- Tham gia
- 11/6/2010
- Bài viết
- 33
Thế giới những điều kì lạ: Thực vật cũng có trí khôn
Gần đây trong một bài giảng của mình, giáo sư Toni Triafs của trường đại học Edin Curgh nhận xét rằng con người chúng ta đã quá coi thường trí khôn (intelligence) của thực vật, thực vật có khả năng tính toán; thực vật không những có khả năng dự đoán tương lai, mà còn có thể “nhớ như in” những sự việc từng xảy ra đối với chúng; còn có thể đưa ra những phản ứng đầy thông minh đối với những thay đổi của môi trường chung quanh.
Thực vật có thể dự báo tương lai
Giáo sư T.Triafs giữa con người và anh em xa – màu xanh của mình chỉ có sự khác nhau duy nhất là, con người có khả năng tự ý dịch chuyển vị trí. Chúng ta thường quen phán đoán mức độ trí lực thông qua hành vi quan sát biểu hiện của đối tượng, vì vậy, thực vật luôn câm lặng và chôn chân một chỗ dĩ nhiên bị coi là không có trí lực. Nhưng thực ra chúng luôn có phản ứng thông minh đối với môi trường chung quanh.
Ông còn cho rằng thực vật có thể dự đoán những vấn đề nảy sinh trong tương lai, và quyết định phải làm gì để né tránh những vấn đề gây bất lợi cho mình. Các nhà thực vật học từ lâu đã nhận thức được rằng, những mầm non thực vật đang sinh trưởng có thể cảm nhận thảm thực vật chung quanh. Chất lục diệp hấp thu ánh sáng đỏvà phản xạ tia hồng ngoại (infrared ray), thực vật có thể nhận biết và phân biệt được sự thay đổi độ sáng từ tia sáng đỏ đến tia hồng ngoại, mà sự thay đổi này lại có thể phản ánh tình hình thảm thực vật xanh gần đấy. Trirafs nói, thực vật có thể dự đoán được hậu quả do những sự thay đổi này dẫn tới, từ đó dự trù trong tương lai mình có khả năng bị cạnh tranh và che chắn ở chỗ nào và áp dụng những biện pháp dự phòng cần thiết. Thực vật có thể tự “sửa lại” hình dáng toàn thân của nó, số lượng và kích cỡ to nhỏ, dày mỏng của lá cũng như kết cấu của thân, cành, cuống lá, nhằm cố gắng đứng ở vị trí hứng được ánh sáng tốt nhất. Nói một cách chính xác thì những hành vi này của thực vật là phản ứng điều tiết mang tính thích nghi với điều kiện sống.
Thực vật tranh thủ thuận lợi, né tránh tác hại
Thực vật còn có thể áp dụng các biện pháp né tránh tác hại. Nếu quan sát toàn cât thân cao như cây cọ, dừa cau, chẳng hạn, thậm chí rễ mọc cả từ đốt gốc trên mặt đất. Khi những cây cối xung quanh gây cản trở tới việc tiếp nhận ánh và chất dinh đưỡng của nó, nó sẽ lập tức áp dụng các hành vi né tránh rất rõ rệt – phần gốc hướng về phía ánh sáng mặt trời sẽ mọc thêm nhiều rễ mới cắm xuống đất đễ chống đỡ thân cây, còn rễ hướng về phía bóng râm thì sẽ ít phát triển hơn, thậm chí còn thui chột bớt, giúp cho tán cây vươn dần ra được nhiều ánh sáng nhất, có nghĩa thân cây không còn thẳng đứng nữa và cong nghiêng đi. Liệu có thể nói đây là một tiu chí của trí khôn không?
Giáo sư Andrew goz, nhà thực vật học thuộc học viện đế quốc Luân Đôn nhận xét rằng, phần lớn các phản ứng của thực vật cũng giống như phản ứng của con người trước ngoại cảnh. Thực vật một khi “phát hiện” ra thực vật khác quần cư bên cạnh mình, liền sinh trưởng nhanh hơn “láng giềng” của chúng, hoặc giả chúng hình thành phương thức sinh trưởng mang tính chiết trung, nhằm đối phó với các loại tín hiệu xung đột lẫn nhau, khi đó, chúng xem như một nhà quyết sách thông minh và phức tạp. Nhưng thực ra đây chỉ là loại phản ứng máy móc quyets định bởi mật mã di truyền.
