Thư viện CTP [Nơi post tranh, ảnh, phim, nhạc, châm ngôn sống...]

Thấy bài này hay hay nên up lên, không biết có bị trùng bài với ai hông ạ? :3
 
"...Những bạn ấy bi quan như vậy vì nhận lầm công dụng của sách. Sách có thể là cẩm nang của Quỷ Cốc tiên sinh hoặc Gia Cát Lượng, chứ tuyệt nhiên không thể là bửu bối của Na Tra thái tử hoặc Tề Thiên đại thánh, mà bảo là sách có thể hoán cải đời một người được. Sách có thể vạch cho ta con đường đi, phép tu thân, xử thế và làm việc; còn muốn thay đổi đời ta thì tự ta, ta phải làm lấy, nghĩa là chính ta phải có nghị lực và kiên nhẫn thực hành lời trong sách, trái lại, nếu chỉ đọc suông thì sách hoàn toàn vô ích..."

- Trích cuốn "Rèn nghị lực để lập thân" của Nguyễn Hiến Lê.
 
"Đời xưa muốn làm sáng đức trong thiên hạ thì trước hết phải trị nước mình; muốn trị nước mình thì trước hết phải tề nhà mình, muốn tề nhà mình thì trước hết phải sửa thân mình, muốn sửa thân mình thì trước hết phải chính cái tâm của mình, muốn chính cái tâm của mình thì trước hết phải làm cho tinh thành cái ý của minh; muốn làm cho tinh thành cái ý của mình thì trước hết phải có tri thức xác đáng. Tri thức xác đáng ở chỗ xét kỹ mọi vật.

Mọi vật đã xét kỹ thì sau tri thức mới xác đáng; tri thức đã xác đáng thì sau cái ý mới tinh thành; cái ý đã tinh thành thì sau cái tâm mới chính; cái tâm đã chính thì sau cái thân mới được sửa; cái thân đã sửa thì sau nhà mới tề; nhà đã tề thì sau nước mới trị; nước đã trị thì sau thiên hạ mới bình. Từ thiên tử cho đến thứ dân đều phải lấy sự sửa mình làm gốc; gốc loạn mà ngọn trị là điều chưa hề có; cái gốc mình đáng hậu mà lại bạc, cái ngọn mình đáng bạc mà lại hậu là điều chưa hề có".

- Trích trong "Tương lai trong tay ta" của Nguyễn Hiến Lê - Tứ Thư.
 
Hồi đó mỗi khi làm việc gì tôi thường nhắm chừng chuyện nào khả năng thành công cao thì mới làm, sợ phí công vô ích. Vậy nên mỗi lần thất bại thấy tiếc công ghê lắm, còn thành công thì cũng không vui vẻ gì vì nó giống như sự đánh đổi mà thôi.

Bây giờ làm chuyện gì cũng nhìn qua kết quả, để biết mình đang đi đến đâu vậy thôi chứ không quan trọng thành công hay thất bại nữa.

Thành công và thất bại chỉ là kết quả, là hai mặt của một sự việc đến sau. Quan trọng là ở khởi nguồn của mọi việc. Vì sao mình lại làm việc này? Mình có thật sự muốn làm không?

Về sau, với tôi những câu hỏi trước khi bắt đầu lại quan trọng hơn kết quả. Nếu đó là việc mình thật sự muốn làm, thì việc làm nó đã là hạnh phúc.

Nhất Bảo
 
Ta cả đời này có thể phụ người khác, nhưng lại không thể phụ nỗi nàng.
 
Nếu không cố gắng, thì sau này ngay cả bản thân còn không giữ nỗi, nói gì đến việc bảo vệ người mình yêu.
 
Tính đến hôm nay là ba năm? Nếu có thể tìm gặp, thì sẽ nói một câu cho người biết, rồi thôi; nếu không được, xem ra đành phải để nó trở thành một kỷ niệm đẹp vậy.
 
Quay lại
Top Bottom