- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Có điều trớ trêu là, có thực phẩm được coi là sạch sẽ nhất, an toàn nhất từ trước thì tới nay lại là thứ mất vệ sinh nhất, nguy hiểm nhất, đe dọa sức khỏe của con người một cách nghiêm trọng.
“Đẹp” thì phải… “độc”
Phải kể đến hàng đầu là rau ngót, một loại rau có nhiều vi chất cần thiết cho con người, có vị bùi, ngọt, lại rất đẹp mắt do không có đất bám bẩn, sâu như nhiều loại rau khác, chỉ cần rửa theo cách thông thường là có thể mang chế biến ngay được. Ấy thế mà, bây giờ mua rau ngót về ăn khác nào tự “đầu độc” vì trong rau chứa nhiều độc tố đến nỗi từ một loại rau được coi là sạch, là an toàn nhất, rau ngót trở thành mối đe dọa nhất với con người. Bởi ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Qua thu thập và kiểm nghiệm ngẫu nhiên, 25 mẫu rau ngót được lấy tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì có 22 mẫu, tương đương với 80% có thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 7 mẫu chứa dư lượng vượt quá rất nhiều giới hạn cho phép, nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Ở Hà Nội, rau ngót được trồng nhiều nhất ở Vân Nội (Đông Anh); Đa Phúc (Sóc Sơn); Văn Đức (Gia Lâm); Tiền Lệ (Hoài Đức)… và được trồng với quy mô hàng hóa chứ không phải “sử dụng nội bộ”. Trên các cánh đồng ở đây, đặc biệt ở khu vực Hà Đông, vứt bừa bãi những vỏ thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích… Tuy nhiên, điều đáng nói là nhãn những vỏ thuốc này toàn tiếng Trung Quốc, không có một chữ tiếng Việt nào. Trong khi theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, tất cả những loại thuốc bảo vệ thực vật được phép nhập khẩu vào Việt Nam đều phải có nhãn bằng tiếng Việt để hướng dẫn người dân sử dụng.
Như vậy những loại thuốc mà phần lớn nông dân trồng rau ngót ở Hà Nội đang sử dụng là loại thuốc ngoài danh mục. Ngay nông dân trồng rau ngót ở Đông Anh và ở Đa Phúc cũng thừa nhận: “Nếu trồng rau ngót, phải sau 20 ngày mới thu hoạch được 1 lần để bán. Chưa kể đến thời điểm đó, rau có thể bị sâu ăn, xoăn lá… hoặc thời tiết không thuận lợi sẽ khiến rau hoặc là mất mùa hoặc là không thể bán được do không… đẹp mắt. Nhưng nếu phun thuốc bảo vệ thực vật một cách… tích cực thì chỉ cần 10 ngày sau là rau có thể thu hoạch rồi mang bán. Thậm chí với “mẫu mã” rất đẹp”.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu mà người trồng rau ngót đang sử dụng là loại “2 trong 1”, tức là vừa để trừ nhện và loại virus làm xoăn lá vừa kích thích rau tăng trưởng nhanh.
Thuốc tẩy công nghiệp cũng “OK”
Cùng với rau ngót, bún, món khoái khẩu của nhiều người dân Việt, mới đây cũng được phát hiện có chứa tinopal, một hóa chất công nghiệp chuyên dùng để tẩy trắng giấy và xà phòng. Đây là chất, theo các chuyên gia hóa học, cực kỳ độc hại do đó tuyệt đối không được sử dụng cho thực phẩm. Không những có tinopal, mà bún còn có axit oxalic, cũng là chất vô cùng độc hại, không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Ngoài ra còn có chất bảo quản sodium benzoat.
Thống kê từ đầu năm đến nay: cả nước đã xảy ra 87 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 1.800 nạn nhân; 1.600 người phải đi cấp cứu và có 18 ca tử vong. Đỉnh điểm của những tháng ngộ độc thực phẩm này chính là những tháng hè oi bức vừa qua.
