Thiếu 8 kỹ năng mềm này thì sinh viên không thể thành công được

ETS -Sách hay

Thành viên
Tham gia
27/7/2022
Bài viết
4
Các bạn sinh viên thân mến, có đến 75% sinh viên ra trường không có việc làm. Một phần là do thiếu kinh nghiệm chuyên môn, nhưng cái thiếu lớn hơn chính là kỹ năng mềm và thái độ làm việc. Điều này thì không dễ dàng học được trong nhà trường mà bạn phải có nhận thức sớm và tìm hiểu học hỏi mà thôi.

Dưới đây ETS xin đưa ra 7 kỹ năng mà sinh viên VN còn thiếu và thiếu 7 kỹ năng mềm này thì bạn không thể thành công khi ra trường.

1. Kỹ năng lắng nghe


Kinh nghiệm ít, chuyên môn non nớt là tình trạng chung của sinh viên mới ra trường. Cho nên để làm quen với công việc, bạn cần phải biết cách đối mặt và xử lý với một (cơ) số lời góp ý, phê bình. Dĩ nhiên chẳng ai thích việc bị người khác phê bình nhưng để trụ vững trong thời gian đầu đi làm, bạn phải lắng nghe dù cho nó có khó nghe như nào đi nữa .Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị, cầu tiến của một nhân viên. Vì vậy lắng nghe là một kỹ năng mềm cho sinh viên cực kỳ quan trọng.
Nhiều trường hợp đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thử bạn bằng cách cố tình phê bình, nếu không đủ tỉnh táo bạn sẽ out mà không hiểu tại sao.

thieu-ky-nang-mem-cua-sinh-vien_1d3f7087cdc14e0a823dda9075097dfe_grande.jpg


Tốt nghiệp hay là lễ tuyên bố thất nghiệp!

2. Kỹ năng giao tiếp

Sinh viên hiện nay, nhiều bạn rất vững về chuyên môn nhưng lại kém về kỹ năng giao tiếp do chương trình học rất ít chú trọng vào kỹ năng mềm cho sinh viên. Các bạn quá thiếu sự tự tin khi nói, không dám bắt chuyện người lạ. Các bạn không biết nên nói gì với người đối diện, nên cư xử hòa đồng thế nào cùng các đồng nghiệp… Đó là một thiếu sót rất lớn, là rào cản cho sự phát triển sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội của các bạn.

Hãy nhớ khi phỏng vấn, nếu không biết cách nói sao cho khéo và ấn tượng thì dù trình độ chuyên môn giỏi cỡ nào, bạn cũng chẳng thể trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng đâu.

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là điều tạo nên sự khác biệt giữa người bận rộn và người năng suất. Thông thường khi đi làm, bạn sẽ dễ bị stress do việc bị giao quá nhiều công việc mà thời hạn thì luôn gấp gấp. Nếu bạn biết phân bổ thời gian và ưu tiên thứ tự cho từng công việc, bạn sẽ luôn luôn biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao bạn đang làm nó. Từ đó, hiệu suất và năng suất công việc sẽ tăng lên đáng kể. Bạn sẽ không phải thắc mắc “Tại sao lại bị trễ tiến độ?”, “Tại sao việc gì cũng không xong?”.
“Thời gian là vàng bạc” Nếu muốn thể hiện mình trong mắt nhà tuyển dụng, đừng bao giờ sử dụng thời gian một cách lãng phí.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những phát sinh bất ngờ? Bạn có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đùn đẩy cho người khác? Khi còn là sinh viên, bạn có thể dễ dàng buông xuôi hoặc từ bỏ vì lúc đó bạn chỉ chịu trách nhiệm cho riêng mình. Nhưng khi đi làm, một quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng tới cả tập thể. Nếu không biết cách giải quyết, nhẹ thì trừ lương, nặng thì bạn mất việc.
Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kết quả bạn làm ra mà thôi. Nếu kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn quá kém, đừng hỏi tại sao người khác thăng tiến nhanh còn bạn vẫn dẫm chân tại chỗ.

