- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
Thu nhập 10 triệu đồng một tháng đối với một 8x được coi là ổn định. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ thường xuyên kêu ca là 10 triệu một tháng không đủ tiêu và phải xin thêm tiền bố mẹ. Sống không phải lo, tiêu không phải nghĩ
“Hiện em đang làm cho một công ty viễn thông, thu nhập một tháng cũng được chục triệu. Nhưng không hiểu em tiêu pha thế nào, cứ đến gần cuối tháng là hết sạch tiền cứ phải xin thêm bố mẹ”, Hoàng Thanh Ngọc, 25 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Ngọc là con một sống cùng gia đình, không mất tiền ăn ở, không đóng tiền chi tiêu hàng tháng cho bố mẹ, không phải là tín đồ hàng hiệu, nhưng cứ hai ba tuần sau khi lĩnh lương là Ngọc lại lâm vào tình trạng ‘viêm màng túi’.
Khi nhiều bạn bè thắc mắc tại sao 10 triệu một tháng chỉ để chi tiêu cá nhân mà vẫn không đủ, Ngọc phân trần rằng cũng không có nghiện ngập ham mê gì quá đáng mà chưa hết tháng đã hết tiền.
Ngọc kể “Mình cũng đâu có chi tiêu được gì nhiều, mỗi sáng tiền ăn hết 30 đến 50 nghìn; buổi trưa mình cùng mấy anh chị ở cơ quan hay đi ăn pizza, bò bít tết… rồi uống café cho thoải mái để buổi chiều tỉnh táo làm việc, mỗi bữa trưa như vậy hết từ 100 đến 150 nghìn. Riêng tiền ăn tính ra đã 5 triệu một tháng, chưa kể buổi café, trà chanh cùng bạn bè, thi thoảng đi hát karaoke, rồi đám cưới sinh nhật, tính ra 10 triệu chả thấm tháp vào đâu”.
Việc mua sắm không kế hoạch khiến không ít bạn trẻ dù kiếm được cũng nhanh chóng "sạch ví". (ảnh minh họa)
Nguyễn Hương Dung, 27 tuổi ở là nhân viên văn phòng cho một công ty nước ngoài, lương tháng 14 triệu nhưng không tháng nào Dung để dành ra được vài triệu đồng. Tháng lương nào mình cũng tiêu hết sạch, không đóng góp được cho bố mẹ thậm chí ‘các cụ’ còn phải cho thêm.
Dung hay mang cơm nhà đến cơ quan nên cũng không tốn tiền ăn, tiền lương chủ yếu phục vụ cho shopping và tụ tập bạn bè. Giống như bao cô gái khác, cuối tuần Dung cùng bạn hay lượn lờ các trung tâm thương mại, các shop thời trang… sắm đồ.
Cô cho biết: “Mình cũng không mua hàng đắt tiền đâu, ở các trung tâm thương mại thì mình mua đồ giảm giá, trên các phố như Hàng Nón, Kim Mã… đồ không đắt nên hứng lên là mua thành ra số tiền đổ vào shopping cũng không nhỏ”.
Dung có một hội 4 cô bạn thân từ hồi cấp 3, tất cả đều chưa lập gia đình lại chưa có người yêu nên hội “tứ quái” thường tụ tập ăn uống, hát hò để tận hưởng những ngày tháng chưa vướng bận chuyện chồng con. Ngoài ra, thi thoảng hứng lên hội độc thân này lại kéo nhau đi du lịch, gần thì Sa Pa, Tam Đảo, xa thì Sài Gòn, Phú Quốc, có khi Thái Lan, Singapore…
Nghe Dung tâm sự thì lương tháng 14 triệu quả là khó đáp ứng được hết nhu cầu của một cô gái 27 tuổi chưa chồng…
Con gái có những thú vui riêng của con gái, con trai lại có những cách tiêu tiền rất con trai. Trần Hoàng Tuấn, nhân viên IT một công ty trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy), lương tháng 12 triệu, chưa kể thưởng theo từng dự án mà Tuấn vẫn phải vay mượn bạn bè để có tiền chi tiêu.
