Thông tin đầy đủ nhất bệnh bạch cầu là gì từ phía chuyên gia?

haingan1934

Thành viên
Tham gia
27/10/2015
Bài viết
124
Thông tin đầy đủ nhất bệnh bạch cầu là gì từ phía chuyên gia?



Bệnh bạch cầu là gì? Đây là câu hỏi mà những người không may mắc phải căn bệnh này đang tìm hiểu câu trả lời. Đây là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đặc biệt có thể dẫn tới vô sinh.

Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư máu và phát triển trong tủy xương. Tủy xương và gồm có 3 tế bào máu chính là bạch cầu giúp chống nhiễm trùng, những tế bào máu mang oxy, tiểu cầu giúp đông máu và cầu máu. Khi bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, một số tế bào hình thành máu, tạo máu hoặc tế bào ở tủy sống bị tổn thương. Kết quả là những tế bào này không hoạt động bình thường. Theo thời gian, những tế bào bạch cầu sẽ chèn lấn vào những tế bào bình thường của tủy xương, khiến cho hoạt động cơ thể bị ảnh hưởng.

Ai bị ảnh hưởng bởi bệnh bạch cầu?
Bệnh bạch cầu là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, Nó ảnh hưởng tới khoảng 4000 trẻ em mỗi năm ở năm, nó được xếp vào 3 bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ trong thời thơ ấu.

benh-bach-cau-la-gi.jpg

Giải đáp thắc mắc bệnh bạch cầu là gì?

Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, bệnh bạch cầu có nhiều loại khác nhau là bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL) là dạng ung thư phổ biến nhất mà ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) là hình thức phổ biến thứ hai của bệnh bạch cầu ở trẻ em trước 2 năm.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu ở trẻ em?
Đa số các bệnh bạch cầu ở trẻ em là do đột biến nhiễm sắc thể trong tế bào gây ra do thừa hưởng từ cha mẹ. Tuy nhiên, có một số trẻ bị bệnh bạch cầu do yếu tố môi trường bên ngoài tác động.

Hệ thống miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh. Một thay đổi hoặc khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Trẻ em gặp vấn đề trong hệ thống miễn dịch, bố hoặc mẹ bị bệnh bạch cầu có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn.

Bên cạnh đó những yếu tố như tiếp xúc với virus nào đó, các yếu tố môi trường, tiếp xúc với hóa chất, và các nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, và gây ra bệnh bạch cầu.

Trẻ em ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền nhất định, chẳng hạn như hội chứng Down hay hội chứng Li-Fraumeni, có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Điều trị bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Các loại bệnh bạch cầu là gì?
Có 3 loại chính của bệnh bạch cầu ở trẻ em
Bệnh bạch cầu cấp lympho (ALL) chiếm tỉ lệ trẻ mắc bệnh cao. Những tế bào lympho bị ảnh hưởng, những tế bào này sản xuất thừa do đó nó làm lấn át những tế bào máu khác gây ra bất thường trong nhiễm sắc thể.

cach-dieu-tri-benh-bach-cau.jpg

Những nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) cũng khá phổ biến ở trẻ em sau bệnh bạch cầu cấp ALL, do trong cơ thể có quá nhiều bạch cầu hạt, một loại tế bào có màu trắng được sản xuất trong tủy. Những bạch cầu hạt này thường chống lại nhiễm trùng. Những bạch cầu hạt sản xuất thừa, do đó, lấn át các tế bào máu khác. Đối với những trẻ bị hội chứng di truyền nhất định, bao gồm thiếu máu Fanconi, hội chứng Bloom, hội chứng Kostmann, và hội chứng Down, có nguy cơ cao phát triển AML hơn so với trẻ khác.

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy (CML). Đây là bệnh là không phổ biến ở trẻ em. Bệnh bạch cầu tủy mãn tính là bệnh ung thư máu, do cơ thể có quá nhiều bạch cầu hạt, một loại tế bào máu trắng, được sản xuất trong tủy. Các bạch cầu hạt thường chống lại nhiễm trùng. Tủy tiếp tục sản xuất những tế bào bất thường chèn lấn các tế bào máu khỏe mạnh khác. Bệnh bạch cầu tủy mãn tính có thể xảy ra trong khoảng thời gian vài tháng hay một năm.

