1 lý thuyết giải thích vì sao người quyền lực vô tâm với người không có quyền lực

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Con người rất giỏi trong việc nhìn thế giới theo cách làm cho cuộc sống thú vị hơn. Một thứ giúp họ đạt được mục tiêu này đó là xu hướng xem thế giới là nơi công bằng và có trật tự, một thành kiến thường được gọi là “ảo tưởng về thế giới công bằng.”

Cũng có những lợi ích khi tin vào điều công bằng. Một mặt nó làm bạn cảm thấy tử tế và ấm áp. Nghiên cứu cũng cho thấy nó làm tăng sự tập trung vào những phần thưởng lớn hơn về lâu dài của bạn hơn là tập trung vào những phần thưởng nhỏ hơn trong ngắn hạn. Sau tất cả, nếu thế giới là một nơi hỗn loạn mà ở đó không ai nhận được thứ họ xứng đáng thì con người chẳng có lí do gì để làm việc chăm chỉ hoặc bám vào những kế hoạch dài hạn.

Nhưng thật khó để tin vào một thế giới công bằng vì sự bất công ở khắp mọi nơi. Ví dụ, những thảm họa thiên nhiên. Những điều rủi ro chắc chắn xảy đến với người tốt. Và nghĩ về những nạn nhân vô tội đó dẫn đến sự xung đột trực tiếp với khao khát tin rằng thế giới này công bằng. Trong các thực nghiệm, những người tham gia thường xử lý sự xung đột này bằng cách làm giảm giá trị của nạn nhân, có thể bằng cách viện ra một số lời giải thích về lí do tại sao nạn nhân xứng đáng với số phận của họ. Trong thế giới thực bạn có thể nhìn thấy xu hướng này ở những người tin vào những điều như “gái độc không con” (*)…Nếu họ đổ lỗi cho nạn nhân về sự bất hạnh của họ thì thế giới vẫn là công bằng.
Một nhóm các nhà nghiên cứu do Mitchell Callan dẫn đầu (đại học University of Essex) cho rằng nếu việc làm giảm giá trị của nạn nhân làm tăng niềm tin vào một thế giới công bằng, và niềm tin vào một thế giới công bằng giúp con người tập trung vào những phần thưởng dài hạn, thì khi đó nó có lý khi làm giảm giá trị của nạn nhân có thể giúp con người tập trung vào những phần thưởng dài hạn.

Để kiểm tra những giả thiết của họ, Callan và nhóm của ông đã tiến hành một thực nghiệm đầu tiên, ở đó những người tham gia đọc về một ai đó bị cá sấu cắn. Một số người tham gia biết rằng cá sấu đã bị tóm (thế giới công bằng!) trong khi những người khác biết được cá sấu không bao giờ bị tóm (thế giới không công bằng!) Sau đó những người tham gia trả lời các câu hỏi về họ thích nạn nhân như thế nào và mức độ mà họ cảm thấy nạn nhân là người bất cẩn hoặc có trách nhiệm.

Để đánh giá sự cam kết với những phần thưởng dài hạn, các nhà nghiên cứu giao một nhiệm vụ “trì hoãn phần thưởng” cho những người tham gia, ở đó họ tiết lộ những sở thích của họ trong việc chấp nhận những số tiến khác nhau tại những thời điểm khác nhau trong tương lai. Những người tham gia sẵn sàng đợi lâu hơn để có số tiền lớn hơn được đánh giá là thể hiện một sự cam kết mạnh mẽ hơn với phần thưởng dài hạn.

Các kết quả đúng như mong đợi. Những người có quan điểm về thế giới công bằng bị đe dọa (vì con cá sấu không bị tóm), những người ưa thích nạn nhân và do đó xem thế giới là một nơi không công bằng, có nhiều khả năng thích những khoản tiền nhanh. Ngược lại, những người làm giảm giá trị của nạn nhân bằng cách đánh giá anh ta là người không đáng yêu và vô trách nhiệm thì có nhiều khả năng nói rằng họ sẽ theo đuổi những phần thưởng lớn hơn về lâu dài. Có vẻ như việc làm giảm giá trị của nạn nhân đã làm tăng cường sự cam kết với phần thưởng dài hạn bằng cách giúp họ phục hồi lại niềm tin vào một thế giới công bằng.

Thực nghiệm tiếp theo tuân theo một quá trình tương tự, nhưng trước thực nghiệm các nhà nghiên cứu đánh giá về xu hướng trì hoãn phần thưởng của những người tham gia. Thêm vào đó, mức độ của sự bất công được kiểm soát bằng cách nói với một số người tham gia rằng nạn nhân là một tay buôn ma túy. Các kết quả tương tự như thực nghiệm đầu. Khi những người tham gia xem nạn nhân là xứng đáng gánh chịu số phận đó của họ, thì người tham gia ít có khả năng làm suy yếu sự cam kết của họ với những phần thưởng trong tương lai.

Đây là điều gây lo lắng về nghiên cứu: khả năng trì hoãn những phần thưởng trong ngắn hạn để có được những phần thưởng dài hạn là quan trọng nếu bạn muốn đạt được một vị trí quyền lực. Rất ít người không có khả năng từ chối một liều cocaine ở một bữa tiệc đêm trước một kì thi môn hóa kết thúc là trở thành một nghị sĩ.Trở thành người quyền lực nhìn chung đòi hỏi nỗ lực, kiên trì và một sự tập trung vào những phần thưởng to lớn sẽ xuất hiện ở một tương lai xa.

Thực nghiệm của Callan cho thấy con người có thể phát triển khả năng tập trung vào những phần thưởng dài hạn bằng cách làm giảm giá trị của nạn nhân. Ngụ ý là những nhà chính trị và các vị CEO của chúng ta, về trung bình, ít cảm thông với các nạn nhân. Có khả năng xem nạn nhân là không xứng đáng được hỗ trợ có thể giúp họ đến được vị trí hiện tại của ho.

Nghiên cứu này cũng là một nhắc nhở hay rằng bạn không thể đạt được sự hoàn hảo về mặt tâm lý. Khi trên mạng internet đầy những lời khuyên dựa trên nghiên cứu về những thứ như những thành kiến nhận thức và hình thành thói quen, làm bạn có cảm giác sẽ có một giải pháp cho tất cả mọi thứ. Nhưng nhiều khi 2 mục tiêu đáng khen ngợi là không tương hợp. Nếu bạn muốn cảm thông với các nạn nhân thì việc đánh mất niềm tin vào một thế giới công bằng có thể làm bạn khó mà theo đuổi được những kế hoạch trong tương lai. Nếu bạn muốn bám vào những kế hoạch trong tương lai, nó sẽ có ích khi thuyết phục bản thân rằng những nạn nhân nào đó không phải là quá vô tội. Vì vậy, đừng chán nản nếu bạn cảm thấy không thể đạt được một trạng thái tâm lý mà không có những mặt bất lợi.


Nguồn
A Theory About Why the Powerful Don't Care For the Powerless
Showing enough empathy could be incompatible with keeping your eye on the prize.
Published on November 14, 2013 by Eric Horowitz in The Inertia Trap
PsychologyToday

(*) tác giả đã thay đổi cho phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam.
 
×
Quay lại
Top