Chả là Tuấn có cô bạn gái đang là sinh viên năm cuối. Hai người mới yêu nhau được vài tháng nên hay cùng nhau đến những nơi lãng mạn như ăn tối tại nhà hàng dưới ánh nến lung linh có nhạc du dương, mỗi lần như vậy tốn không dưới 1 triệu đồng.
“Bao bạn gái đi xem phim, ăn tối… thì không có gì phải tiếc cả”, Tuấn tuyên bố. Ngoài đi chơi cùng người yêu Tuấn còn có một sở thích nữa là đánh tá lả cùng các anh trong công ty vào giờ nghỉ trưa hay sau giờ làm. Chơi ăn tiền không nhiều nhưng tháng nào đen Tuấn cũng tốn 4 - 5 triệu để chơi vui.
Lập kế hoạch tài chính cho bản thân
Những người như Ngọc, Dung, Tuấn cũng như nhiều bạn trẻ chưa lập gia đình, ra trường đi làm vài năm, có một vị trí công tác tương đối ổn định là “Mình còn trẻ, phải làm những gì mình thích, nên tận hưởng những ngày tháng còn son rỗi chứ không tuổi trẻ qua đi không lấy lại được, đến khi có gia đình, vướng bận chuyện con cái, chưa nói đến chuyện phải căn cơ tiết kiệm mà nhiều tiền cũng chẳng có cơ hội vui chơi như bây giờ”.
Các bạn trẻ chi tiêu vượt quá giới hạn của mình thường sinh trưởng trong những gia đình khá giả, được bố mẹ cưng chiều, không phải lo toan nhiều cho cuộc sống. Ngọc, Dung và Tuấn đều là các bạn trẻ học hành giỏi giang, ngoan ngoãn nhưng chư hiểu đúng về giá trị đồng tiền do chính mồ hôi công sức mình làm ra, bố mẹ không yêu cầu có trách nhiệm với gia đình và những người xung quanh nên họ chẳng có gì phải lo nghĩa nên chưa biết cách quản lý chi tiêu sao cho hợp lý.
Nói về cách tiêu tiền của giới trẻ hiện nay, một chuyên gia xã hội học đến từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, nhìn chung phần đông bạn trẻ Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng tiêu tiền. Có nhiều nhân tố tác động đến vấn đề này.
Đầu tiên cần kể đến nhân tố giáo dục, trao truyền các giá trị xã hội ở nhà trường, gia đình và xã hội. Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông, tốc độ đô thị hóa nhanh, quảng cáo tiêu dùng phổ biến rộng khắp, sự lan truyền của lối sống tiêu dùng nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế…có tác động nhiều đến hành vi của giới trẻ, trong đó có tiêu tiền.
Không chỉ các bạn trẻ và những người trưởng thành thường gặp khó khăn trong việc chi tiêu khi đứng trước nhiều nhu cầu và lựa chọn đâu là nhu cầu ưu tiên. Tôi cho rằng điều khó khăn nhất là phải lựa chọn cái gì đáng để tiêu hơn cả giữa rất nhiều nhu cầu ngày càng tăng, trong khi số tiền có hạn.
Ở cấp vi mô, gia đình và nhà trường nên thường xuyên giáo dục trẻ em từ nhỏ về yêu quý lao động, tiết kiệm v.v... Tuy không trực tiếp nói đến tiền, nhưng đó là giáo dục những nền tảng cơ bản về giá trị xã hội. Còn dạy dỗ, bảo ban trực tiếp về vấn đề này phải do cha mẹ, gia đình, bạn bè
Điều quan trọng hơn, mỗi bạn trẻ cần xây dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, tích lũy cho tương lại. Đó không chỉ là là vấn đề tiêu dùng ăn uống mà còn là một lối sống, phong cách tiêu dùng văn minh cần hướng tới.