Còn giáo sư Triafs thì cho rằng rất nhiều tính thích ứng hành vi do thực vật phản ứng ra đã vượt xa mức độ phản xạ hoặc sự điều khiển của mật mã di truyền. Rễ thực vật có thể căn cứ vào nấc thang phân bố chất khoáng và nước trong thổ nhưỡng để sinh trưởng, nhưng chúng hoàn toàn không áp dụng mô thức đơn giản như vây.Nhà sinh vật học trường đại học Sasex là giáo sư Michael huf – chins cùng đồng sự của ông đã tiến hành hành vi “kiếm ăn” của loài cỏ “liên tiền thảo” mang tên “glchoma longi – Au Ta” (hoạt huyết đan). Nếu cắm rễ nơi đất phì nhiêu thì chúng sẽ đâm nhiều mầm, nhánh, lá và cũng hình thành càng nhanh rễ chùm, nhằm hấp thu càng nhiều thành phần dinh dưỡng. Nhưng neus muốn mọc ở nơi đất khô cằn bạc màu, thì chúng vươn ra mọc ra rất nhanh, rất rộng, như muốn sớm rời bỏ mảnh đất mà nó cắm rõ, đồng thời rễ cũng mọc nhiều và mảnh, cuống cỏ cũng mảnh mai hơn.
Điều này có nghĩa là mầm mới cố gắng vươn ra thật xa thân chính để tìm tới cắm rễ chỗ đất màu mỡ hơn. Biên độ sinh trưởng không đơn thuần quyết định bởi bản thân chất lượng thỗ nhưỡng, mà còn có liên quan với mối liên hệ giữa nó với vùng đất chung quanh. Không chỉ có vậy, thực nghiệm còn cho thấy, thực vật đồng hệ của “hoạt huyết đan” còn có thể cảm nhận được sự tồn tại của hệ rễ kẻ cạnh tranh với nó, cho dù chung quanh có đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng vẫn chuyển hướng phát triển tới vùng đất khác.
Thực vật có thể thích ứng với môi trường
Trirafs biểu thị chứng cớ quan trọng của trí tuệ thực vật là sự phản ứng của chúng có sự sai khác huyền diệu – tức chúng không chỉ có tính thích ứng, mà tính thích ứng còn mang tính khả tiến. Mỗi một thân cây là một cá thể, không bao giờ có một hạt giống cho hai cây hoàn toàn giống nhau, cho dù chúng có cùng một loại gene, hoặc cùng sinh trưởng trong một môi trường xem ra như nhau. Không chỉ có thế, chúng có thể đưa ra phản ứng đối với trên 15 loại tín hiệu cảm quan khác nhau – bao gồm ánh sáng, chất hoá học, nước, động lực, chất đất, sự tổn hại, vv…Hơn thế nữa còn tổng hợp và so sánh các tín hiệu này, vì vậy mà mỗi loại phản ứng đều là kết quả của tác dụng tổng hợp các loại nhân tố. Rõ ràng là thực vật có năng lực thích ứng rất mạnh mẽ.
Giống như một hệ thống thần kinh đơn giản, đối với hệ thống tín hiệu này con người có tiềm năng suy đoán và học tập. Hơn 100 năm trước, Dawin đã chỉ ra rằng : “Về mặt nào đó phản ứng của loài thực vật đối với ánh sáng dường như phản ứng của động vật đối với ánh sáng thông qua hệ thống thần kinh của mình vậy”. Nhưng sau khi sinh vật học phân tử hiện đại phát triển, mới càng thấy rõ hệ thống thần kinh của động vật và hệ thống tín hiệu của thực vật giống nhau như thế nào.
Thực vật lợi dụng sự thay đổi điện áp giữa màng tế bào mà truyền đưa tín hiệu điện tử từ tế bào này tới tế bào kia, đại loại như truyền dẫn điện áp hành vi diễn ra trong hệ thống thần kinh của chúng ta. Giống như chúng ta có thần kinh cảm giác đau đớn, những điện áp này mách bảo thực vật ở một phần nào đó bị tổn thương. Ở trong ngoài tế bào thực vật, chất hoá học của truyền dẫn thông tin, có rất nhiều điểm hoàn toàn giống với chất gia công thông tin do tế bào não người phụ trách.