Có thể nói thông tin này làm “sốc” nhiều người tiêu dùng bởi là một món ăn khoái khẩu như đã nói, bún nhìn bằng mắt thường còn là thực phẩm rất “sạch sẽ” vì màu trắng nõn nà, hơn nữa, để thành thành phẩm, bún cũng đã được “luộc chín, nấu sôi”. Thế mà, không ai có thể ngờ được! Theo ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, TP Hồ Chí Minh đã lấy 14 mẫu ngẫu nhiên bún ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (mỗi địa bàn 7 mẫu) để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như natri sulfit, natri benzoat, foocmol…
Kết quả cho thấy: 7 mẫu ở TP Hồ Chí Minh đều không đạt chỉ tiêu, đồng thời phát hiện các chất độc hại như đã nói. Các mẫu ở thủ đô Hà Nội thì vẫn nằm trong chỉ số an toàn. Từ vụ việc này, ông Hùng lo ngại, bên cạnh bún sẽ còn nhiều thực phẩm khác như phở, bánh canh, bánh ướt… “chung số phận”. Và quả thật như vậy, khi Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng, thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng, phát hiện: với 30 mẫu gồm 6 loại bún, bánh canh, bánh cuốn, bánh phở… được bán tại 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm (4 siêu thị, 4 chợ lớn ở trung tâm thành phố, và 1 cửa hàng), có tới 24 mẫu đều có chất làm trắng quang học (tinopal), chiếm 80%.
Chất làm trắng quang học, theo TS hóa học Chu Phạm Ngọc Sơn tên đầy đủ là tinopal CBS-X. Nếu dùng trong sản xuất bột giặt, hàm lượng được phép sử dụng chỉ là 0,1% với chức năng làm trắng sáng. Nếu dùng trong sản xuất giấy, hóa chất này được sử dụng cũng với tỷ lệ rất ít và phải đến khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất mới cho vào. Ông Sơn nói: “Tinopal CBS-X cực kỳ có hại cho sức khỏe, đặc biệt khi tiếp xúc với mắt thì mắt bị kích ứng rất mạnh”. Hiện nay, một số nhà chuyên môn đang tìm cách tách tinopal ra khỏi thực phẩm. Nhưng ông Sơn nhận định: “Nhờ liên kết với nhóm ammonium trên protein có trong gạo mà tinopal bám rất chặt vào sợi bún. Cho nên việc kiểm nghiệm để phát hiện tinopal có trong bún đã khó, tách nó khỏi bún còn khó hơn. Chưa kể đến trên thế giới tính đến nay, chưa có một báo cáo nào nói vệ việc xét nghiệm tách tinopal ra khỏi thực phẩm từ gạo như ở Việt Nam”.
Từ trước tới nay ít ai nghĩ rằng gạo cũng… độc hại. Vì trải qua một quá trình trồng trọt với bao kỹ thuật được tính toán kỹ lưỡng trong từng giai đoạn phát triển thì khó có thể độc hại được. Thêm nữa, đây là lương thực nuôi sống người dân từ khi hình thành văn minh lúa nước cho đến nay, lại chưa xảy ra trường hợp nào ngộ độc hay “chết” vì gạo bao giờ nên không người nào có thể lường được gạo cũng… độc hại. Vậy mà hiện nay, lương thực mỗi người phải ăn ít nhất ngày 2 bữa cũng lâm vào tình trạng độc hại như các thực phẩm trên đây.
Tại buổi họp trực tuyến diễn ra ngày 2/8 vừa qua tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã thông báo: Hiện các cơ quan chức năng đang lấy mẫu gạo để kiểm tra trước thông tin chủ các cơ sở, đại lý kinh doanh gạo sử dụng hóa chất độc hại trộn vào gạo nhằm kéo dài thời gian bảo quản và tạo hương liệu cho gạo. Đồng thời còn phun các loại hóa chất làm trắng gạo, tẩy rửa gạo mốc, thành gạo mới… Ông Lâm cũng cho biết, theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay, gạo đã được đưa vào danh mục cần kiểm soát an toàn thực phẩm. Có lẽ đây cũng là một việc mà chính cơ quan chủ quản không hề nghĩ rằng phải làm trước đây!
"Chất tẩy trắng bún, bánh phở (tinopal)… có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa khiến người sử dụng bị viêm loét dạ dày, thành ruột. Sử dụng lâu dài còn gây suy gan, suy thận và dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, đây là chất có khả năng phát huỳnh quang nên bằng mắt thường cũng có thể nhận biết được. Bởi vậy, nếu thấy bún, phở… trắng bất thường, người tiêu dùng không mua. Để chắc chắn nữa, nếu điều kiện cho phép, người tiêu dùng có thể dùng đèn cực tím như đèn soi tiền để xem bún có tinopal hay không" - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng Đỗ Ngọc Chính.
