Tiếng “tây” có nguồn gốc…từ quê mình!

leduy

Là chính anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/8/2010
Bài viết
2.078
Cái tiếng Anh nó bắt nguồn từ tiếng quê mình đấy. Người Anh, người Mỹ nó nói No, mình nói Nỏ, nên cứ dùng tốt tiếng quê mình là tiếng Anh, tiếng Mỹ… dễ như ăn ớt.
  • Bài viết dù trong khuôn khổ một bài báo nhưng đầy tính học thuật, từ những điều tưởng chừng đơn giản, và có lẽ không ít người trong ngành ngoại ngữ cũng cho là chuyện “nhỏ như con thỏ”, thế nên, có ngoại ngữ nhưng nhiều người không hơn gì người “nửa câm, nửa điếc”.
Ngoại ngữ chỉ là phương tiện, nhưng…Ngoại ngữ chỉ là phương tiện. Đúng. Nhưng từ quan niệm này, không ít người ở các ngành khác, và cả các cấp lãnh đạo nhiều thập niên qua lại khá coi nhẹ bộ môn này, ngành này.Họ thường nghĩ rằng Toán, Lí, Hóa, các ngành khoa học kỹ thuật mới là quan trọng, là “then chốt”. Ngoại ngữ tự học cũng biết. Có gì mà phải phương pháp nọ phương pháp kia. Quan niệm hời hợt ấy đã gây ra không ít hệ lụy cho một ngành, một nghề.
tieng-tay-bat-nguon-tu-que-minh-031212.jpg
Tiếng "tây" có nguồn gốc...từ quê mình! (Ảnh minh họa)​

Tất cả, suy cho cùng chỉ là phương tiện để đạt mục đích phục vụ con người trong một xã hội hiện đại hơn, văn minh hơn. Đơn giản như cơm ăn hàng ngày, nếu chỉ có gạo, sao thành cơm? Gạo chỉ là một trong nhiều thứ, đều quan trọng để nấu thành cơm.Còn nhớ có lần một vị lãnh đạo của một trường đại học lớn ở Hà Nội, xuống dự hội nghị của một trường thành viên, có tên Đại học Ngoại ngữ. Sau vài câu mào đầu, ông nói, với vẻ hơi xem thường “thính giả”:Trước khi đến đây, tôi nghe nhiều người nói trường các đồng chí là trường có bề dầy lịch sử nhưng ngại nghĩ về khoa học (không rõ khoa học gì). Trong khi nói, thỉnh thoảng ông chêm Tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp…một thứ “na ná” tiếng Anh, “na ná” tiếng Pháp, “na ná” tiếng Nga (như cách gọi của tác giả Nguyễn Phương). Hỏi ra thì biết, vì ông là GS Cơ học.Lại một chuyện có thật và rất vui: Một anh bạn cùng khóa đại học với người viết bài, kể lại, sau hai năm ra Hà Nội học cao học Thạc sĩ tiếng Anh. Hôm đầu tiên trở về quê , anh khoe thành tích học tập với ông chú ruột, lãnh đạo một sở của tỉnh. Nghe xong, ông phán một câu xanh rờn:Thế à? Tốt. Này nhưng tôi nói để anh biết, cái tiếng Anh nó bắt nguồn từ tiếng quê mình đấy. Người Anh, người Mỹ nó nói No, mình nói Nỏ… nên cứ dùng tốt tiếng quê mình là tiếng Anh, tiếng Mỹ…dễ như ăn ớt.Anh bạn tôi chỉ biết chắp tay vái ông chú đến ba vái.Chẳng còn ngạc nhiên khi không ít GS, PGS, nghiên cứu viên khoa học nhưng trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) rất hạn chế, không chỉ khả năng nói, nghe, mà trình độ đọc, viết cũng rất khiêm tốn.Các bác chủ yếu dựa vào bản dịch của người khác ( mà thường tam sao thất bản). Trong hội thảo, hội nghị quốc tế phải có phiên dịch từ A đến Z. Không phải các bác không có công trình nghiên cứu, nhưng những công trình này có khi khó công bố ra nước ngoài, hoặc đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới, chỉ vì vốn ngoại ngữ hạn hẹp.Từ những chuyện như trên, đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, việc dạy, học ngoại ngữ sau hơn nửa thế kỷ của ngành giáo dục ta vẫn đang loay hoay. Thực trạng như tác giả Nguyễn Phương viết chưa phải là tất cả!Gần đây các phương tiện truyền thông nói nhiều về một vị giám đốc một bệnh viện Trung ương đóng tại Hà Nội, với những thành tựu ngoại khoa của ông được các đối tác trong khối ASEAN, và thế giới nể phục trong phẫu thuật tim trẻ em.Thành công của ông, theo ông là nhờ vào việc “dùi mài” tiếng Anh từ những năm 70 của thế kỷ trước. Rõ ràng, ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, là phương tiện hữu hiệu biết chừng nào cho khoa học và cho nhiều lĩnh vực khác của đời sống.Từ sau năm 1990, với ” mở cửa, hội nhập quốc tế” chúng ta đã có nhiều chính sách về ngoại ngữ. Ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh đã được thừa nhận một cách tất yếu là “chìa khóa” mở những cánh cửa đầu tiên để bước ra thế giới, ngay trong phòng làm việc, ngay trong ngôi nhà của mình.Bộ GD và ĐT đã có cả một chiến lược đào tạo đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ, dạy tiếng Anh. Rất nhiều hội thảo về vấn đề cấp bách này. Nhiều khóa bồi dưỡng giáo viên, đào tạo lại giáo viên liên tục mở, để khắc phục những lỗ hổng cả về kiến thức chuyên môn, cũng như nghiệp vụ sư phạm.Thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng tuy nhiều nhưng vẫn thiếu và yếu, đã được đề cập, và nêu một số biện pháp khắc phục. Nhưng công việc này đòi hỏi thường xuyên, liên tục, đòi hỏi kinh phí, và nhất là nỗ lực hàng ngày của chính các thầy, các cô. Vì thế, mỗi thầy, cô giáo nên tâm niệm “Being a teacher is being a life-long student” (là thầy giáo có nghĩa là làm học sinh suốt đời)
tieng-tay-bat-nguon-tu-que-minh-2-031212.jpg
Tiếng "tây" có nguồn gốc...từ quê mình! (Ảnh minh họa)​