Nền móng phân tử mà động vật và thực vật tiến hành học tập và ghi nhớ cũng tương tự như nhau. Khi động vật bị đe doạ lặp lại – ví như một loại thức ăn nào đó khiến chúng ăn phải sẽ sinh bệnh hoặc một mạch điện mà chúng không ngừng chạm phải, khi chúng học được cách nhanh chóng né tránh, thì tốc độ và cường độ của tín hiệu điện tử đều có thể chỉ nâng cao trong vài phút.
Thực vật có cuộc sống trí năng
Khi một loài thực vật cảm thấy khan hiếm nước, thì tín hiệu đại loại như của động vật thiết lập càng nhiều kenh cảm giác, đóng chặt các khí cổng (stoma) và áp dụng các biện pháp khống chế thuỷ phần trong tế bào. Thời gian kéo dài, hình thức biểu hiện gien và hiệu suất tổng hợp protein của thực vật sẽ thay đổi, thành tế bào dầy thêm, lá thu nhỏ lại. Cuối cùng loài thực vật này sẽ mọc thêm càng nhiều rễ và càng ít nẩy mầm hơn. Nhưng Triafs cho hay, cách nói thực vật có cuộc sống trí năng, chẳng phải nhằm dấy lên hiệu ứng bùng nổ, mà muốn nhắc nhở con người đã xem thường, bỏ qua tính phức tạp nhận biết và ngoại cảnh của thực vật. Nếu như dùng từ “trí năng” (intelligence) nhằm gây nên cuộc tranh luận tính phức tạp của thực vật, suy cho cùng cũng giúp cho chúng ta hiểu hơn đối với thực vật.
Về mặt số lượng, 99% sinh vật trên trái đất đều là thực vật, điều này cho thấy rõ chúng rất dễ thích ứng với môi trường chung quanh. Giáo sư trirafs nói: “Thực vật không có não vẫn có thể lựa chọn được môi trường sống của mình”.
BÙI TƯỜNG HẠNH
(Theo “Hải ngoại văn trích”)
Gần đây trong một bài giảng của mình, giáo sư Toni Triafs của trường đại học Edin Curgh nhận xét rằng con người chúng ta đã quá coi thường trí khôn (intelligence) của thực vật, thực vật có khả năng tính toán; thực vật không những có khả năng dự đoán tương lai, mà còn có thể “nhớ như in” những sự việc từng xảy ra đối với chúng; còn có thể đưa ra những phản ứng đầy thông minh đối với những thay đổi của môi trường chung quanh.
Thực vật có thể dự báo tương lai
Giáo sư T.Triafs giữa con người và anh em xa – màu xanh của mình chỉ có sự khác nhau duy nhất là, con người có khả năng tự ý dịch chuyển vị trí. Chúng ta thường quen phán đoán mức độ trí lực thông qua hành vi quan sát biểu hiện của đối tượng, vì vậy, thực vật luôn câm lặng và chôn chân một chỗ dĩ nhiên bị coi là không có trí lực. Nhưng thực ra chúng luôn có phản ứng thông minh đối với môi trường chung quanh.
Ông còn cho rằng thực vật có thể dự đoán những vấn đề nảy sinh trong tương lai, và quyết định phải làm gì để né tránh những vấn đề gây bất lợi cho mình. Các nhà thực vật học từ lâu đã nhận thức được rằng, những mầm non thực vật đang sinh trưởng có thể cảm nhận thảm thực vật chung quanh. Chất lục diệp hấp thu ánh sáng đỏvà phản xạ tia hồng ngoại (infrared ray), thực vật có thể nhận biết và phân biệt được sự thay đổi độ sáng từ tia sáng đỏ đến tia hồng ngoại, mà sự thay đổi này lại có thể phản ánh tình hình thảm thực vật xanh gần đấy. Trirafs nói, thực vật có thể dự đoán được hậu quả do những sự thay đổi này dẫn tới, từ đó dự trù trong tương lai mình có khả năng bị cạnh tranh và che chắn ở chỗ nào và áp dụng những biện pháp dự phòng cần thiết. Thực vật có thể tự “sửa lại” hình dáng toàn thân của nó, số lượng và kích cỡ to nhỏ, dày mỏng của lá cũng như kết cấu của thân, cành, cuống lá, nhằm cố gắng đứng ở vị trí hứng được ánh sáng tốt nhất. Nói một cách chính xác thì những hành vi này của thực vật là phản ứng điều tiết mang tính thích nghi với điều kiện sống.
