Thư viện CTP [Nơi post tranh, ảnh, phim, nhạc, châm ngôn sống...]

tumblr_njohucWP6C1qbvovho1_540.gif
 
"Anh bắt đầu yêu cô từ khi nào, bản thân anh không biết, tại sao anh yêu cô, chính anh cũng không biết. cũng như không biết vì sao hoa lại nở, không biết tại sao cầu vồng lại xuất hiện sau cơn mưa, không biết vì sao đứa bé sơ sinh lại cười...Từng bông hoa tuyết nhẹ nhàng rơi trong giấc mơ, lặng lẽ, rồi biến mất trên mặt biển. Tất cả chẳng qua chỉ là một giấc mơ, cũng như tình yêu của anh... Đời này kiếp này, không ngày gặp lại."- Anh sẽ đợi em trong hồi ức
 
"Sao ta lại cưu mang những cảm giác tầm phào để tạo nên đủ thứ rắc rối khiến ta không còn tính nhạy bén để cảm nhận được mọi sinh vật ở quanh ta? Thực sự nhạy bén, không phải chỉ đối với một vật đặc biệt nào, mà chỉ là nhạy bén, như mầm lá non khi phải đương đầu với bão táp, mưa sa, bóng đêm và ánh sáng. Sống trong cái thế giới ồn ào hung ác, trong cái thô tháo và dao động của đời sống hàng ngày, ta mất hẳn tính nhạy bén đó. Nhưng giữ cho giác quan mình nhạy bén đó. Nhưng giữ cho giác quan mình nhạy bén, tỉnh giác, không có nghĩa là thả liều. Cảm thức một cách mãnh liệt, tỉnh táo tất cả mọi chuyển động của tư tưởng: những tình cảm, những nỗi khổ đau, nỗi cô đơn, khắc khoải...Tại sao con người lại chết đau thương đến thế, chết trong ưu sầu, trong bệnh hoạn, trong tàn phế vì tuổi tác, trong suy vong tàn tạ của cơ thể? Sao con người không thể chết tự nhiên, đẹp đẽ như chiếc lá này? Có điều gì không ổn nơi chúng ta nhỉ? Mặc dù có nhiều y sĩ, thuốc men, bệnh viện, phẫu thuật cùng tất cả nỗ lực để sống những lạc thú cuộc đời, dường như chúng ta không thể nào chết đơn giản, đầy tư cách, chết với nụ cười trên môi. Bạn có trông thấy các cụ già không? Các cụ tàn tạ, hiu quạnh, khổ sở, xấu xí quá. Phải chăng vì các cụ đã không hiểu sống với chết là thế nào? Các cụ đã lạm dụng sự sống, đã tận hưởng nó, đã lãng phí nó trong cuộc tranh chấp không ngừng chỉ có đưa đến sự củng cố thêm cái tôi, ta, tự ngã. Chúng ta sống cuộc đời của mình bằng cách trải nghiệm đủ loại phấn đấu và đau khổ, với công việc bất tận trước mắt, chỉ hưởng được một chút lạc thú ít ỏi vào những buổi ăn tối xong uống rượu hoặc phì phào thuốc lá. Rồi đến cuối đời, ta phải đối diện với cái ta gọi là thần chết mà người ta rất sợ. Và người ta cứ tưởng rằng họ có thể hiểu được cái chết và cảm nhận nó một cách sâu xa. Trẻ con với óc tò mò có thể được hướng dẫn để hiểu rằng chết không chỉ là sự héo mòn của thể xác vì tuổi tác, bệnh hoạn hay tai nạn bất ngờ nào đó, mà mỗi một ngày qua đi cũng là cái chết của chính mình. Và trước chiếc lá chết này, chết trong dáng vẻ tuyệt đẹp với tất cả màu sắc tươi thắm của nó, có lẽ ta có thể cảm nhận được tận đáy lòng thế nào là cái chết của chính mình, không phải ở cuối đời mà lúc khởi đầu sự sống. Cái chết không phải là một chuyện gì ghê gớm cần né tránh phân biệt (với sự sống), đúng hơn đấy là một người bạn theo ta từng ngày, trên từng cây số, Từ nhận thức này, sẽ phát sinh một ý thức kỳ diệu về cái Vô cùng." - Krishnamurti - Nhật ký cuối cùng.
 
Ghe buồn buồn như thất tềnh :v
 
"Đối với cách nhìn nhận một vấn đề, cách nhìn cuộc sống, mình thấy có mấy dạng chính như sau:

- Cứ sống không cần biết gì hết, người ta sao mình vậy, cái gì nhiều người làm là đúng, truyền thống là tốt đẹp, cứ thế phát huy và ép buộc người khác cùng phát huy

.- Có tự hỏi, nhưng rồi cũng chịu thua khi không thể tự trả lời. Họ có đặt ra những câu "tại sao?" nhưng chưa kịp tìm thấy câu trả lời thì đã bị đánh bại bởi những câu "tại sao không?". Không có lý do để không làm, thì làm.

- Có hiểu biết, có chính kiến, nhưng lại xem chính kiến đó là tối thượng, là chân lý, chỗ nào cũng áp dụng, ai nói khác là sai, không chơi chung.

- Người hiểu được tại sao mọi thứ trên đời lại tồn tại và vận động, tại sao tình cảm của người đời và của bản thân lại biến đổi khó lường, tại sao người ta làm điều đúng, làm điều sai, khi nào chuyện nào đúng, lúc nào chuyện nào sai... và bước ra khỏi những điều vừa kể.

Chắc là ai cũng biết mình đang ở đâu, khác nhau ở chỗ cách họ đối mặt với chuyện đó."

Nhất Bảo
 
Quay lại
Top Bottom