meo-lam-bai-thi-cho-si-tu-5_14f687e6af6e452899fef92be8192f70_grande.jpeg


Học giỏi chưa chắc đã thành công

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Một vấn đề mà nhiều sinh viên gặp phải là cái tôi quá lớn (nghĩ mình giỏi giang, không chịu lắng nghe, hỗ trợ người khác). Nhưng chỉ khi đi làm mới biết, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, chẳng ai có thể tự mình thực hiện toàn bộ một quy trình. Bạn sẽ chỉ là một mắt xích trong đó thôi. Nếu không thể hòa nhịp và phối hợp tốt với người khác, bạn sẽ tự bị đào thải ra khỏi bộ máy.
Bạn độc lập, bạn tự chủ, bạn có năng lực nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể thành công nếu không có kỹ năng làm việc nhóm.

6. Khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi

Nếu trước đây bạn chỉ nghĩ về một công việc ổn định sau khi ra trường, ngày làm 8 tiếng về nhà và công việc chỉ luôn theo một quy trình không thay đổi, thì hãy quên điều đó dần đi là vừa nhé. Nhịp sống hiện đại đang cực kỳ gấp gáp và những phát minh, tiến bộ mới công nghệ đang làm thay đổi cuộc sống từng ngày. Đặc biệt với các công ty khởi nghiệp đang ngày càng xuất hiện nhiều và phát triển tại Việt Nam (Cốc Cốc, Grab, VNG, VC Corp, Foody, Tiki,…) khả năng linh hoạt và thích nghi với cái mới luôn là yêu cầu tiên quyết mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

Nếu biết về câu chuyện của Yahoo và Nokia, 2 công ty bao phủ cả thế giới cách đây vài năm những giờ đã lụn bại, bạn hẳn sẽ hiểu rõ hơn về cái giá của việc không kịp chuyển mình. Hãy nhớ rằng: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi nhanh nhất” – Darwin

ahrkb2nzl2ltywdlcy9uzxdzlziwmtuwoc82x2rvbl9iyxkuanbn_b4cf187a888545dab32b86632d9f34f0_grande.jpg


Học kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng với sinh viên

7. Kỹ năng làm việc dưới áp lực


Áp lực công việc là một trong những thử thách lớn nhất dành cho sinh viên mới ra trường. Bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh làm việc với một đống chỉ tiêu với thời gian, kết quả và chẳng có ai để có thể nhờ vả. Công việc gặp trục trặc, trễ deadline rồi khách hàng tạo áp lực, sếp tạo áp lực, cộng sự cũng tạo áp lực… Đó là tình cảnh mà khi còn là sinh viên bạn sẽ khó lòng tưởng tượng nổi. Chính vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng từ bây giờ bằng cách đi làm thêm hoặc tham gia những dự án và rèn mình trong những cuộc chơi lớn. Đừng để đến khi chết đuối mới tự trách mình sao từ sớm không lo tập bơi.

8. ETS phát hành bộ sách "Kỹ năng học tập thành công" cho Sinh Viên Việt Nam

Chà! Thông tin này là vô cùng mới với các bạn đó! Lần đầu tiên, ETS phát hành một cuốn sách "chất" như vậy! Bộ sách bao gồm hai cuốn:

Kỹ năng học tập thành công tập 1: Quản lý bản thân tối ưu

Kỹ năng học tập thành công tập 2: Những kỹ năng học thuật


Hầu hết khi lên đại học, ai cũng như ai, đều thiếu những kỹ năng mềm cho sinh viên. Một số ít người cứ lấy câu “Nói thì dễ, làm thì khó” để biện minh cho lựa chọn không hành động của mình. Nhưng có những người khác lại bảo rằng: “Nói thì dễ, làm thì khó, nhưng không phải là không làm được”. 2 cách nói khác nhau sẽ tạo ra 2 cách làm khác nhau và 2 kết quả khác nhau. Vậy nên vấn đề là ở chính bạn. Đừng trông chờ nhà trường, ba mẹ, người thân nữa. Hãy nghĩ rằng “người khác làm được, tại sao mình không làm được”. Bạn phải muốn, phải dám, phải hành động thì mới biết là mình có làm được hay không.



ETS sưu tầm
 
×
Quay lại
Top Bottom