Vietnamnet
“Hiện em đang làm cho một công ty viễn thông, thu nhập một tháng cũng được chục triệu. Nhưng không hiểu em tiêu pha thế nào, cứ đến gần cuối tháng là hết sạch tiền cứ phải xin thêm bố mẹ”, Hoàng Thanh Ngọc, 25 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Ngọc là con một sống cùng gia đình, không mất tiền ăn ở, không đóng tiền chi tiêu hàng tháng cho bố mẹ, không phải là tín đồ hàng hiệu, nhưng cứ hai ba tuần sau khi lĩnh lương là Ngọc lại lâm vào tình trạng ‘viêm màng túi’.
Khi nhiều bạn bè thắc mắc tại sao 10 triệu một tháng chỉ để chi tiêu cá nhân mà vẫn không đủ, Ngọc phân trần rằng cũng không có nghiện ngập ham mê gì quá đáng mà chưa hết tháng đã hết tiền.
Ngọc kể “Mình cũng đâu có chi tiêu được gì nhiều, mỗi sáng tiền ăn hết 30 đến 50 nghìn; buổi trưa mình cùng mấy anh chị ở cơ quan hay đi ăn pizza, bò bít tết… rồi uống café cho thoải mái để buổi chiều tỉnh táo làm việc, mỗi bữa trưa như vậy hết từ 100 đến 150 nghìn. Riêng tiền ăn tính ra đã 5 triệu một tháng, chưa kể buổi café, trà chanh cùng bạn bè, thi thoảng đi hát karaoke, rồi đám cưới sinh nhật, tính ra 10 triệu chả thấm tháp vào đâu”.
Việc mua sắm không kế hoạch khiến không ít bạn trẻ dù kiếm được cũng nhanh chóng "sạch ví". (ảnh minh họa)
Nguyễn Hương Dung, 27 tuổi ở là nhân viên văn phòng cho một công ty nước ngoài, lương tháng 14 triệu nhưng không tháng nào Dung để dành ra được vài triệu đồng. Tháng lương nào mình cũng tiêu hết sạch, không đóng góp được cho bố mẹ thậm chí ‘các cụ’ còn phải cho thêm.
Dung hay mang cơm nhà đến cơ quan nên cũng không tốn tiền ăn, tiền lương chủ yếu phục vụ cho shopping và tụ tập bạn bè. Giống như bao cô gái khác, cuối tuần Dung cùng bạn hay lượn lờ các trung tâm thương mại, các shop thời trang… sắm đồ.
Cô cho biết: “Mình cũng không mua hàng đắt tiền đâu, ở các trung tâm thương mại thì mình mua đồ giảm giá, trên các phố như Hàng Nón, Kim Mã… đồ không đắt nên hứng lên là mua thành ra số tiền đổ vào shopping cũng không nhỏ”.
Dung có một hội 4 cô bạn thân từ hồi cấp 3, tất cả đều chưa lập gia đình lại chưa có người yêu nên hội “tứ quái” thường tụ tập ăn uống, hát hò để tận hưởng những ngày tháng chưa vướng bận chuyện chồng con. Ngoài ra, thi thoảng hứng lên hội độc thân này lại kéo nhau đi du lịch, gần thì Sa Pa, Tam Đảo, xa thì Sài Gòn, Phú Quốc, có khi Thái Lan, Singapore…
Nghe Dung tâm sự thì lương tháng 14 triệu quả là khó đáp ứng được hết nhu cầu của một cô gái 27 tuổi chưa chồng…
Con gái có những thú vui riêng của con gái, con trai lại có những cách tiêu tiền rất con trai. Trần Hoàng Tuấn, nhân viên IT một công ty trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy), lương tháng 12 triệu, chưa kể thưởng theo từng dự án mà Tuấn vẫn phải vay mượn bạn bè để có tiền chi tiêu.
