- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
How do we judge what is fair? by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
Sự công bằng rất quan trọng đối với chúng ta. Ngay từ bé, trẻ em đã biết phàn nàn về sự không bình đẳng. Niềm hạnh phúc của con người trong công việc bị ảnh hưởng bởi việc họ cảm thấy mình được đối xử công bằng.
Tính phức tạp của khả năng đối xử với mọi người một cách công bằng là ở chỗ con người nhìn nhận sự công bằng thay đổi cùng với hoàn cảnh.
Ví dụ, nhìn chung con người có ( ít nhất ) 2 kiểu niềm tin khác nhau về sự công bằng. Một kiểu niềm tin nổi bật về sự công bằng đó là sự bình đẳng. Nghĩa là, chúng ta thường thích phân phối đồ vật cho mọi người để mỗi người đều nhận được 1 phần như nhau. Một niềm tin thứ hai đó là sự công bằng về phần thưởng ( fair rewward ). Chúng ta tin rằng con người nên được thưởng công dựa vào những gì họ đóng góp để tạp nên kết quả. Đó là lý do tại sao chúng ta chấp nhận con người được trả những mức lương khác nhau trong 1 công việc. Chúng ta nghĩ rằng điều đó là công bằng khi những người thành công hơn trong công việc được trả nhiều tiền hơn, mặc dù điều đó có có sự bất bình đẳng về mức lương.
1 nghiên cứu của Sanford DeVoe và Sheena Iyengar ( tháng 2/2010 ) trên tờ Psychological Science xem xét những niềm tin về sự công bằng. Họ phát hiện thấy : tiêu chuẩn mà con người dùng để đánh giá sự công bằng dựa trên đối tượng được sử dụng làm phần thưởng.
Nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia đánh giá về sự công bằng của 1 phần thường. Họ nói với người tham gia rằng 1 công ty đang lên kế hoạch thưởng cho đội ngũ bán hàng sau 1 năm làm việc thành công. Một số người được cho biết , phần thưởng là tiền ( đội ngũ bán hàng sẽ được nhận tiền thưởng ). Một số người khác được cho biết phần thưởng là phiếu mua hàng . Nhóm thứ ba được cho biết phần thưởng họ nhận được là những ngày nghỉ phép. Nhóm thứ tư là những hộp socola.
Những người tham gia được cho biết rằng phần thưởng của họ sẽ được chia đều cho các thành viên , cho dù không phải mỗi thành viên của đội bán hàng đều bán được doanh số như nhau. Những người tham gia sẽ đánh giá sự công bằng của chương trình khen thưởng này.
Và có 1 hiệu ứng mạnh mẽ của kiểu phần thưởng lên niềm tin về sự công bằng. Mọi người nghĩ rằng việc khen thưởng là công bằng khi phần thường là socola hoặc những ngày nghỉ phép hơn là tiền và phiếu mua hàng.
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, chúng ta gắn những kiểu đối tượng khác nhau với những khái niệm về sự công bằng khác nhau.
Chúng ta có xu hướng phân phát đồ vật công bằng cho mọi người. Ví dụ, khi chúng ta phát kẹo cho 1 nhóm trẻ em, chúng ta có xu hướng chia kẹo đều cho tất cả số trẻ. Do đó, khi con người thấy sự phân phối đồ vật trong nhóm, họ có khuynh hướng sử dụng kiểu sắp xếp này để đánh giá sự công bằng.
Mặt khác, chúng ta có xu hướng phân phối tiền bạc không bình đẳng. Con người kiếm được nhiều tiền hơn khi họ thành công hơn. Do đó, chúng ta có xu hướng đánh giá sự công bằng của những giao dịch với tiền bạc ( và với những thứ giống tiền như phiếu mua hàng ) dựa trên việc sắp xếp phần thưởng liên quan đến thành công.
Như vậy, nếu chúng ta muốn dự đoán liệu mọi người sẽ nghĩ chúng ta đánh giá họ công bằng hay không, chúng ta hãy tính đến cả 2 yếu tố là những niềm tin của con người về sự công bằng cũng như mối quan hệ giữa những niềm tin đó và những đối tượng cụ thể có liên quan trong tình huống đó.