Chim làm tổTrong tiếng Pháp có một câu rất hay: “Petit à petit, l’oiseau fait son nid” (từng tí từng tí con chim làm nên tổ cho mình). Tiếng Việt nói “kiến tha lâu đầy tổ”.Trong bài viết, tác giả Nguyễn Phương có nói đến việc sử dụng từ điển đối với người thầy dạy ngoại ngữ. Điều này quá cần thiết nếu không muốn nói là không thể không có.Theo người viết bài biết, tất cả các thầy Việt, dạy tiếng Việt (cỡ GS), và các chuyên gia (đúng nghĩa) người Anh, người Pháp đang tham gia giảng dạy tiếng nước họ tại Việt Nam, lúc nào cũng có nhiều quyển từ điển trên bàn làm việc.Ngay cả khi lên lớp họ vẫn mang theo để không ngần ngại tra cứu khi họ chưa chắc chắn về cách dùng của một chữ. Dạy và học luôn đòi hỏi nghiêm túc, cẩn trọng là thế.Trở lại vấn đề cái gọi là phương tiện. Ngoại ngữ là phương tiện, phương tiện đắc lực, hữu ích cho rất nhiều mục đích khác.. Phải làm sao cho ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh phải là phương tiện tốt nhất.Không thể, không nên chỉ như một thứ “trang điểm” để các bác in trên danh thiếp. Càng không thể để khoe như các chức danh, từ tổ trưởng đến những chức vị rất chi là cao sang, in chằng chịt trên danh thiếp, mà chủ nhân của nó khi tiếng nước ngoài lại rơi vào tình huống như “nửa câm nửa điếc”.Chúng ta đang tiến tới kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không”. Cùng với chiến công ấy, không thể không nhớ đến chiến thắng của Hiệp định Paris về lập lại hòa bình cho Việt Nam. Trong đó, có sự đóng góp rất lớn của những chính khách Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam như Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Thị Bình.Họ là những người “tay bo” tiếng Anh, tiếng Pháp rất nhuần nhuyễn, tinh tế, uyên bác với đối thủ “gạo cội” ngoại giao của Hoa Kỳ, mà ngay trong Hội nghị cũng như nhiều năm sau, người Mỹ rất kính nể.
Thế hệ chúng ta bây giờ thì sao?

(TVN)
 
×
Quay lại
Top Bottom