Thực trạng đào tạo content marketing theo style đa cấp ở Việt Nam

namsinhvien

Thành viên
Tham gia
16/9/2016
Bài viết
4
Các trường ĐH có giảng dạy về Marketing thường vẫn còn lạm dụng phương pháp đọc – chép; giáo trình thiếu, không cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế; giảng viên thiếu, ít kinh nghiệm thực chiến trong ngành. Còn các trung tâm đào tạo nghiệp vụ Marketing cũng đang rơi vào cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi các mô hình đào tạo kiểu đa cấp đang xâm chiếm thị trường đào tạo Marketing.

1. Marketing là ngành “hot” ở Việt Nam, “hot” nhưng khó:

Tại cuộc hội thảo "Đào tạo Marketing theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam" do trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức mới đây cho thấy, nhu cầu về nhân lực marketing, đặc biệt là nhân lực bậc cao ngày càng tăng. Song nhân lực đã qua đào tại chuyên ngành này mới chỉ đáp ứng 35% nhu cầu về số lượng.

Hiện tại, mức lương phổ biến cho nhân sự maketing được các DN có vốn đầu tư nước ngoài rao tuyển từ 400- 600USD/tháng, cấp quản lý từ 1.000- 1.500 USD/tháng. Còn ở các DN trong nước, mức lương tối thiểu trả cho nhân sự làm công việc này cũng không dưới 5 triệu đồng/tháng.

29088014433_033b7edc07_z.jpg

Ngành Marketing, đặc biệt là Marketing Online, đang là một ngành "hot"

Ngành Marketing là một ngành luôn chuyển biến không ngừng nên cạnh tranh rất khốc liệt càng đòi hỏi chất lượng nhân sự cao: cả về kiến thức chuyên môn đến kỹ năng, phẩm chất. Đặc biệt khi xu hướng Inbound Marketing đang ngày càng có vị thế trong ngành này càng cần nhân sự năng động và sáng tạo.

2. Vì đâu nên nỗi?

Ông Hermanrwan Kartajaya, nguyên Chủ tịch Hiệp hội marketing thế giới nhận xét: “Nhu cầu lao động marketing của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới cùng với sự gia tăng của đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này lại đang rơi vào tình trạng khủng hoảng do doanh nghiệp chưa làm tốt công tác chuẩn bị nhân lực và việc đào tạo ngành này hiện cũng chưa tương xứng với nhu cầu”.

29712554115_97056f4c9e_z.jpg

Đào tạo không sát với thực tế, học xong không áp dụng vào công việc được

Các trường ĐH có giảng dạy về Content Marketing vẫn còn lạm dụng phương pháp đọc – chép; giáo trình thì thiếu, không cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam (giáo trình nước ngoài); giảng viên thiếu và thường ít kinh nghiệm thực chiến trong ngành. Hệ quả là sinh viên thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức thực tế mà doanh nghiệp thì cần nhất khả năng ứng dụng vào thực tế của sinh viên.

Còn các trung tâm đào tạo Content Marketing cũng đang rơi vào cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi các mô hình đào tạo kiểu đa cấp đang bành trướng sang thị trường đào tạo Content Marketing sau khi lộng hành ở thị trường đào tạo Bất động sản, Kỹ năng mềm, Tư duy làm giàu. Tham gia một khóa học kiểu này, học viên sẽ “được” đóng một khoản tiền lớn, thường từ 8tr trở lên nhưng lại không thu về được giá trị tương xứng.

3. Các “Thánh” Đa cấp xâm lấn thị trường đào tạo Content Marketing như thế nào?

Xu thế Digital Marketing đang dần có vị thế hơn Marketing truyền thống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Các trung tâm đào tạo Digital Marketing cũng theo đà đó mà phát triển nhanh. Chúng ta dễ dàng thấy thông tin của những khóa học tràn lan trên Internet với những cái tên rất kêu: “Trở thành phù thủy ngôn từ chỉ sau 1 tháng”, “Khóa học Facebook giúp có 1000 đơn hàng/ngày”,…. Đặc biệt được học thử 1 buổi đầu.

29712554965_77afc0569e_z.jpg

Học viên tham gia khóa học đa cấp trong những phòng hội trường sang trọng

Các bạn sinh viên sẽ hân hoan đăng ký học thử với những giấc mộng lấp lánh do các trung tâm ấy vẽ nên. Khóa học sẽ được tổ chức ở những sảnh đường khách sạn, nhà hàng sang trọng với không dưới trăm người tham gia. Đèn điện sẽ sáng trưng, cò mồi ngồi xen kẽ mỗi hàng ghế vài người và chỉ chực khi diễn giả hỏi gì là hăm hở phát biểu, khen nức lời về khóa học cho các bạn xung quanh không khỏi mắt chữ O, mồm chữ A trầm trồ. Đến khi bảo đăng ký thì cũng tranh nhau đăng ký để tạo hiệu ứng đám đông khiến người xem phải lung lay ra quyết định.

Giảng viên trong buổi học thử ấy sẽ dành đến hơn nửa thời gian để cho học viên thấy họ giàu như thế nào (nhà ở đâu, to hay bé, mấy xe hơi,…) chứ không cho học viên biết họ có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy trong ngành cũng như vững chuyên môn ở lĩnh vực cụ thể nào. Buổi học đầu tiên sẽ chỉ là những kiến thức qua loa mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên internet. Chỉ khác là qua miệng lưỡi của những “phù thủy ngôn từ” kết hợp với hiệu ứng đám đông, học viên dễ dàng bị xiêu lòng.

Nếu nộp tiền ngay sẽ được giảm giá từ 8 chữ số xuống còn 7 chữ số, còn được tặng thêm bộ tài liệu abc,… Chính hiệu ứng tâm lý “Door in the face technique” như thế này đã làm học viên không ngần ngại nộp tiền cho đa cấp để thu về lượng kiến thức ít ỏi, hời hợt so với tiền đã bỏ ra.

29421533340_5828cf6d33_z.jpg

Học viên phẫn nộ vì bỏ ra khoản tiền lớn nhưng không học được kiến thức giá trị

Những trung tâm đào tạo kiểu này đã làm xấu mặt ngành đào tạo Marketing. Trên thị trường vẫn còn những trung tâm đào tạo uy tín và chất lượng như Sage (chuyên đào tạo về Branding), Nanado Academy (chuyên đào tạo Content Marketing, đào tạo Copywriter), Moa (chuyên về Marketing Online),… không hề chạy theo style đa cấp này.

Không chỉ các bạn sinh viên, những ai muốn học về Marketing hãy luôn thận trọng khi quyết định đi học nghiệp vụ nhé. Đầu tư cho giáo dục bản thân là tốt. Nhưng hãy là nhà đầu tư thông minh. Đừng đầu tư lỗ.
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top