Thực vật tranh thủ thuận lợi, né tránh tác hại
Thực vật còn có thể áp dụng các biện pháp né tránh tác hại. Nếu quan sát toàn cât thân cao như cây cọ, dừa cau, chẳng hạn, thậm chí rễ mọc cả từ đốt gốc trên mặt đất. Khi những cây cối xung quanh gây cản trở tới việc tiếp nhận ánh và chất dinh đưỡng của nó, nó sẽ lập tức áp dụng các hành vi né tránh rất rõ rệt – phần gốc hướng về phía ánh sáng mặt trời sẽ mọc thêm nhiều rễ mới cắm xuống đất đễ chống đỡ thân cây, còn rễ hướng về phía bóng râm thì sẽ ít phát triển hơn, thậm chí còn thui chột bớt, giúp cho tán cây vươn dần ra được nhiều ánh sáng nhất, có nghĩa thân cây không còn thẳng đứng nữa và cong nghiêng đi. Liệu có thể nói đây là một tiu chí của trí khôn không?
Giáo sư Andrew goz, nhà thực vật học thuộc học viện đế quốc Luân Đôn nhận xét rằng, phần lớn các phản ứng của thực vật cũng giống như phản ứng của con người trước ngoại cảnh. Thực vật một khi “phát hiện” ra thực vật khác quần cư bên cạnh mình, liền sinh trưởng nhanh hơn “láng giềng” của chúng, hoặc giả chúng hình thành phương thức sinh trưởng mang tính chiết trung, nhằm đối phó với các loại tín hiệu xung đột lẫn nhau, khi đó, chúng xem như một nhà quyết sách thông minh và phức tạp. Nhưng thực ra đây chỉ là loại phản ứng máy móc quyets định bởi mật mã di truyền.
Còn giáo sư Triafs thì cho rằng rất nhiều tính thích ứng hành vi do thực vật phản ứng ra đã vượt xa mức độ phản xạ hoặc sự điều khiển của mật mã di truyền. Rễ thực vật có thể căn cứ vào nấc thang phân bố chất khoáng và nước trong thổ nhưỡng để sinh trưởng, nhưng chúng hoàn toàn không áp dụng mô thức đơn giản như vây.Nhà sinh vật học trường đại học Sasex là giáo sư Michael huf – chins cùng đồng sự của ông đã tiến hành hành vi “kiếm ăn” của loài cỏ “liên tiền thảo” mang tên “glchoma longi – Au Ta” (hoạt huyết đan). Nếu cắm rễ nơi đất phì nhiêu thì chúng sẽ đâm nhiều mầm, nhánh, lá và cũng hình thành càng nhanh rễ chùm, nhằm hấp thu càng nhiều thành phần dinh dưỡng. Nhưng neus muốn mọc ở nơi đất khô cằn bạc màu, thì chúng vươn ra mọc ra rất nhanh, rất rộng, như muốn sớm rời bỏ mảnh đất mà nó cắm rõ, đồng thời rễ cũng mọc nhiều và mảnh, cuống cỏ cũng mảnh mai hơn.
Điều này có nghĩa là mầm mới cố gắng vươn ra thật xa thân chính để tìm tới cắm rễ chỗ đất màu mỡ hơn. Biên độ sinh trưởng không đơn thuần quyết định bởi bản thân chất lượng thỗ nhưỡng, mà còn có liên quan với mối liên hệ giữa nó với vùng đất chung quanh. Không chỉ có vậy, thực nghiệm còn cho thấy, thực vật đồng hệ của “hoạt huyết đan” còn có thể cảm nhận được sự tồn tại của hệ rễ kẻ cạnh tranh với nó, cho dù chung quanh có đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng vẫn chuyển hướng phát triển tới vùng đất khác.
