- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Có rất nhiều định nghĩa về THƠ nhưng mình thích định nghĩa này:
”Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống mà người viết muốn gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng mà không thể dùng các hình thức khác để thể hiện.“
Có lẽ dấu hiệu truyền thống giúp người đọc nhận ra Thơ ngay lập tức chính là VẦN ĐIỆU. Chính âm thanh và vần điệu của các từ trong Thơ làm cho Thơ có tính nhạc. Thơ còn có Cấu tứ tức là cấu trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ.
Tuy nhiên, thời hiện đại Vần điệu không còn quyết định Thơ. Kể cả Cấu trúc. Nhiều bài thơ hiện đại đã không còn vần điệu và cấu trúc rõ nét như trong thơ truyền thống.
Nhưng đó vẫn là Thơ vì nó đã dùng ngôn từ để cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Nói nôm na là nó đã tạo ra Dư âm trong trái tim người đọc.
Chọn có vần hay không vần cho bài thơ cụ thể là do quan điểm và ý muốn truyền đạt cảm xúc của người làm thơ.
Xin trích 1 ví dụ trong Thơ Nguyễn Đình Thi để các bạn tham khảo.
1. SÁNG MÁT TRONG
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em.
Gió thổi mùa thu vào Hà Nội
Phố dài xao xác heo may
Nắng soi ngõ vắng
thềm cũ lối ra đi lá rụng đầy…
2. ĐẤT NƯỚC
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng mát lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy…
Ảnh: Nhà thơ Nguyễn Đình Thi và người tình Madeleine Riffaud (ST trên mạng)
Sưu tầm
”Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống mà người viết muốn gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng mà không thể dùng các hình thức khác để thể hiện.“
Có lẽ dấu hiệu truyền thống giúp người đọc nhận ra Thơ ngay lập tức chính là VẦN ĐIỆU. Chính âm thanh và vần điệu của các từ trong Thơ làm cho Thơ có tính nhạc. Thơ còn có Cấu tứ tức là cấu trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ.
Tuy nhiên, thời hiện đại Vần điệu không còn quyết định Thơ. Kể cả Cấu trúc. Nhiều bài thơ hiện đại đã không còn vần điệu và cấu trúc rõ nét như trong thơ truyền thống.
Nhưng đó vẫn là Thơ vì nó đã dùng ngôn từ để cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Nói nôm na là nó đã tạo ra Dư âm trong trái tim người đọc.
Chọn có vần hay không vần cho bài thơ cụ thể là do quan điểm và ý muốn truyền đạt cảm xúc của người làm thơ.
Xin trích 1 ví dụ trong Thơ Nguyễn Đình Thi để các bạn tham khảo.
1. SÁNG MÁT TRONG
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em.
Gió thổi mùa thu vào Hà Nội
Phố dài xao xác heo may
Nắng soi ngõ vắng
thềm cũ lối ra đi lá rụng đầy…
2. ĐẤT NƯỚC
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng mát lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy…
Ảnh: Nhà thơ Nguyễn Đình Thi và người tình Madeleine Riffaud (ST trên mạng)
Sưu tầm