Chả là Tuấn có cô bạn gái đang là sinh viên năm cuối. Hai người mới yêu nhau được vài tháng nên hay cùng nhau đến những nơi lãng mạn như ăn tối tại nhà hàng dưới ánh nến lung linh có nhạc du dương, mỗi lần như vậy tốn không dưới 1 triệu đồng.
“Bao bạn gái đi xem phim, ăn tối… thì không có gì phải tiếc cả”, Tuấn tuyên bố. Ngoài đi chơi cùng người yêu Tuấn còn có một sở thích nữa là đánh tá lả cùng các anh trong công ty vào giờ nghỉ trưa hay sau giờ làm. Chơi ăn tiền không nhiều nhưng tháng nào đen Tuấn cũng tốn 4 - 5 triệu để chơi vui.
Lập kế hoạch tài chính cho bản thân
Những người như Ngọc, Dung, Tuấn cũng như nhiều bạn trẻ chưa lập gia đình, ra trường đi làm vài năm, có một vị trí công tác tương đối ổn định là “Mình còn trẻ, phải làm những gì mình thích, nên tận hưởng những ngày tháng còn son rỗi chứ không tuổi trẻ qua đi không lấy lại được, đến khi có gia đình, vướng bận chuyện con cái, chưa nói đến chuyện phải căn cơ tiết kiệm mà nhiều tiền cũng chẳng có cơ hội vui chơi như bây giờ”.
Các bạn trẻ chi tiêu vượt quá giới hạn của mình thường sinh trưởng trong những gia đình khá giả, được bố mẹ cưng chiều, không phải lo toan nhiều cho cuộc sống. Ngọc, Dung và Tuấn đều là các bạn trẻ học hành giỏi giang, ngoan ngoãn nhưng chư hiểu đúng về giá trị đồng tiền do chính mồ hôi công sức mình làm ra, bố mẹ không yêu cầu có trách nhiệm với gia đình và những người xung quanh nên họ chẳng có gì phải lo nghĩa nên chưa biết cách quản lý chi tiêu sao cho hợp lý.
Nói về cách tiêu tiền của giới trẻ hiện nay, một chuyên gia xã hội học đến từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, nhìn chung phần đông bạn trẻ Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng tiêu tiền. Có nhiều nhân tố tác động đến vấn đề này.
Đầu tiên cần kể đến nhân tố giáo dục, trao truyền các giá trị xã hội ở nhà trường, gia đình và xã hội. Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông, tốc độ đô thị hóa nhanh, quảng cáo tiêu dùng phổ biến rộng khắp, sự lan truyền của lối sống tiêu dùng nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế…có tác động nhiều đến hành vi của giới trẻ, trong đó có tiêu tiền.
Không chỉ các bạn trẻ và những người trưởng thành thường gặp khó khăn trong việc chi tiêu khi đứng trước nhiều nhu cầu và lựa chọn đâu là nhu cầu ưu tiên. Tôi cho rằng điều khó khăn nhất là phải lựa chọn cái gì đáng để tiêu hơn cả giữa rất nhiều nhu cầu ngày càng tăng, trong khi số tiền có hạn.
Ở cấp vi mô, gia đình và nhà trường nên thường xuyên giáo dục trẻ em từ nhỏ về yêu quý lao động, tiết kiệm v.v... Tuy không trực tiếp nói đến tiền, nhưng đó là giáo dục những nền tảng cơ bản về giá trị xã hội. Còn dạy dỗ, bảo ban trực tiếp về vấn đề này phải do cha mẹ, gia đình, bạn bè
Điều quan trọng hơn, mỗi bạn trẻ cần xây dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, tích lũy cho tương lại. Đó không chỉ là là vấn đề tiêu dùng ăn uống mà còn là một lối sống, phong cách tiêu dùng văn minh cần hướng tới.
Theo Nhị Anh
Hiệu chỉnh bởi quản lý: