Tiết lộ sốc về giới siêu giàu VN

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.256
Thu nhập một năm của nhóm 210 người siêu giàu ở Việt Nam dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực trên cả nước.

Sáng 12/1 tại Hà Nội đã diễn ra 'Hội thảo công bố báo cáo về bất bình đẳng tại Việt Nam và khởi động chiến dịch thu hẹp khoảng cách' Tại hội thảo, tổ chức Oxfram (tổ chức phi chính phủ quốc tế, với 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) đã công bố những phát hiện bất ngờ từ việc nghiên cứu sâu về tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam. © FLICKR/ JUSTIN CHAN Chàng trai sinh năm 1996 sở hữu 30 chiếc siêu xe đẳng cấp thế giới Cụ thể, nghiên cứu cho thấy, người giàu nhất Việt Nam có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người nghèo nhất Việt nam trong 10 năm. Trong một giờ, người giàu nhất Việt Nam có thu nhập từ nguồn tài sản cao hơn gần 5.000 lần thu nhập của nhóm 10% nghèo nhất Việt Nam chi hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Đặc biệt, thu nhập một năm của nhóm 210 người siêu giàu ở Việt Nam dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực trên cả nước. Trước đó, theo Báo cáo Thịnh vượng 2016 (Wealth Report) vừa được công bố năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên), tăng 12 người so với năm trước đó. Trong một thập kỷ tới, Việt Nam cũng được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới với 140%, lên 403 người. Theo sau là Mozambique với 129% và Ấn Độ (105%). Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam được xem là một trong những nước có số lượng người giàu tăng mạnh trên thế giới. Tại Báo cáo Việt Nam 2035 vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam công bố cuối tháng 2/2016: Năm 2035, hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu với mức tiêu dùng 15 USD/ngày/người. Trong khi đó, tại báo cáo về nhóm người giàu mới nổi (New Wealth builders — NWB) trên thế giới của tạp chí The Economist công bố năm 2014, nhóm NWB của Việt Nam có tài sản trung bình từ 2 — 42 tỉ đồng tăng nhanh thứ 3 châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Indonesia. Cụ thể, tỷ lệ người giàu Việt Nam tăng 34,9%, tăng nhanh hơn so với các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Philippines và dự báo năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 347 người. Bà Babeth Ngọc Hân Lefur — Giám đốc quốc gia tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết, nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam cho thấy mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam khá lớn. Chênh lệch lớn về kinh tế kéo theo hàng loạt các bất bình đẳng về tiếng nói, cơ hội, nhất là ở nhóm yếu thế (dân tộc thiểu số, người khuyết tật, nông dân quy mô nhỏ, lao động nhập cư, phụ nữ…) khiến nhóm người này có nhiều khả năng bị nghèo hóa, không tiếp cận dược các dịch vụ. Bà Lefur cho rằng, để giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo Việt Nam cần thực hiện ngay các chính sách tiến bộ về quản trị nhà nước, thuế, chi tiêu công, dịch vụ công và sự tham gia của người dân. ''Chính phủ cần nhìn nhận tất cả các dạng bất bình đẳng về kinh tế và cơ hội đang gia tăng tại Việt Nam và có những biện pháp chính sách để giảm bất bình đẳng. Nếu không, những người nghèo nhất, và những người thiệt thòi, người yếu thế sẽ không được hưởng lợi từ thành quả phát triển kinh tế'' — bà nhấn mạnh. Nguồn: baodatviet.vn

Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/vietnam/201701132816744/
 
×
Quay lại
Top Bottom