Theo petrotimes
“Đẹp” thì phải… “độc”
Phải kể đến hàng đầu là rau ngót, một loại rau có nhiều vi chất cần thiết cho con người, có vị bùi, ngọt, lại rất đẹp mắt do không có đất bám bẩn, sâu như nhiều loại rau khác, chỉ cần rửa theo cách thông thường là có thể mang chế biến ngay được. Ấy thế mà, bây giờ mua rau ngót về ăn khác nào tự “đầu độc” vì trong rau chứa nhiều độc tố đến nỗi từ một loại rau được coi là sạch, là an toàn nhất, rau ngót trở thành mối đe dọa nhất với con người. Bởi ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Qua thu thập và kiểm nghiệm ngẫu nhiên, 25 mẫu rau ngót được lấy tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì có 22 mẫu, tương đương với 80% có thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 7 mẫu chứa dư lượng vượt quá rất nhiều giới hạn cho phép, nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Bún không rõ nguồn gốc được bày bán ở rất nhiều chợ trên toàn quốc
Ở Hà Nội, rau ngót được trồng nhiều nhất ở Vân Nội (Đông Anh); Đa Phúc (Sóc Sơn); Văn Đức (Gia Lâm); Tiền Lệ (Hoài Đức)… và được trồng với quy mô hàng hóa chứ không phải “sử dụng nội bộ”. Trên các cánh đồng ở đây, đặc biệt ở khu vực Hà Đông, vứt bừa bãi những vỏ thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích… Tuy nhiên, điều đáng nói là nhãn những vỏ thuốc này toàn tiếng Trung Quốc, không có một chữ tiếng Việt nào. Trong khi theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, tất cả những loại thuốc bảo vệ thực vật được phép nhập khẩu vào Việt Nam đều phải có nhãn bằng tiếng Việt để hướng dẫn người dân sử dụng.
Như vậy những loại thuốc mà phần lớn nông dân trồng rau ngót ở Hà Nội đang sử dụng là loại thuốc ngoài danh mục. Ngay nông dân trồng rau ngót ở Đông Anh và ở Đa Phúc cũng thừa nhận: “Nếu trồng rau ngót, phải sau 20 ngày mới thu hoạch được 1 lần để bán. Chưa kể đến thời điểm đó, rau có thể bị sâu ăn, xoăn lá… hoặc thời tiết không thuận lợi sẽ khiến rau hoặc là mất mùa hoặc là không thể bán được do không… đẹp mắt. Nhưng nếu phun thuốc bảo vệ thực vật một cách… tích cực thì chỉ cần 10 ngày sau là rau có thể thu hoạch rồi mang bán. Thậm chí với “mẫu mã” rất đẹp”.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu mà người trồng rau ngót đang sử dụng là loại “2 trong 1”, tức là vừa để trừ nhện và loại virus làm xoăn lá vừa kích thích rau tăng trưởng nhanh.
Thuốc tẩy công nghiệp cũng “OK”
Cùng với rau ngót, bún, món khoái khẩu của nhiều người dân Việt, mới đây cũng được phát hiện có chứa tinopal, một hóa chất công nghiệp chuyên dùng để tẩy trắng giấy và xà phòng. Đây là chất, theo các chuyên gia hóa học, cực kỳ độc hại do đó tuyệt đối không được sử dụng cho thực phẩm. Không những có tinopal, mà bún còn có axit oxalic, cũng là chất vô cùng độc hại, không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Ngoài ra còn có chất bảo quản sodium benzoat.
Thống kê từ đầu năm đến nay: cả nước đã xảy ra 87 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 1.800 nạn nhân; 1.600 người phải đi cấp cứu và có 18 ca tử vong. Đỉnh điểm của những tháng ngộ độc thực phẩm này chính là những tháng hè oi bức vừa qua.