Thực vật có thể thích ứng với môi trường
Trirafs biểu thị chứng cớ quan trọng của trí tuệ thực vật là sự phản ứng của chúng có sự sai khác huyền diệu – tức chúng không chỉ có tính thích ứng, mà tính thích ứng còn mang tính khả tiến. Mỗi một thân cây là một cá thể, không bao giờ có một hạt giống cho hai cây hoàn toàn giống nhau, cho dù chúng có cùng một loại gene, hoặc cùng sinh trưởng trong một môi trường xem ra như nhau. Không chỉ có thế, chúng có thể đưa ra phản ứng đối với trên 15 loại tín hiệu cảm quan khác nhau – bao gồm ánh sáng, chất hoá học, nước, động lực, chất đất, sự tổn hại, vv…Hơn thế nữa còn tổng hợp và so sánh các tín hiệu này, vì vậy mà mỗi loại phản ứng đều là kết quả của tác dụng tổng hợp các loại nhân tố. Rõ ràng là thực vật có năng lực thích ứng rất mạnh mẽ.
Giống như một hệ thống thần kinh đơn giản, đối với hệ thống tín hiệu này con người có tiềm năng suy đoán và học tập. Hơn 100 năm trước, Dawin đã chỉ ra rằng : “Về mặt nào đó phản ứng của loài thực vật đối với ánh sáng dường như phản ứng của động vật đối với ánh sáng thông qua hệ thống thần kinh của mình vậy”. Nhưng sau khi sinh vật học phân tử hiện đại phát triển, mới càng thấy rõ hệ thống thần kinh của động vật và hệ thống tín hiệu của thực vật giống nhau như thế nào.
Thực vật lợi dụng sự thay đổi điện áp giữa màng tế bào mà truyền đưa tín hiệu điện tử từ tế bào này tới tế bào kia, đại loại như truyền dẫn điện áp hành vi diễn ra trong hệ thống thần kinh của chúng ta. Giống như chúng ta có thần kinh cảm giác đau đớn, những điện áp này mách bảo thực vật ở một phần nào đó bị tổn thương. Ở trong ngoài tế bào thực vật, chất hoá học của truyền dẫn thông tin, có rất nhiều điểm hoàn toàn giống với chất gia công thông tin do tế bào não người phụ trách.
Nền móng phân tử mà động vật và thực vật tiến hành học tập và ghi nhớ cũng tương tự như nhau. Khi động vật bị đe doạ lặp lại – ví như một loại thức ăn nào đó khiến chúng ăn phải sẽ sinh bệnh hoặc một mạch điện mà chúng không ngừng chạm phải, khi chúng học được cách nhanh chóng né tránh, thì tốc độ và cường độ của tín hiệu điện tử đều có thể chỉ nâng cao trong vài phút.
Thực vật có cuộc sống trí năng
Khi một loài thực vật cảm thấy khan hiếm nước, thì tín hiệu đại loại như của động vật thiết lập càng nhiều kenh cảm giác, đóng chặt các khí cổng (stoma) và áp dụng các biện pháp khống chế thuỷ phần trong tế bào. Thời gian kéo dài, hình thức biểu hiện gien và hiệu suất tổng hợp protein của thực vật sẽ thay đổi, thành tế bào dầy thêm, lá thu nhỏ lại. Cuối cùng loài thực vật này sẽ mọc thêm càng nhiều rễ và càng ít nẩy mầm hơn. Nhưng Triafs cho hay, cách nói thực vật có cuộc sống trí năng, chẳng phải nhằm dấy lên hiệu ứng bùng nổ, mà muốn nhắc nhở con người đã xem thường, bỏ qua tính phức tạp nhận biết và ngoại cảnh của thực vật. Nếu như dùng từ “trí năng” (intelligence) nhằm gây nên cuộc tranh luận tính phức tạp của thực vật, suy cho cùng cũng giúp cho chúng ta hiểu hơn đối với thực vật.
Về mặt số lượng, 99% sinh vật trên trái đất đều là thực vật, điều này cho thấy rõ chúng rất dễ thích ứng với môi trường chung quanh. Giáo sư trirafs nói: “Thực vật không có não vẫn có thể lựa chọn được môi trường sống của mình”.
BÙI TƯỜNG HẠNH
(Theo “Hải ngoại văn trích”)