám trụ trên ngưỡng 1.700 USD/oz nhờ nhận được lực hỗ trợ từ những lo ngại về nguy cơ xuất hiện “vực thẳm ngân sách” ở Mỹ. Căng thẳng ở Trung Đông và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu là hai chủ đề khác mà giới đầu tư vàng quan tâm trong tuần tới.

Với phiên cuối tuần giảm nhẹ, giá vàng thế giới đã chốt lại một tuần đi xuống. Trên sàn COMEX ở New York, giá vàng giao tháng 12 kết thúc tuần ở mức 1.714,7 USD/oz, giảm 0,94% trong tuần.

Tuần tới, sàn COMEX sẽ đóng cửa vào ngày thứ Năm nhân dịp lễ Tạ ơn và mở cửa giao dịch trở lại vào ngày thứ Sáu. Bởi vậy, hoạt động giao dịch vàng có thể diễn ra ảm đạm hơn bình thường, nhưng giá hoàn toàn có thể biến động mạnh khi khối lượng giao dịch ở mức thấp.

Trong số 22 ý kiến phản hồi trong cuộc thăm dò dự báo giá vàng tuần tới do Kitco News thực hiện, có 14 ý kiến nhận định giá tăng, 3 ý kiến dự báo giá giảm, 5 ý kiến nhận định giá đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò hàng tuần này là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch hàng hóa giao sau, nhà quản lý quỹ, chuyên gia phân tích kỹ thuật.

Trong tuần này, giá vàng đã chịu áp lực giảm theo thị trường chứng khoán và đồng USD mạnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong tuần tới, giá vàng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ nguy cơ “vực thẳm ngân sách” ở Mỹ. Ngưỡng 1.700 USD/oz đang được đánh giá là một ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng của giá vàng.

“Giá vàng đang bám trụ khá tốt. Tôi cho rằng, giá vàng sẽ được hỗ trợ bởi chuyện “vực thẳm ngân sách”, ông Daniel Pavilonis, nhà môi giới hàng hóa cấp cao thuộc RJO Futures, nhận xét.

Ông Afshin Nabavi, người đứng đầu bộ phận giao dịch của MKS Finance thì cho rằng, giá vàng tuần tới có thể duy trì trong vùng biên độ hiện tại 1.700-1.730 USD/oz do thiếu chất xúc tác để bứt phá. Theo ông Nabavi, các nhà đầu tư sẽ muốn bán vàng khi giá đạt đỉnh của vùng biên độ nói trên, khiến giá vàng bị cản đà tăng cho tới khi hoạt động bán ra này kết thúc.

Cả ông Pavilonis và ông Nabavi đều cho rằng, xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas ở Palestine hiện vẫn chưa ảnh hưởng tới giá vàng. Tuy nhiên, theo hai chuyên gia này, nếu thị trường trở nên lo ngại về cuộc xung đột, giá vàng có thể tăng mạnh.

Ông Pavilonis cho biết, ông còn quan tâm tới cuộc họp ngày 20/11 của khối Eurozone. Tại cuộc họp này, các nhà chức trách châu Âu có thể đưa ra quyết định về giải ngân cứu trợ cho Hy Lạp và Tây Ban Nha cũng có thể chính thức xin giải cứu tài chính. Những thông tin tích cực nếu có từ cuộc họp này sẽ hỗ trợ cho tỷ giá đồng Euro và giá vàng.
(VnEcnomy)


 
nàng up tận tình ghê
29.gif
đang tính sắm mấy chỉ, để dành mốt vàng có giá đem ra bán
27.gif
 
nàng up tận tình ghê
29.gif
đang tính sắm mấy chỉ, để dành mốt vàng có giá đem ra bán
27.gif
khoan nha người
đang đợi chính sách mới của NN nè, mà với tình hình này chắc cũng không thể nào thắt chặt được quản lý đâu.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom