nguyên do bệnh gút
Trước đây, bệnh gout được coi là bệnh của nhà giàu, tuy nhiên gần đây số lượng bệnh nhân mắc bệnh gout và các bệnh chuyển hóa tăng lên ngày càng nhiều. Và không chỉ người giàu mới mắc bệnh, mọi người dân nếu như không chú ý trong ăn uống và tập luyện đều có nguy cơ bị căn bệnh này ghé thăm. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh bệnh xuất hiện mỗi người cần thực hiện chế độ ăn hạn chế protein và tăng cường carbonhydrat có nhiều trong rau củ quả. Thực đơn này cũng rất tốt cho những người đang mắc bệnh để phòng ngừa những cơn gout cấp tái phát.
Người bị bệnh gút cần chú ý ăn uống cũng như luyện tập hợp lý
Ăn nhiều protein khiến acid uric máu tăng cao
Những thực phẩm chứa nhiều protein là nguồn tổng hợp acid uric rất lớn cho cơ thể. Có hai con đường tổng hợp acid uric đó là từ thức ăn bên ngoài vào (con đường ngoại sinh) và từ bên trong do quá trình thoái hóa tế bào (con đường nội sinh). Trong đó, việc tổng hợp từ thức ăn là nguồn cung cấp chiếm ưu thế hơn cả. Sau khi ăn vào các loại thức ăn này được tiêu hóa và hấp thu, sau quá trình phân cắt protein, sản phẩm cuối cùng thu được là acid uric. Vì thế những loại thức ăn nhiều chất đạm (protein) như thịt chó, thịt bò, thịt dê, hải sản là những loại thực phẩm cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày.
Các loại thịt đỏ chứa nhiều protein không tốt cho bệnh gút
Carbonhydrat hạn chế hấp thu protein
Carbonhydrat (Carbs) là một dạng hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể cũng như định hình tế bào. Có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây và các loại hạt. Carbonhydrat có thể được dữ trữ để cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần thiết, đồng thời đây cũng là nguồn tổng hợp lipid, protit cho cơ thể. Ngoài ra chất xơ trong các thực phẩm cũng là một loại carbonhydrat có lợi cho người bệnh gout. Chất xơ làm giảm cholesterol máu, ổn định đường huyết, hạn chế hấp thu protein tại ruột và giảm quá trình chuyển hóa protein thành acid uric. Do đó các loại thực phẩm chứa carbonhydrat cần được tăng lên trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Các loại thực phẩm chứa carbonhydrat cần được tăng lên trong khẩu phần ăn của người bị gút
Cân đối lượng thức ăn chứa protein và carbonhydrat trong bữa ăn như thế nào?
Tùy theo cá nhân mỗi người để tính khẩu phần ăn phù hợp. Tuy nhiên trên tinh thần tăng cường các món ăn chế biến từ rau củ quả, hạn chế các loại thịt. Ước tính với người có cân nặng khoảng 50kg thì không nên ăn quá 100g (1 lạng) các loại thịt một ngày và không nên chọn các loại thịt đỏ vì hàm lượng protein cao. Đồng thời nên sử dụng thức ăn chứa nhiều carbonhydrat làm nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nếu trong bữa ăn chế biến khoảng 3 - 5 món thì chỉ nên lựa chọn 1 món từ thịt và hạn chế các món chiên rán xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra nên bổ sung nhiều hoa quả và các loại muối khoáng cho cơ thể phát triển ổn định nhất.
Nguồn : Thaoduocpqa.com.vn
Trước đây, bệnh gout được coi là bệnh của nhà giàu, tuy nhiên gần đây số lượng bệnh nhân mắc bệnh gout và các bệnh chuyển hóa tăng lên ngày càng nhiều. Và không chỉ người giàu mới mắc bệnh, mọi người dân nếu như không chú ý trong ăn uống và tập luyện đều có nguy cơ bị căn bệnh này ghé thăm. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh bệnh xuất hiện mỗi người cần thực hiện chế độ ăn hạn chế protein và tăng cường carbonhydrat có nhiều trong rau củ quả. Thực đơn này cũng rất tốt cho những người đang mắc bệnh để phòng ngừa những cơn gout cấp tái phát.
Người bị bệnh gút cần chú ý ăn uống cũng như luyện tập hợp lý
Ăn nhiều protein khiến acid uric máu tăng cao
Những thực phẩm chứa nhiều protein là nguồn tổng hợp acid uric rất lớn cho cơ thể. Có hai con đường tổng hợp acid uric đó là từ thức ăn bên ngoài vào (con đường ngoại sinh) và từ bên trong do quá trình thoái hóa tế bào (con đường nội sinh). Trong đó, việc tổng hợp từ thức ăn là nguồn cung cấp chiếm ưu thế hơn cả. Sau khi ăn vào các loại thức ăn này được tiêu hóa và hấp thu, sau quá trình phân cắt protein, sản phẩm cuối cùng thu được là acid uric. Vì thế những loại thức ăn nhiều chất đạm (protein) như thịt chó, thịt bò, thịt dê, hải sản là những loại thực phẩm cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày.
Các loại thịt đỏ chứa nhiều protein không tốt cho bệnh gút
Carbonhydrat hạn chế hấp thu protein
Carbonhydrat (Carbs) là một dạng hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể cũng như định hình tế bào. Có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây và các loại hạt. Carbonhydrat có thể được dữ trữ để cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần thiết, đồng thời đây cũng là nguồn tổng hợp lipid, protit cho cơ thể. Ngoài ra chất xơ trong các thực phẩm cũng là một loại carbonhydrat có lợi cho người bệnh gout. Chất xơ làm giảm cholesterol máu, ổn định đường huyết, hạn chế hấp thu protein tại ruột và giảm quá trình chuyển hóa protein thành acid uric. Do đó các loại thực phẩm chứa carbonhydrat cần được tăng lên trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Các loại thực phẩm chứa carbonhydrat cần được tăng lên trong khẩu phần ăn của người bị gút
Cân đối lượng thức ăn chứa protein và carbonhydrat trong bữa ăn như thế nào?
Tùy theo cá nhân mỗi người để tính khẩu phần ăn phù hợp. Tuy nhiên trên tinh thần tăng cường các món ăn chế biến từ rau củ quả, hạn chế các loại thịt. Ước tính với người có cân nặng khoảng 50kg thì không nên ăn quá 100g (1 lạng) các loại thịt một ngày và không nên chọn các loại thịt đỏ vì hàm lượng protein cao. Đồng thời nên sử dụng thức ăn chứa nhiều carbonhydrat làm nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nếu trong bữa ăn chế biến khoảng 3 - 5 món thì chỉ nên lựa chọn 1 món từ thịt và hạn chế các món chiên rán xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra nên bổ sung nhiều hoa quả và các loại muối khoáng cho cơ thể phát triển ổn định nhất.
Nguồn : Thaoduocpqa.com.vn