Các tế bào gốc đa năng là giai đoạn đầu của sự phát triển của tất cả các tế bào máu (bạch cầu, tế bào máu đỏ, và tiểu cầu). Các loại bệnh bạch cầu được xác định bởi nơi các tế bào đang trong giai đoạn phát triển khi nó trở thành ác tính, hoặc ung thư.

Các triệu chứng của bệnh bạch cầu là gì?
Bởi vì bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của mô tạo máu được gọi là tủy xương, các triệu chứng ban đầu thường liên quan đến bất thường trong chức năng tủy xương. Tủy xương có trách nhiệm sản xuất hầu hết các tế bào máu trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào máu đỏ, các tế bào máu trắng, và tiểu cầu.

Khi bệnh bạch cầu xảy ra, các tế bào bất thường bắt đầu sản sinh rất nhanh chóng, bắt đầu lấn át, cạnh tranh với những chất dinh dưỡng và không gian với các tế bào khỏe mạnh khác.

Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, ở trẻ em những triệu chứng có thể gặp thường khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Thiếu máu: Khi các tế bào máu đỏ là không thể được sản xuất sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ có thể bị mệt mỏi, nhợt nhạt, và thở nhanh hơn để bù đắp cho sự sụt giảm khả năng vận chuyển oxy. Số lượng các tế bào máu đỏ trong máu sẽ thấp hơn bình thường.

Chảy máu hoặc bầm tím: Khi tiểu cầu không thể được sản xuất sẽ gây ra hiện tượng chảy máu ở trẻ và có thể bắt đầu xuất hiện vết bầm tím. Chấm xuất huyết là các chấm đỏ nhỏ thường thấy trên da của trẻ do lượng tiểu cầu trong máu ít. Số lượng tiểu cầu trong máu sẽ thấp hơn bình thường.

Nhiễm khuẩn: Khi tế bào máu trắng trong màu nhiều hơn trẻ bị bệnh bệnh cầu, những tế bào máu trắng chưa trưởng thành sẽ không chống lại được nhiễm trùng. Trẻ có thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn liên tục trong vài tuần .Những trẻ bị bệnh bạch cầu thường xuất hiện các triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng như sốt, chảy nước mũi, và ho.

chay-mau-mui.jpg

Những triệu chứng của bệnh bạch cầu

Xương và đau khớp. Đau ở xương và khớp là một triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu. Do tế bào bạch cầu có thể thâm nhập vào trong thận, gan và lách. Đau ở vùng bụng có thể khiến trẻ có dấu hiệu chán ăn và giảm cân.

Sưng hạch bạch huyết. trẻ nhỏ cũng có thể bị sưng những hạch bạch huyết dưới cánh tay, vùng bẹn, ngực, hoặc ở cổ.

Khó thở. Các tế bào bạch cầu có xu hướng tập trung lại với nhau xung quanh các tuyến ức, một cơ quan nhỏ ngay phía sau xương ức. Những tế bào này có thể gây đau đớn và khó thở. Trẻ thường thở khò khè, ho hoặc đau khi thở.

Với bệnh bạch cầu cấp tính các triệu chứng có thể xảy ra đột ngột trong vài ngày hoặc vài tuần. Với bệnh bạch cầu mãn tính các triệu chứng có thể phát triển chậm trong nhiều tháng đến nhiều năm.

Cách điều trị bệnh bạch cầu
Việc điều trị bệnh bạch cầu còn phụ thuộc vào:

Tuổi và sức khỏe của người bệnh

Mắc bệnh bạch cầu gì?

Mức độ của bệnh

Việc điều trị bệnh bạch cầu thường nhằm chấm dứt những dấu hiệu như thiếu máu, chảy máu, nhiễm trùng bằng những phương pháp như:

Hóa trị

Thuốc tiêm trong thời kỳ hóa trị nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh bạch cầu ở não hoặc tủy sống.

Xạ trị

Cấy ghép tủy sống hoặc cấy ghép tế bào máu

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Truyền máu

Kháng sinh

Xem thêm:
Mẹ phải làm gì khi trẻ bị cảm lạnh

tre bi sot vi rut
 
×
Quay lại
Top