Có thể nói thông tin này làm “sốc” nhiều người tiêu dùng bởi là một món ăn khoái khẩu như đã nói, bún nhìn bằng mắt thường còn là thực phẩm rất “sạch sẽ” vì màu trắng nõn nà, hơn nữa, để thành thành phẩm, bún cũng đã được “luộc chín, nấu sôi”. Thế mà, không ai có thể ngờ được! Theo ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, TP Hồ Chí Minh đã lấy 14 mẫu ngẫu nhiên bún ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (mỗi địa bàn 7 mẫu) để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như natri sulfit, natri benzoat, foocmol…
Kết quả cho thấy: 7 mẫu ở TP Hồ Chí Minh đều không đạt chỉ tiêu, đồng thời phát hiện các chất độc hại như đã nói. Các mẫu ở thủ đô Hà Nội thì vẫn nằm trong chỉ số an toàn. Từ vụ việc này, ông Hùng lo ngại, bên cạnh bún sẽ còn nhiều thực phẩm khác như phở, bánh canh, bánh ướt… “chung số phận”. Và quả thật như vậy, khi Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng, thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng, phát hiện: với 30 mẫu gồm 6 loại bún, bánh canh, bánh cuốn, bánh phở… được bán tại 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm (4 siêu thị, 4 chợ lớn ở trung tâm thành phố, và 1 cửa hàng), có tới 24 mẫu đều có chất làm trắng quang học (tinopal), chiếm 80%.
Chất làm trắng quang học, theo TS hóa học Chu Phạm Ngọc Sơn tên đầy đủ là tinopal CBS-X. Nếu dùng trong sản xuất bột giặt, hàm lượng được phép sử dụng chỉ là 0,1% với chức năng làm trắng sáng. Nếu dùng trong sản xuất giấy, hóa chất này được sử dụng cũng với tỷ lệ rất ít và phải đến khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất mới cho vào. Ông Sơn nói: “Tinopal CBS-X cực kỳ có hại cho sức khỏe, đặc biệt khi tiếp xúc với mắt thì mắt bị kích ứng rất mạnh”. Hiện nay, một số nhà chuyên môn đang tìm cách tách tinopal ra khỏi thực phẩm. Nhưng ông Sơn nhận định: “Nhờ liên kết với nhóm ammonium trên protein có trong gạo mà tinopal bám rất chặt vào sợi bún. Cho nên việc kiểm nghiệm để phát hiện tinopal có trong bún đã khó, tách nó khỏi bún còn khó hơn. Chưa kể đến trên thế giới tính đến nay, chưa có một báo cáo nào nói vệ việc xét nghiệm tách tinopal ra khỏi thực phẩm từ gạo như ở Việt Nam”.
Từ trước tới nay ít ai nghĩ rằng gạo cũng… độc hại. Vì trải qua một quá trình trồng trọt với bao kỹ thuật được tính toán kỹ lưỡng trong từng giai đoạn phát triển thì khó có thể độc hại được. Thêm nữa, đây là lương thực nuôi sống người dân từ khi hình thành văn minh lúa nước cho đến nay, lại chưa xảy ra trường hợp nào ngộ độc hay “chết” vì gạo bao giờ nên không người nào có thể lường được gạo cũng… độc hại. Vậy mà hiện nay, lương thực mỗi người phải ăn ít nhất ngày 2 bữa cũng lâm vào tình trạng độc hại như các thực phẩm trên đây.
Tại buổi họp trực tuyến diễn ra ngày 2/8 vừa qua tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã thông báo: Hiện các cơ quan chức năng đang lấy mẫu gạo để kiểm tra trước thông tin chủ các cơ sở, đại lý kinh doanh gạo sử dụng hóa chất độc hại trộn vào gạo nhằm kéo dài thời gian bảo quản và tạo hương liệu cho gạo. Đồng thời còn phun các loại hóa chất làm trắng gạo, tẩy rửa gạo mốc, thành gạo mới… Ông Lâm cũng cho biết, theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay, gạo đã được đưa vào danh mục cần kiểm soát an toàn thực phẩm. Có lẽ đây cũng là một việc mà chính cơ quan chủ quản không hề nghĩ rằng phải làm trước đây!
"Chất tẩy trắng bún, bánh phở (tinopal)… có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa khiến người sử dụng bị viêm loét dạ dày, thành ruột. Sử dụng lâu dài còn gây suy gan, suy thận và dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, đây là chất có khả năng phát huỳnh quang nên bằng mắt thường cũng có thể nhận biết được. Bởi vậy, nếu thấy bún, phở… trắng bất thường, người tiêu dùng không mua. Để chắc chắn nữa, nếu điều kiện cho phép, người tiêu dùng có thể dùng đèn cực tím như đèn soi tiền để xem bún có tinopal hay không" - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng Đỗ Ngọc Chính.
Theo petrotimes