Sự công bằng rất quan trọng đối với chúng ta. Ngay từ bé, trẻ em đã biết phàn nàn về sự không bình đẳng. Niềm hạnh phúc của con người trong công việc bị ảnh hưởng bởi việc họ cảm thấy mình được đối xử công bằng.
Tính phức tạp của khả năng đối xử với mọi người một cách công bằng là ở chỗ con người nhìn nhận sự công bằng thay đổi cùng với hoàn cảnh.
Ví dụ, nhìn chung con người có ( ít nhất ) 2 kiểu niềm tin khác nhau về sự công bằng. Một kiểu niềm tin nổi bật về sự công bằng đó là sự bình đẳng. Nghĩa là, chúng ta thường thích phân phối đồ vật cho mọi người để mỗi người đều nhận được 1 phần như nhau. Một niềm tin thứ hai đó là sự công bằng về phần thưởng ( fair rewward ). Chúng ta tin rằng con người nên được thưởng công dựa vào những gì họ đóng góp để tạp nên kết quả. Đó là lý do tại sao chúng ta chấp nhận con người được trả những mức lương khác nhau trong 1 công việc. Chúng ta nghĩ rằng điều đó là công bằng khi những người thành công hơn trong công việc được trả nhiều tiền hơn, mặc dù điều đó có có sự bất bình đẳng về mức lương.
1 nghiên cứu của Sanford DeVoe và Sheena Iyengar ( tháng 2/2010 ) trên tờ Psychological Science xem xét những niềm tin về sự công bằng. Họ phát hiện thấy : tiêu chuẩn mà con người dùng để đánh giá sự công bằng dựa trên đối tượng được sử dụng làm phần thưởng.
Nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia đánh giá về sự công bằng của 1 phần thường. Họ nói với người tham gia rằng 1 công ty đang lên kế hoạch thưởng cho đội ngũ bán hàng sau 1 năm làm việc thành công. Một số người được cho biết , phần thưởng là tiền ( đội ngũ bán hàng sẽ được nhận tiền thưởng ). Một số người khác được cho biết phần thưởng là phiếu mua hàng . Nhóm thứ ba được cho biết phần thưởng họ nhận được là những ngày nghỉ phép. Nhóm thứ tư là những hộp socola.
Những người tham gia được cho biết rằng phần thưởng của họ sẽ được chia đều cho các thành viên , cho dù không phải mỗi thành viên của đội bán hàng đều bán được doanh số như nhau. Những người tham gia sẽ đánh giá sự công bằng của chương trình khen thưởng này.
Và có 1 hiệu ứng mạnh mẽ của kiểu phần thưởng lên niềm tin về sự công bằng. Mọi người nghĩ rằng việc khen thưởng là công bằng khi phần thường là socola hoặc những ngày nghỉ phép hơn là tiền và phiếu mua hàng.
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, chúng ta gắn những kiểu đối tượng khác nhau với những khái niệm về sự công bằng khác nhau.
Chúng ta có xu hướng phân phát đồ vật công bằng cho mọi người. Ví dụ, khi chúng ta phát kẹo cho 1 nhóm trẻ em, chúng ta có xu hướng chia kẹo đều cho tất cả số trẻ. Do đó, khi con người thấy sự phân phối đồ vật trong nhóm, họ có khuynh hướng sử dụng kiểu sắp xếp này để đánh giá sự công bằng.
Mặt khác, chúng ta có xu hướng phân phối tiền bạc không bình đẳng. Con người kiếm được nhiều tiền hơn khi họ thành công hơn. Do đó, chúng ta có xu hướng đánh giá sự công bằng của những giao dịch với tiền bạc ( và với những thứ giống tiền như phiếu mua hàng ) dựa trên việc sắp xếp phần thưởng liên quan đến thành công.
Như vậy, nếu chúng ta muốn dự đoán liệu mọi người sẽ nghĩ chúng ta đánh giá họ công bằng hay không, chúng ta hãy tính đến cả 2 yếu tố là những niềm tin của con người về sự công bằng cũng như mối quan hệ giữa những niềm tin đó và những đối tượng cụ thể có liên quan trong tình huống đó.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: